Khi nhắc đến cây bạch đàn nhiều người sẽ nghĩ đây là một loại cây lấy gỗ thông thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt từ loại cây này mang lại. Chính vì vậy trong nội dung bài viết sau đây sẽ giới thiệu 15 công dụng của Cây Bạch Đàn trong chữa bệnh. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi ngay nhé!
Table of Contents
Cây bạch đàn là gì?
Cây bạch đàn hay khuynh diệp còn có tên gọi khác là đàn hương trắng. Tên khoa học của nó là Euccalyptus sp. Là loài thực vật có hoa và thuộc họ họ Đào kim nương. Tại Việt Nam có 3 loại phổ biến đó là: Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng và Bạch đàn chanh.
Bạch đàn là cây có thân gỗ to, vỏ mềm, bong thành từng mảng để lộ vơ thân màu vàng sáng. Cây phân nhiều cành, cành non có 4 cạnh. Các lá bạch đàn già thường mọc so le. Phiến lá có hình liềm hẹp và dài. Lá bạch đàn non mọc đối không cuống, phiến lá hình trứng, có màu lục như phủ sáp. Hoa bạch đàn mọc ở nách lá, có màu trắng, quả hình chén.
Dược liệu: Lá bạch đàn có hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm. Cuống lá bạch đàn ngắn và hơi vặn. Phiến lá sẽ dài và hẹp ở giống bạch đàn liễu, giòn và rộng hơn ở giống bạch đàn trắng. Lá bạch đàn có màu xanh lục pha ít vàng nhạt, kiểu lác đác với nhiều chấm nhỏ màu vàng. Gân cấp 2 tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Lá khi vò sẽ có mùi thơm khá đặc biệt.
Nguồn gốc xuất xứ của cây bạch đàn
Nguồn gốc cây bạch đàn
Cây Bạch đàn thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụt khoảng 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm.
Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên ở nước ta cho thấy rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam. Đặc biệt là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân. Từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.
Xuất xứ bạch đàn
Loài này xuất xứ từ bạch đàn australia được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950. Xuất hiện đầu tiên ở Miền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là cây Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó ngành lâm nghiệp chế độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà. Nhưng xin đừng nhầm lẫn với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.
Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc hà được Bộ Lâm Nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn. Bạch đàn tiếng Anh tên là Eucalyptus spp. Không phải chỉ có một cây mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ. Chi eucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển. Cho đến các vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.
Phân bố và thu hái bạch đàn
Các thống kê cho thấy hiện nay trên thế giới có khoảng 7000 loài bạch đàn. Đa số chúng có bản địa ở Australia và 1 số tại New Guinea và Indonesia. Bên cạnh đó còn có 1 số ở bắc Philipines và Đài Loan. Ngày nay, bạch đàn được trồng phổ biến nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong đó có châu Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam,…
Cây bạch đàn tại Việt Nam được trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Không những được trồng để lấy gỗ. Mà cây bạch đàn còn được trồng rừng để bảo vệ môi trường tự nhiên và phòng chống cháy rừng. Ngoài ra, bạch đàn được trồng để phát triển sinh thái học của rừng. Được xem là cây trồng quan trọng trong ngành lâm nghiệp nước ta. Lá cây bạch đàn là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Lá bạch đàn có thể dùng tươi hoặc phơi khô, được sử dụng trực tiếp mà không cần phải chế biến gì.
Thành phần hóa học của bạch đàn
Trong lá cây bạch đàn có chứa một lượng lớn tinh dầu có mùi thơm rất dễ chịu được gọi là tinh dầu khuynh diệp. Mỗi loại giống cây có hàm lượng và thành phần tinh dầu khác nhau. Điển hình như bạch đàn trắng có khoảng 60-70% và bạch đàn liễu có khoảng 30-50% hàm lượng cineol trong tinh dầu. Trong khi đó bạch đàn chanh có đến hơn 70% hàm lượng citronelal trong tinh dầu. Để khai thác tinh dầu thì Cineol và citronelal là 2 thành phần được quan tâm hơn hết.
