• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » 20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG

20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG

25/06/2020 14/01/2021 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5 / 5 ( 1 bình chọn )

20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Tại Việt Nam, cây bồ công anh là thực vật mọc khá nhiều và phổ biến. Trong nhiều bài thuốc cổ phương, bồ công anh được xem là một vị thuốc quý. Có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được những giá trị cũng như cách dùng bồ công anh. Chính vì vậy, hãy cùng tìm hiểu 20+ Công dụng của cây rau bồ công anh, rễ, lá, hoa và cách sử dụng ngay bài viết dưới đây.

Table of Contents

  • Bồ công anh là cây gì?
  • Cây bồ công anh mọc ở đâu?
  • Cây bồ công anh có mấy loại?
  • Tác dụng của cây bồ công anh
  • Cây bồ công anh chữa bệnh gì?
  • Cách sử dụng bồ công anh
  • Một số lưu ý khi dùng bồ công anh
  • Những đối tượng không nên dùng bồ công anh
    • Bài viết liên quan

Bồ công anh là cây gì?

Cây bồ công anh hay còn có tên khoa học là Lactuca indica L. Đây là một loại cây thuộc họ Cúc. Ở Việt Nam cây bồ công anh còn có các tên gọi khác đó là rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời.

Bồ công anh thuộc cây thân thảo. Tuổi thọ của cây từ 1 – 2 năm. Thân cây mọc đứng, nhẵn, có đốm tía. Mỗi cây có chiều cao từ 0.5 mét – 2 mét. Lá của cây bồng công anh so le nhau, không cuống. Các lá có răng hoặc hoàn toàn nguyên.

Cụm hoa bồ công anh thường tụ họp thành chùy có chiều dài từ 20-40cm. Cụm hoa thường mọc ở phần ngọn thân và kẽ lá, phân nhánh nhiều. Bao hoa có hình trụ, gồm 8-10 hoa màu vàng nhạt trên mỗi đầu. Tràng hoa lưỡi dài, vòi nhụy có gai và tai hình dùi.

Quả bồ công anh có màu đen, lông trắng nhạt. Thân và lá của bồ công anh thường có nhựa chảy ra mỗi khi bấm vào. Vào tháng 6 – 7 hằng năm là thời điểm hoa bồ công anh nở và bồ công anh sẽ kết quả tháng 8-9 cùng năm.

Bồ công anh là cây gì?
Hình ảnh cây bồ công anh

Cây bồ công anh mọc ở đâu?

Cây bồ công anh thường mọc hoang khá nhiều ở các tỉnh miền Bắc tại Việt Nam. Xuất hiện nhiều ở  vùng trung du và đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển. Loại cây này rất dễ trồng bằng hạt. Sau 4 tháng trồng là có thể thu hoạch. Cây ưa những vùng có đất ẩm như ven đường đi, trong vườn, thửa ruộng, nương rẫy hoặc bãi sông.

Ngoài ra, cây bồ công anh còn mọc nhiều ở một số nước khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin, Indonesia và các nước Đông Dương. Lá bồ công anh được hái về để dùng tươi hoặc phơi khô. Hoa và quả của bồ công anh đều có thể dùng và mang lại nhiều công dụng rất tốt.

Cây bồ công anh có mấy loại?

Có 3 giống cây bồ công anh khác nhau. Đó là:

  • Cây bồ công anh cao: Là loại được sử dụng phổ biến, thường mọc ở đồng bằng và trung du miền núi phía bắc nước ta.
  • Cây bồ công anh thấp: Sở dĩ có tên gọi này vì cây rất lùn, chiều cao chỉ khoảng 60cm. Cây này còn được gọi là bồ công anh Trung Quốc. Đây được xem là loại thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và rất tốt cho sức khỏe.
  • Cây chỉ thiên: Cây này thường mọc ở miền Nam nước ta. Chủ yếu được dùng làm cảnh, làm trà hoặc trồng làm rau ăn chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Cây bồ công anh có mấy loại?
Hoa bồ công anh

Tác dụng của cây bồ công anh

Bồ công anh ở Mỹ được xem là một thần dược với nhiều công dụng. Nhất là hỗ trợ điều trị loét bao tử, ung thư vú. Trong thành phần của cây bồ công anh có chứa nhiều chất sắt, Vitamin A, B, C, chất béo, tinh bột và nhiều nguyên tố vi lượng khác như Magie, Canxi, Sodium…

Bồ công anh còn được sử dụng để chữa đau cơ, đau khớp, đau bụng, ợ hơi, chán ăn, vết bầm tím và vết chàm. Ngoài ra còn có công dụng lợi tiểu, lợi đại tiện và giúp nhuận trường.

Ở một số nơi còn dùng bồ công anh làm thuốc trị viêm và cả ung thư.  Thành phần bồ công anh chứa Polysaccharides. Đây là một loại chất có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vú ở nữ giới khá tốt. Bên cạnh đó còn được dùng để bổ máu bổ tỳ vị và dưỡng da.

Cây bồ công anh chữa bệnh gì?

