Cây xạ đen không chỉ được nhiều người biết đến với công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Mà hiện nay loại cây này còn được sử dụng để làm thuốc chữa được rất nhiều căn bệnh khác. Bài viết dưới đây sẽ hé lộ 15 tác dụng của cây xạ đen gọi là loại thần dược chữa ung thư Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!
Table of Contents
Cây xạ đen là gì?
Cây xạ đen hay còn được gọi với nhiều tên khác là cây ung thư, cây đồng triều, cây bạch vạn hoa và cây bách giải, tùy theo vùng miền mà nó có một cách gọi khác nhau.
Đã từ lâu cây xạ đen đã trở thành một loại thuốc nam phổ biến và có giá trị cao ở nước ta, chúng được trồng rộng rãi ở khu vực có khí hậu mát mẻ và ổn định.
Đặc điểm cây xạ đen
- Xạ đen là loài cây thân gỗ, dạng dây leo, có chiều cao từ 3 đến 10 mét
- Cành có dạng tròn, lúc cây còn non thì có màu xanh nhạt khi lớn lên thì chuyển sang màu nâu.
- Phiền lá có hình bầu dục, dài từ 5 đến 7mm.
- Hoa của cây xạ đen thường mọc ở đầu cành, màu trắng
- Quả có hình trứng dài khoảng 1cm, khi chín có màu vàng cam
Phân loại
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện thêm rất nhiều “họ hàng” của cây xạ đen, điển hình như: Xạ vàng, xạ đỏ, xạ lai,… Tuy nhiên trên thực tế, nhóm “xạ” chỉ có 2 loại chính là xạ đen và xạ vàng.
Phân biệt cây tươi:
- Cây xạ vàng: Lá mỏng, màu xanh, không có răng cưa và không có sắc tím, thân cây có màu xanh.
- Cây xạ đen: Lá dày, màu xanh đậm và có sắc tím, thân cây có màu sẫm.
Phân biệt cây khi phơi khô:
Khi phơi khô lên rất khó phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng. Tuy nhiên, mọi người có thể căn cứ một số đặc điểm sau đây để phân biệt 2 loại cây này:
- Cây xạ vàng khô: Lá cây khi phơi khô thường giòn, dễ vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái. Thân cây rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi.
- Cây xạ đen khô: Lá có mùi thơm nhẹ, không bị giòn và vụn nát, thân cây khi phơi khô có mùi thơm và sắc đen đặc trưng của cây.
Mặc dù nhóm xạ có hai loại, nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu dược lý thì chỉ có xạ đen mới được xem là “thảo dược chính thống” và có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về gan, ung thư,… Với loại xạ còn lại thì không có công dụng chữa bệnh, làm thuốc.
Vì vậy, khi tìm mua loại thảo dược này để chữa bệnh, người dùng nên cẩn trọng, tìm hiểu kỹ để có thể phân biệt và chọn mua đúng xạ đen. Tránh nhầm lẫn giữa các loại “xạ” khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách chế biến
Về cơ bản, cây xạ đen có thể được chế biến làm 2 cách, đó là sử dụng xạ đen tươi để nấu thuốc và phơi khô xạ đen sau đó đem sắc
Chế biến xạ đen tươi: Bạn có thể kết hợp thân và lá cây xạ đen để sắc thuốc
- Nguyên liệu: 50g lá cây tươi, 50g thân cây cắt khúc, 2 lít nước.
- Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc, đun nhỏ lửa trong khoảng nửa tiếng. Sử dụng 1 lần/ngày trong khoảng 1 tháng
Chế biến xạ đen khô: Nếu bạn không trồng được xạ đen thì việc sử dụng xạ đen khô là ý tưởng tuyệt vời nhất
- Nguyên liệu: 20-30g lá xạ đen khô
- Thực hiện: Bạn có thể sắc hoặc hãm giống như hãm nước chè và dùng thay nước uống.
Phân bố xạ đen
Ngày trước khi xạ đen chưa được nhiều người biết đến thì chúng vẫn còn mọc hoang trên núi đồi và ở những bờ rào, sau khi biết đến những tác dụng quý mà nó mang lại thì nhiều người bắt đầu săn tìm, thu hoạch với giá rất cao, dần dần nguồn xạ đen trong tự nhiên bị cạn kiệt, khan hiếm, xạ đen thích hợp sinh trưởng và phát triển ở vùng đồi núi các tỉnh như Hòa Bình Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La…
Nhưng theo nghiên cứu của y học hiện đại xạ đen được trồng tại địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ cho chất lượng tốt hơn so với các tỉnh khác do khí hậu thổ nhưỡng và một số yếu tố khác mà xạ đen được trồng tại mỗi khu vực khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau.
Thành phần hóa học của xạ đen
Trong thành phần của xạ đen có rất nhiều hoạt chất như tanin, flavonoid, các polyphenol, acid amin, triterpenoid, cyanoglycosid, đường khử.
