Cây chà là hiện đang được trồng phổ biến. Không những mang lại giá trị kinh tế cao mà nó còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết đến. Nếu đang quan tâm về loại cây này. Hãy cùng tham khảo ngay thông tin về cây chà là và 10 công dụng tốt cho sức khỏe trong bài viết sau đây nhé!
Table of Contents
Cây chà là là gì?
Cây chà là hay còn có một số tên gọi khác như Chà là núi, Muồng Muồng. Tên khoa học của cây chà là đó là Phoenix humilis Royle. Đây là loại cây thuộc bộ Cau (Arecales).
Cây chà là là loài thực vật có thân thẳng đứng, thân bồ với chiều cao khoảng 2-3m. Lá chà là dài khoảng 80cm, moc tập trung ở phần đỉnh, hình cong. Các phiến lông chim gập lại thành 2 trên suốt chiều dài lá, đến cuối lá là một mũi nhọn. Lá chét dưới hình gai ngắn, có gân nhưng không rõ.
Hoa của cây chà là thuộc hoa đơn tính. Hoa không tự thụ phấn mà phải nhờ đến ong bướm và gió thụ phấn hộ. Hoa thường nhỏ, có màu kem và nâu trộn lẫn nhau. Mỗi hoa gồm 4 cánh nhọn, mọc thành cụm dài trên 15cm.
Quả chà là thường mọng có hình bầu dục. Chiều dài khoảng 3-7cm, đường kính 2-3cm. Quả chà là chuyển từ màu vàng sang màu hổ phách, màu đỏ và khi chín sẽ có màu nâu nhạt. Tùy thuốc vào giống cây mà quả sẽ có màu sắc riêng. Bên ngoài quả có 1 lớp vỏ mỏng. Phần thịt bên trong quả có màu trắng xốp, hạt có màu nâu nhạt. Chiều dài hạt khoảng 10mm,chiều rộng 5mm, có răng ở một mặt.
Quả chà là tươi: Là loại quả được sử dụng trực tiếp sau khi thu hoạch và sơ chế. Giữ được đầy đủ các chất cần thiết nhưng lại khó bảo quản được lâu.
Quả chà là khô: Là quả chà là tươi sau khi được sấy khô nhằm phục vụ mục đích bảo quản lâu dài. Quả chà là khô vẫn có đầy đủ các đặc tính tốt cho sức khỏe giống như quả tươi.
Phân bố và thu hái chà là
Nguồn gốc của cây chà là đến từ các vùng đất Địa Trung Hải, bên bờ sông Nile. Hiện nay, cây chà là đang dần phổ biến hơn ở nhiều nước như: Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ, Mianma và Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây chà là được trồng nhiều ở các nơi như: Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long,… Đây được đánh giá là một loại cây trồng mang đến nguồn thu lớn trong nền nông nghiệp của nước ta.
Quả chà là là bộ phận được sử dụng. Sau khoảng 5 – 7 năm trồng thì cây sẽ ra quả. Thu hoạch khi chín cây, làm sạch và để khô trên cành.
Thành phần hóa học của chà là
Trong 100g chà là có chứa các thành phần như: cacbohydrat 57g, đạm 3g, chất béo nhỏ hơn 1%, năng lượng 227kcal, chỉ số GI cao. Chỉ khoảng 10 quả chà là cỡ vừa có thể cung cấp khoảng 25% nhu cầu chất xơ và 600mg kali. Điều này tương đương với 15% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Bên cạnh đó, thành phần của chà là còn chứa nhiều potassium, magnesium, canxi, sắt, selenium, kali. Ngoài ra còn có các sinh tố nhóm B và rất nhiều chất xơ. Với hàm lượng đường cao, chiếm khoảng 5-0-70% do đó khi ăn sẽ khá ngọt.
Tác dụng của cây chà là
Cây chà là và 10 công dụng tốt cho sức khỏe mà mọi người có thể tham khảo qua đó là:
-
Làm giảm lượng cholesterol trong máu
Do thành phần của chà là có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol khá tốt. Từ đó có thể loại bỏ được các cholesterol xấu. Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt và phòng chống được các cơn đột quỵ.
-
Giảm cân
Mặc dù hàm lượng đường của chà là cao nhưng lại không gây béo phì. Cùng với hàm lượng chất xơ dồi dào nên khi ăn chà là sẽ tạo cảm giác no lâu, không có cảm giác thèm ăn. Không những vậy, hàm lượng chất béo của chà là rất thấp nên đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang có nhu cầu giảm cân.
-
Tốt cho tim mạch
Chà là có hàm lượng kali và natri thấp nên có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh nhịp tim và giữ huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, hàm lượng magie có trong chà là mang lại hiệu quả rất tốt cho việc làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như một số vấn đề về chức năng tim mạch.
-
Làm dịu cảm giác khó chịu sau khi uống rượu bia
Ngâm chà là khoảng 2-3 giờ trong cốc nước cho mềm. Sau đó nghiền nát chà là trong nước, loại bỏ hạt và uống nước này. Sử dụng một cốc nước chà là sẽ giúp giải độc và giải phóng được độc tố từ gan do bia rượu gây ra.
