Hoa anh túc hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác đó là hoa thuốc phiện. Đây là loại hoa có nhiều vai trò quan trọng trong y học. Tuy nhiên nó vẫn có nhiều ảnh hưởng nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Vậy Hoa anh túc, sự thật về tác dụng chữa bệnh hay mối nguy hại như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Cây hoa anh túc là gì?
Cây anh túc hay còn có một số tên gọi khác đó là: anh túc xác, phù dung, cây thuốc phiện, a phiến. Hay một số tên khác như: a tử túc, anh tử xác, cù túc xác, mễ nang, giới tử xác, oanh túc xác, mễ xác, ngự mễ xác, túc xác, nha phiến yên quả quả, yên đầu đầu, nàng tiên… Tên khoa học của cây hoa anh túc là: là Fructus paraveris Deseminatus. Đây là loại cây thuộc họ nhà thuốc phiện Papaveraceae.
Cây anh túc là cây thân thảo có tuổi thọ khoảng 2 năm. Chiều cao của cây khoảng 1-1,6m. Lá anh túc đối xứng, có hình bầu dục. Lá có nhiều tua mọc dọc thân. Chiều dài tầm 5-7cm. Toàn thân cây anh túc đều có màu lục.
Thân anh túc mọc thẳng, mềm. Rễ có dạng phân nhánh. Hoa của cây anh túc có màu tím, trắng, đỏ vàng hoặc vàng. Cánh hoa thường xếp thành 2-3 lớp, nở rộng và bao trùm lấy nhị hoa to. Từ tháng 3-5 là thời điểm hoa nở. Quả có hình cầu hoặc hình trụ. Chiều dài quả từ 4-7cm, rộng từ -6cm. Khi non có màu xanh và chuyển dần sang màu đen khi già.
Phân bố và thu hái cây anh túc
Cây anh túc phân bố phổ biến tại một số vùng Châu Á và Châu Âu. Nguồn gốc bắt nguồn của cây là từ Hy Lạp. Tại Việt Nam, cây anh túc thường mọc ở những vùng núi sâu xa, vùng dân tộc thiểu số nơi có độ cao hơn 1000m. Hay còn được gọi bằng các tên như thuốc phiện, á phiện, phù du. Thu hái anh túc khoảng tháng 3-5. Gieo hạt vào mùa đông tầm tháng 10-11 A6L. Thời gian từ khi gieo đến thu hoạch tối thiểu là 3 tháng.
Vỏ quả anh túc thường được đông y làm thuốc chữa một số căn bệnh như: ho gà, ho hen lâu ngày hoạt tinh do thận hư. Chữa di tinh, đau ngực, tiêu chảy, đau bụng, giảm ho, giảm đau,… Tuy nhiên cần phải loại bỏ độc tính và chất gây nghiện của anh túc mới có thể sử dụng được.
Vỏ quả anh túc có tính bình. vị chua chát, độc. Gồm có các thành phần như: codein, morphin, papaverin, narcotin, thebain, narcotolin, cedoheptulose, dmannoheptulose, erythritol, myoinositol, norsanguinarin, sanguinarin, cryptopl, cholin, protopine…
Tác dụng dược lý của cây hoa anh túc
Hoa anh túc, sự thật về tác dụng chữa bệnh hay mối nguy hại được biết đến như sau:
Tác dụng giảm đau. Thành phần Morphin và Codein của anh túc có khả năng giảm đau mạnh. Giúp nâng ngưỡng sức chịu đau, xoa dịu cơn đau. Morphin có khả năng giảm đau gấp 4 lần so với codein.
Tác dụng thôi miên. Khả năng thôi miên của chất Codein và Morphin của anh túc ở mức độ thấp chỉ có thể gây ngủ nhẹ.
Đối với hệ tuần hoàn. Chất Morphin của anh túc có thể làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng Histamin. Từ đó dẫn đến giảm huyết áp. Do đó đối tượng nào bị thiếu máu gây mệt lả nên cẩn thận khi sử dụng.
Đối với hệ hô hấp. Chất Morphin có thể làm ức chế mạnh cho hệ hô hấp. Gây thở dốc và nhanh. Dùng liều cao có thể gây khó khăn cho việc thở, thậm chí gây ngừng thở. Chất Codein tác động đến hệ hô hấp yếu hơn chút. Morphin khi dùng ở liều thấp giúp ức chế các cơn ho, giảm đau. Dùng liều thấp codein có tác dụng long đờm, tuy yếu hơn nhưng ít gây ra tác dụng phụ.
Đối với vết vị trường. Chất morphin khi sử dụng liều thấp có thể gây ra bón. Ngoài ra, nó còn làm tăng sức ép bên trong ống mật. Gây triệu chứng ói mửa, đau bụng, đau mật. Chất Codein cũng gây các ảnh hưởng tương tự nhưng yếu hơn.
Tác dụng chữa bệnh của cây hoa anh túc
- Trị ho lâu ngày.
- Trị lỵ.
- Trị hen suyễn, lao, ho lâu năm mồ hôi tự ra.
- Trị thủy tả không cầm.
- Trẻ nhỏ bị xích bạch lỵ.
- Trị lỵ lâu ngày.
- Trẻ em bị thổ tả, bạch lỵ, không muốn ăn uống.
Kiêng kỵ khi dùng cây hoa anh túc
Không sử dụng cây hoa anh túc cho người mới bị lỵ hoặc bị hoa.
Không sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi, người bị suy yếu. Con gái tuổi dậy thì, chân khí suy mà có thực tà cũng không được sử dụng.
Người già mắc bệnh gan hoặc suy thận không được sử dụng anh túc.
Trên đây là thông tin về Hoa anh túc, sự thật về tác dụng chữa bệnh hay mối nguy hại. Hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất nhé!
Trả lời