Lá bạch đàn trong Đông y thường có vị thơm nóng, hơi đắng chát. Sau đó sẽ có cảm giác mát và dễ chịu. Được dùng để chữa trị ho, chữa các bệnh hô hấp,…
Các loại cây bạch đàn ở Việt Nam
Cây bạch đàn ở Việt Nam có nhiều loại và những giống cây khác nhau sẽ thích nghi với các vùng sinh thái riêng. Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao. Thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Một số loài đã và đang được trồng phổ cập ở nước ta như: E.camaldunensis, E.tereticorni, E.Urophyla. Thì đã khảo nghiệm được một số loài có xuất xứ có hiệu quả đối với các vùng như sau. Các loài E.camaldunensis, E.tereticornis, E.brassina và E.pellita thích hợp với các vùng đồi thấp và đồng bằng miền Nam. Các loài E.grandis, E.saligna và E.microcorys thích hợp với vùng đất phèn nặng.
Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn. Cụ thể gồm các loài cây bạch đàn sau:
- Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng bằng
- Bạch đàn trắng: Eu.alba, thích hợp vùng gần biển
- Bạch đàn lá nhỏ: Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên Huế
- Bạch đàn lá liễu: Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc
- Bạch đàn chanh: Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả
- Bạch đàn lá bầu: Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên
- Bạch đàn to: Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa
- Bạch đàn ướt: Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt
- Bạch đàn Mai đen: Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn
Cây bạch đàn đứng riêng lẻ để hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng phải có mật độ hợp lý. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha. Hố đào kích thước 20x20x20cm. Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m. Còn cây cách cây từ 2m trở lên.
Kỹ thuật gieo hạt bạch đàn
Thời vụ thu hoạch quả giữa tháng 2 tới cuối tháng 4, khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc thu hoạch tốt. Quả hái về phơi khô, sau vài ngày thì rũ bỏ, rác. Thu hạt, cho vào thùng kín, cất nơi thoáng mát, có thể duy trì khả năng nảy mầm tối đa 2 năm. Cây lấy hạt cần chọn cây từ 7 tuổi trở lên, thân thẳng, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh….
Chuẩn bị đất gieo hạt: nơi sống của cây bạch đàn phải tốt, mới, nhuyễn. Được để vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, đặt trong nhà ươm có độ che phủ 50% ánh sáng. Khi gieo chú ý cho hạt vào lọ rắc như rắc tiêu ( hạt bạch đàn rất nhỏ), sau đó dùng bình tưới phun nhẹ ngày 2 lần.
Sau khi lá bạch đàn thứ hai xuất hiện, đem cây cấy vào túi bầu đã được chuẩn bị. Khi cấy cây chú ý không để rễ cong, xoắn, cây cấy xong phải để trong nhà ươm che kín 1-2 tuần, sau đó dỡ che dần dần. Khi cây khỏe mạnh (khoảng 1 tháng) bỏ che trong thời gian chăm sóc chú ý đến độ ẩm. Không để bầu cây bị ướt quá hoặc khô quá. Cây chăm sóc khoảng 1,5 tháng, cao 35-40cm có thể đưa đi trồng.
Tác dụng chữa bệnh của bạch đàn
15 công dụng của Cây Bạch Đàn trong chữa bệnh có thể kể đến đó là:
- Chữa ho.
- Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường.
- Chữa ghẻ.
- Trị hôi nách.
- Chữa đau xương khớp.
- Chữa viêm tai.
- Chữa bệnh hen suyễn.
- Trị côn trùng cắn..
- Chữa bệnh lỵ.
- Trẻ nhỏ bị ốm, bị lạnh.
- Điều trị các chứng nhức mỏi cơ thể.
- Trị mụn.
- Chăm sóc răng và nướu khỏe.
- Trị đau đầu.
- Giải cảm.
Xem thêm:
- CÂY BẠCH ĐỒNG NỮ VÀ 10 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
- BẠCH QUẢ VÀ 8 TÁC DỤNG THƯỜNG DÙNG TRONG DÂN GIAN
- CHIA SẺ 8 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY BẠCH HOA XÀ ÍT NGƯỜI BIẾT
Lưu ý khi sử dụng cây bạch đàn
Khi dùng tinh dầu khuynh diệp cho bé, các mẹ nên cho ra tay rồi mới thoa lên cho bé, tránh các vùng da nhạy cảm như vùng mặt, bẹn và đùi của bé. Có một số trẻ dễ bị dị ứng, vì vậy nên thử cho bé trước khi dùng nhiều và chữa bệnh cho bé.
Loại tinh dầu này không được uống và cũng không dùng tinh dầu nguyên chất mà phải pha loãng ra với nước.
Với 15 công dụng của Cây Bạch Đàn trong chữa bệnh trên đây. Hy vọng đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời mà bạch đàn mang lại.
Trả lời