Tác dụng bất ngờ của xạ đen trong việc điều trị bệnh
Điều trị ung thư gan
- Thang thuốc: Kết hợp ba vị thuốc xạ đen, bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo với định lượng như trên
- Sắc với 1.5 lít nước: Đun sôi nhỏ lửa trong thời gian 25 phút, chắt nước uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn.
Điều trị u lành, bướu
Những người bị u lành hoặc bướu cổ có thể sử dụng lá xạ đen tươi khoảng 100g đem sắc cùng với 1 lít nước để dùng mỗi ngày.
Điều trị bệnh gan
- Chuẩn bị: 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân
- Cho tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi cho vào nấu cùng với khoảng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Lúc này tinh chất của các nguyên liệu sẽ tan dần trong nước.
- Dùng uống thay nước hàng ngày. Nhớ không được để qua đêm
Giải độc, mát gan
- Chuẩn bị: 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa
- Dùng các vị thuốc đã phơi khô đem sao vàng rồi hãm như nước chè.
- Uống hết thuốc trong ngày.
Điều trị u xơ tử cung
Dùng lá xạ đen khô rửa thật sạch cùng với nước, sau đó cho vào ấm cùng với nước sôi uống mỗi ngày. Sử dụng hỗn hợp nước này thay thế cho nước lọc giúp ngăn chặn tình trạng bệnh.
Điều trị cao huyết áp
Dùng xạ đen để ổn định huyết áp và điều trị cao huyết áp rất tốt. Sử dụng phần lá và thân xạ đen đã được thái thành những khúc nhỏ, dùng tươi hoặc khô tùy thích rồi đem sắc cùng với 1.5 lít nước để uống mỗi ngày.
Điều trị bệnh mất ngủ
Những ai đang mắc phải chứng mất ngủ, khó ngủ thì có thể dùng xạ đen để có được giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hãy đem lá xạ đen đi rửa thật sạch cùng với nước, sau đó phơi trong vài ngày cho khô rồi sử dụng để sắc với nước uống mỗi ngày.
Cầm máu, trị bệnh ngoài da
Xạ đen được sử dụng để điều trị ghẻ, mụn nhọt, ngứa ngoài da cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 3 – 4 lá xạ đen tươi đem rửa sạch nhai nát hoặc giã cho nát và đắp trực tiếp vào vết thương mỗi ngày. Sau vài ngày bệnh sẽ khỏi hẳn.
Điều trị tiểu đường
Dùng lá xạ đen đã được rửa sạch phơi thật khô hoặc dùng loại tươi sắc cùng với nước để uống thay nước lọc mỗi ngày. Bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.
Xem thêm:
- 20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
- 10+ TÁC DỤNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO VÀ SỰ THẬT VỀ CHỮA BỆNH UNG THƯ GAN
- CÂY HẬU PHÁC CÙNG 22 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
Những lưu ý khi dùng xạ đen
Để hạn chế tác dụng phụ và mang lại hiệu quả tốt nhất, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi. Tác dụng của cây xạ đen với bà bầu cần cân nhắc với nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp mắc khối u hoặc bệnh gì khác muốn sử dụng xạ đen thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Rau muống, đậu xanh, măng chua, cà pháo, đồ uống có cồn… sẽ làm giảm tác dụng của dược liệu xạ đen. Vì vậy sử dụng cây xạ đen và tác dụng nếu mong muốn có hiệu quả thì nên kiêng ăn uống các thực phẩm trên.
- Người mắc các bệnh về thận cũng không nên sử dụng vị thuốc này. Dược liệu này tốt cho gan nhưng lại không tốt cho thận. Nếu bạn bị bệnh liên quan đến thận thì không nên dùng bởi xạ đen này có thể làm chức năng thận suy giảm.
- Khi sử dụng cây xạ đen chữa ung thư phổi hay các loại ung thư khác, có thể sử dụng song song dược liệu với các loại thuốc tây, nhưng sử dụng cách nhau ít nhất 30 phút để đạt hiệu quả tối ưu, tránh sử dụng cùng lúc.
- Nên kiên trì sử dụng, ban đầu dùng với liều ít một, sau đó cơ thể thích nghi thì tăng dần lên tránh các tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đi cầu phân lỏng…
- Nhiều người thắc mắc cây xạ đen có gây vô sinh không? Thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào khẳng định vấn đề này. Nó không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, khả năng tình dục của cả nam và nữ. Thậm chí còn hỗ trợ điều trị một số bệnh phụ khoa nữ rất tốt.
Trên đây đã hé lộ 15 tác dụng của cây xạ đen gọi là loại thần dược chữa ung thư. Tác dụng của xạ đen là rất hữu ích với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên do vị thuốc vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi dùng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các thầy thuốc để có những tư vấn chuẩn xác nhất nhé!
Trả lời