-
Hỗ trợ bệnh thiếu máu
Quả chà là có hàm lượng sắt khá đối cao giúp hỗ trợ sản xuất hemoglobin. Từ đó có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Không những vậy, thành phần của chà là giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn. Để bổ sung chất sắt hiệu quả bạn có thể dùng 1 quả chà là cùng với một cốc sữa ấm. Thực hiện ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt.
-
Cung cấp năng lượng tích cực
Một số loại đường tự nhiên có trong chà là như fructose, glucose và sucrose. Có tác dụng tăng cường năng lượng tức thời mỗi khi ăn chà là.
-
Tốt cho phụ nữ có thai
Thành phần chất xơ của chà là có công dụng chống táo bón khá tốt trong thời gian mang thai. Khi bổ sung lượng đường tự nhiên từ trái cây trong ngày sinh sẽ giúp tăng năng lượng cho cơ thể yếu ớt của mẹ. Bên cạnh đó còn giúp tăng cường các cơ tử cung. Từ đó giúp em bé dễ chào đời và kích thích hormone tiết sữa tốt.
-
Hỗ trợ chức năng thần kinh
Trong chà là có chứa hàm lượng vitamin B và kali cao. Mang lại công dụng thúc đẩy chức năng và sức khỏe của hệ thần kinh. Từ đó giúp bạn có được một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
-
Chống oxy hóa
Chà là có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm cao. Vừa có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Đồng thời giảm viêm khớp và kiểm soát hiệu quả được các cơn đau ở các khớp xương. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện tình trạng làn da, chống lão hóa khá tốt.
-
Tốt cho xương
Do chứa hàm lượng canxi, kali và magie cao. Chà là mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các bệnh loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.
Xem thêm:
- 10+ TÁC DỤNG TỐT CỦA CÂY TAM THẤT TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ CHỮA BỆNH
- HÉ LỘ 15 TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ ĐEN GỌI LÀ LOẠI THẦN DƯỢC CHỮA UNG THƯ
- CÂY CỎ MÁU LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CÂY CỎ MÁU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÙNG
Các công dụng khác của các bộ phận cây chà là
Đối với mỗi bộ phận khác nhau của cây người ta lại tận dụng để làm nhiều việc khác nhau. Nhưng nhìn chung đều không dùng làm thuốc.
- Hạt giống: Hạt chà là được người ta tận dụng để làm thức ăn cho động vật bằng cách ngâm và nghiền nhuyễn ra. Dầu chà là được dùng khá nhiều để làm xà phòng hay là mỹ phẩm. Thậm chí người ta cũng tận dụng hạt như 1 nguồn axit oxalic nữa bằng cách xử lý hóa học. Hạt chà là có thể làm chuỗi hạt, làm phụ gia cho cà phê, hay đốt lên để dùng cho người thợ bạc.
- Lá: Lá của cây khi già thì được tận dụng làm nhiều loại khác nhau như quạt, chiếu hay là màn. Ngoài ra nó còn được tận dụng để làm bảng cách điện nữa. Thậm chí cuống lá khô cũng được dùng làm bổ giấy, làm gậy chống hay phao câu rất tuyệt. Với mùi hương tuyệt vời vỏ lá cây rất được ưa thích. Sợi từ chúng còn được dùng làm vải cứng hay dây thừng nữa.
- Trái cây:Mủ của trái chà là chín được dùng để phủ túi da. Thậm chí còn được dùng để vít ống để tránh rò rỉ nữa đấy! Còn mâm của trái cây thì người ta tận dụng để làm chổi.
- Gỗ: Gỗ của cây chà là nhẹ hơn gỗ dừa. Và đương nhiên nó cũng không có thời gian sử dụng dài. Khi đốt cháy gỗ thì được dùng làm nhiên liệu. Còn lại hầu như là được dùng trong xây dựng cầu cống mà thôi.
Lưu ý khi sử dụng chà là
- Chính vì hàm lượng calo cao và chứa nhiều đường cho nên bạn không nên sử dụng quả chà là quá nhiều. Vì chúng sẽ khiến bạn bị đầy bụng, dư thừa chất, tăng nguy cơ béo phì.
- Sử dụng quả chà là nhiều có thể khiến tăng nguy cơ đầy bụng, tiêu chảy và gặp một số vấn đề với dạ dày.
- Sử dụng quả chà là bị mốc, nấm có thể khiến bạn gặp các bệnh về da liễu.
- Hàm lượng kali cao trong quả chà là nếu sử dụng quả nhiều có thể khiến tăng nồng độ kali trong máu.
- Cơ thể không thể dung nạp được fructose trong quả chà là, vậy nên bạn cần chú ý để sử dụng đúng liều lượng.
Đối tượng không nên sử dụng chà là
- Trẻ em trong độ tuổi lớn, ăn uống vẫn đang khỏe mạnh. Nếu sử dụng chà là có thể khiến chúng bị béo phì.
- Người đang gặp phải một số bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa cũng nên hạn chế ăn quả chà là quá nhiều, vì dạ dày sẽ không thể tiêu hóa được một số chất có trong đó.
- Người đang bị tiểu đường cũng cần hạn chế ăn quả chà là một cách thường xuyên.
Với thông tin trên đây tin chắc bạn cũng đã biết rõ hơn về cây chà là và 10 công dụng tốt cho sức khỏe. Hy vọng đã mang đến các kiến thức bổ ích cho mọi người về loại cây này.
Trả lời