20+ Công dụng của cây rau bồ công anh, rễ, lá, hoa và cách sử dụng mà mọi người nên biết đó là:

  1. Trị sản hậu không cho con bú, bị căng sưng vú do sữa tích.
  2. Trị đinh nhọt.
  3. Chữa chứng lở loét lâu ngày, rắn, bọ cạp cắn
  4. Chữa viêm kết mạc cấp tính.
  5. Chữa ung độc sưng tấy cấp tính.
  6. Tiêu độc, giảm mụn nhọt.
  7. Chữa bệnh đau dạ dày.
  8. Chữa chứng táo bón, nhuận tràng, viêm Amidan.
  9. Chữa viêm ruột thừa.
  10. Trị bệnh viêm gan cấp tính.
  11. Chữa bỏng nhiễm trùng.
  12. Chữa bệnh quai bị.
  13. Trị nốt ruồi da.
  14. Chữa viêm bàng quang, tiêu hóa kém.
  15. Chống loãng xương, bảo vệ xương.
  16. Trị bệnh rối loạn gan mật.
  17. Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể.
  18. Trị mụn cóc.
  19. Chữa viêm loét dạ dày, ung thư vú.
  20. Phòng ngừa các bệnh do thiếu Vitamin K.
  21. Phòng bệnh tiểu đường.
  22. Chống oxy hóa.
  23. Công dụng lợi tiểu
  24. Phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cây bồ công anh chữa bệnh gì?
Cây bồ công anh mang lại tác dụng chữa bệnh rất tốt

Xem Thêm:

  • CÂY BÌM BỊP – TỪ LOẠI RAU RỪNG QUEN THUỘC ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
  • CÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN VÀ NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH “THẦN KÌ”
  • 25 CÔNG DỤNG CỦA CÂY VÀ QUẢ BỒ KẾT TỐT CHO SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT

Cách sử dụng bồ công anh

Bồ công anh có nhiều cách sử dụng. Tùy vào từng mục đích mà sẽ áp dụng những cách thức khác nhau như:

  • Hỗ trợ điều trị Ung thư: Rễ bồ công anh 20g, lá bồ công anh 20g, cây xạ đen 40g sắc với 1 lít nước uống hàng ngày
  • Điều trị sưng vú, tắc tia sữa: Lấy 20g lá bồ công anh khô đun nước uống hàng ngày. Hoặc lấy 30-40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống, còn bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ.
  • Điều trị ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá bồ công anh khô 10-15 g; nước 600 ml (khoảng 3 bát con); sắc còn 200 ml (1 bát) (có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút); uống liên tục trong vòng 3-5 ngày, có thể kéo dài hơn.
  • Điều trị đau dạ dày:Lá bồ công anh khô 20g, khôi tía khô 15g, khổ sâm khô 10g. Đun với khoảng 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 400l thì chắt nước uống trong ngày. Uống 10 ngày, nghỉ 3 ngày, sau đó kiên trì quay vòng uống như trên đến khi khỏi. ( Theo Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004)
  • Điều trị mụn nhọt, rắn độc cắn: Sau khi hút hết độc tố, lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm chút muối đắp lên vùng da có mụn (da bị rắn cắn) rồi buộc lại bằng vải mỏng. Mỗi ngày một lần, làm cách trên liên tục trong 1 tuần.
  • Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật: Dùng lá bồ công anh phơi khô 30g/ngày pha nước uống hàng ngày như trà.
  • Tiểu đường: Dùng 35g cây khô hãm nước uống hàng ngày.

Một số lưu ý khi dùng bồ công anh

Theo các bác sĩ, khi được sấy khô thì cây bồ công anh là loại thảo dược có dược tính khá cao. Vì vậy để có thể đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt và bảo vệ sức khỏe bản thân, trước khi dùng bồ công anh, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:

  • Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,… Trong quá trình sử dụng nếu bạn gặp phải tình trạng này thì hãy lập tức ngưng dùng bồ công anh và thay thế bằng những phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
  • Đối với trường hợp dùng bồ công anh chữa tắc tia sữa, bạn nên bắt đầu uống ít, sau đó tăng dần theo thời gian. Tối đa chỉ nên uống 300ml mỗi ngày.
  • Việc bạn uống nước bồ công anh trong thời gian dài có thể làm cho những thuốc kháng sinh mà bạn đang dùng bị giảm tác dụng hoặc thậm chí mất hết tác dụng. Thành phần Kali chứa trong loại thảo dược này cũng khá cao, cho nên dùng nhiều quá có thể gây nên tình trạng mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng bồ công anh

Những đối tượng không nên dùng bồ công anh

Nếu bạn nằm trong các trường hợp sau thì không nên sử dụng bồ công anh:

  • Người bị bệnh huyết áp cao và suy tim xung huyết
  • Người mắc hội chứng rối loạn tiêu hóa,tiêu chảy, ruột kích thích, tắc ruột, tắc nghẽn ống dẫn mật
  • Người bị mẫn cảm với các thành phần có trong bồ công anh
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Qua bài viết trên đây hy vọng mọi người đã biết rõ hơn về 20+ Công dụng của cây rau bồ công anh, rễ, lá, hoa và cách sử dụng. Xem thêm các cây thuốc dân gian khác tại blog Nguyễn Tuấn Hùng. Cám ơn mọi người đã quan tâm theo dõi.

Blog Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết liên quan

  • CÂY BẠCH ĐỒNG NỮ VÀ 10 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
  • 15 CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN TRONG CHỮA BỆNH
  • CÂY AN XOA CÓ CÔNG DỤNG GÌ VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI?
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Bồ công anh là cây gì/ Công dụng của cây rau bồ công anh/ Tác dụng của cây bồ công anh

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « CÂY BÌM BỊP – TỪ LOẠI RAU RỪNG QUEN THUỘC ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
Next Post: 11 TÁC DỤNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ TRONG CHỮA BỆNH »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo