• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » CÂY ĐAN SÂM VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

CÂY ĐAN SÂM VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

05/07/2020 12/05/2021 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

CÂY ĐAN SÂM VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI

Hiện nay, trong y học cổ truyền có nhiều loại dược liệu quý tốt cho sức khỏe. Trong đó không thể không nhắc đến cây đan sâm. Vị thảo dược này rất quý mà mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe được nhiều người sử dụng. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết về Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Table of Contents

  • Cây đan sâm là gì?
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý 
    • Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
    • Theo Y học cố truyền
  • Tác dụng của cây đan sâm
    • Điều hòa kinh nguyệt
    • Trị nhũn não
    • Hỗ trợ điều trị ung thư
    • Chữa chứng xơ cứng bì
    • Điều trị viêm phổi kéo dài
    • Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh
    • Trị ho gà biến chứng não
    • Chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực
    • Điều trị viêm gan cấp
    • Chứng suy thận mạn tính
    • Trị viêm gan mạn hoạt động
    • Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim
    • Thần kinh suy nhược, mất ngủ
    • Tiêu cục máu đông
    • Trị huyết khối ở não
  • Lưu ý khi sử dụng đan sâm
    • Bài viết liên quan

Cây đan sâm là gì?

Còn đan sâm hay còn có một số tên gọi khác như: huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Tên khoa học của cây đan sâm là Salvia multiorrhiza Bunge. Đây là loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Vị thuốc đan sâm chính là phần rễ của cây đã phơi hoặc sấy khô.

Đan sâm theo đông có tính hàn, vị đắng. Có tác dụng chữa bệnh về máu, tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh. Hỗ trợ chữa ung thũng, mẩn ngứa, điều hòa kinh nguyệt,…

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây trồng ở Trại thuốc Sa Pa (VDL) tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao. Một số cây đưa xuống Trại thuốc Tam Đảo (VDL) sinh trưởng kém hơn. Đan sâm chưa được đưa vào sản xuất. Những cây còn lưu lại ở Sa Pa chỉ có ý nghĩa để giữ giống.

Hàng năm, vào mùa xuân hay mùa thu, rễ Đan sâm được đào về rửa sạch, cắt bỏ rễ phụ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc. Khi thu hoạch, chọn những củ có màu da màu đỏ, đường kính trên dưới 1cm, không bị xây xát, thối, dập. Bảo quản nơi khô, mát, tránh mối mọt.

Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Phân bố, thu hái và chế biến

Thành phần hoá học

Rễ Đan sâm chứa một số nhóm hợp chất chủ yếu sau:

  • Phenol và acid phenolic: danshensu, acid rosmarinic , acid rosmarinic methyl ester, các acid salvianolic A, B,C,G, acid lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester.
  • Các hợp chất diterpen: miltiron, salviol, Ro (09-0680), fegurinol, dehydromiltiron, miltionon, danshenspirocetal lacton, epi-danshenspirocetal lacton, tanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, hydroxytanshinon IIA, cryptotanshinon, dihydrotanshinon I, isocryptotan-shinon, isotanshinon I, isotanshinon IIA, danshenxinkun D, silvilenon.
  • Các thành phần khác: β-sitosterol, tanin, vitamin E.

Tác dụng dược lý 

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tác dụng làm giãn động mạch vành, lưu thông máu, cải thiện chức năng tim, ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
  • Tác dụng chống đông máu cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
  • Tác dụng hạ huyết áp.
  • Tác dụng làm giảm Triglicerit trong gan và máu của thỏ bị xơ mỡ mạch.
  • Tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư được thí nghiệm trên chuột.

Theo Y học cố truyền

Công dụng của Đan sâm trong Đông y khá nhiều, được ghi chép trong các loại sách, cụ thể như sau:

  • Hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an tần, thanh nhiệt.
  • Hoạt huyết, thông tâm bào lạc, trị sán thống (Bản thảo cương mục).
  • Dưỡng huyết, khử tâm, phúc kết khí, yêu tích cường, cước tý, trừ phong tà lưu nhiệt, uống lâu có lợi (Danh y biệt lục).
  • Chủ tâm phúc tà khí, trường minh, hàn nhiệt tích tụ, phá trưng trừ hà, chỉ phiền mạn, ích khí (Bản kinh).
  • Dưỡng thần định chí, thông lợi quan mạch, trị lãnh nhiệt lao, đau nhức khớp, tay chân không cử động linh hoạt, khó cử động, phá ứ huyết, tống tử thai, bổ tân sinh huyết an thai, nhọt đọc, đơn đọc, đau đày mắt đỏ, ôn nhiệt sinh cuồng,… (Nhật hoa tử bản thảo)
  • Tứ vật thang trị bệnh phụ nhân, trước và sau khi sinh, phá súc huyết, bổ tân huyết, an sinh thái, tống tử thai, điều kinh mạch, chỉ băng trung đới hạ,… (Phụ nhân minh lý luận viết).
  • An thần thai, điều kinh trừ phiền, dưỡng thần định chí, phong tý, băng đới, mục xcish, sán thống, sưng đau, tác dụng khu ứ (Bản thảo cầu chân).

Tác dụng của cây đan sâm

Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà mọi người nên biết bao gồm:

  1. Điều hòa kinh nguyệt

Sử dụng đan sâm, đương quy, địa hoàng mỗi vị 10g, 6g hương phụ, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 5g. Tất cả vị thuốc cho vào đun với 600ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày.

  1. Trị nhũn não

Qua nghiên cứu thực hiện nhỏ giọt 8ml (khoảng 12g thuốc sống) dung dịch chiết đan sâm trị bệnh ở 43 ca.  Kết quả đạt được có tỷ lệ lên đến 83,72%.

Tác dụng của cây đan sâm
Cây đan sâm
  1. Hỗ trợ điều trị ung thư

Sử dụng dung dịch chiết đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 7 ca lymphosarcom. Qua đó có 3 ca hết bệnh; ổn định 1 ca và có tiến bộ 1 ca.

  1. Chữa chứng xơ cứng bì

Thực hiện đơn giản bằng cách nhỏ giọt tĩnh mạch dịch chiết đan sâm trị 16 ca. Kết quả đạt được đó là tốt 37,6%, khá 31,2%. Tỷ lệ cho kết quả là 68,8%, điều trị trong 43 ngày.

  1. Điều trị viêm phổi kéo dài

Thực hiện truyền tĩnh mạch đan sâm để điều trị cho 13 ca đều hết chứng lâm sàng, phổi hết ran ẩm. Kết quả cho thấy 7 ca sau khi chụp X quang thấy phổi hết viêm và có 6 ca tiến triển khá tốt.

  1. Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh

Chích khoảng 10-15ml dịch đan sâm vào tĩnh mạch. Trong đó 2ml tương đương với 40g thuốc sống. Cho vào dung dịch natri clorua đẳng trương ngày 2 lần. Kết quả đã chữa được 63 ca bị sốt xuất huyết và  không có tử vong.

  1. Trị ho gà biến chứng não

Chích tĩnh mạch dịch chiết đan sâm, ống khoảng 2ml (tương đương 2g thuốc sống). Thực hiện mỗi ngày 1-2 ống. Qua theo dõi 28 ca hết co giật ngay ngày đầu, 5 ca ho thuyên giảm và có hơn 10 ca giảm nửa triệu chứng và 7 ca không hiệu quả.

  1. Chữa bệnh mạch vành, giảm đau thắt ngực

Sử dụng đan sâm đã được bào chế dạng viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên. Theo kiểm nghiệm hơn 323 ca cho thấy có đến 80,9% cải thiện triệu chứng lâm sàng, 57,3% điện tâm đồ cải thiện. Tình trạng thiếu máu mạch vành được cải thiện đáng kể và tốt hơn nhồi máu cơ tim. Một số bệnh nhân còn giảm được cholesterol.

  1. Điều trị viêm gan cấp

Dùng dung dịch chiết đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trên 104 ca viêm gan cấp. Kết quả có 81,7% khỏi bệnh. Trên lâm sàng và thực nghiệm, đan sâm có công dụng phục hồi chức năng gan, cải thiện tuần hoàn, kháng virus khá tốt.

Tác dụng của cây đan sâm
Cây đan sâm có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả
  1. Chứng suy thận mạn tính

Sử dụng đan sâm chế thành dung dịch, 3g/2ml. Tiêm vào dung dịch gluco 5%-500ml 16-20ml dung dịch đan sâm rồi nhỏ giọt tĩnh mạch. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 14 ngày.

Qua theo dõi 48 ca kết quả là tình trạng suy thận nhẹ 80%, suy thận suy thận vừa 62,5%, suy thận nặng 65,5%.

  1. Trị viêm gan mạn hoạt động

Chích bắp 4ml chiết xuất đan sâm chích bắp 4ml. Theo dõi 11 ca trong 3 tháng thì có 6 ca hồi phục chức năng gan tốt.

  1. Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim

Sử dụng đan sâm, kim ngân hoa mỗi vị 20g, hoàng kỳ, đảng sâm, bạch truật mỗi vị 16g. Đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá mỗi vị 12g. Táo nhân, phục linh mỗi vị 8g, mộc hương, viễn chí mỗi vị 6g. Tất cả vị thước đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

  1. Thần kinh suy nhược, mất ngủ

Dùng đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao, mạch môn, ngưu tất huyền sâm mỗi vị 16g. Dành dành, toan táo nhân mỗi vị 8g. tất cả vị thuốc đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

cây đan sâm trị thần kinh suy nhược, mất ngủ

  1. Tiêu cục máu đông

Qua một số nghiên cứu cho thấy đan sâm có khả năng tiêu cục máu đông khá. Được cho là an toàn và ít gây biến chứng.

  1. Trị huyết khối ở não

Dùng dịch đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch. Qua thống kê thực hiện 46 ca huyết khối não. Kết quả có 93,5% bệnh nhân cải thiện bệnh đáng kể.

Xem thêm:

  • CÂU KỶ TỬ LÀ GÌ, CÁCH PHA TRÀ UỐNG CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?
  • CÂY ĐẲNG SÂM CÓ TÁC DỤNG GÌ, CÁCH DÙNG KHÔ VÀ TƯƠI ĐÚNG
  • CÂY SÂM ĐẤT VÀ 16 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH

Lưu ý khi sử dụng đan sâm

Bệnh nhân sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một vài chú ý sau:

  • Kiêng kị với Lê Lô, không kết hợp 2 vị thuốc này với nhau.
  • Phụ nữ mang thai không sử dụng vì dễ làm sảy thai hoặc sinh non.
  • Phụ nữ đang trong lúc hành kinh không dùng, sẽ làm rong kinh.
  • Không lạm dụng Đan Sâm để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người huyết áp thấp không dùng vì sẽ gây tụt huyết áp.

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc về Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Những bài thuốc kể trên chỉ mang tính chất tổng hợp tham khảo. Nếu muốn sử dụng cần phải thông qua chỉ định của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo độ an toàn, hiệu quả.

Blog Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết liên quan

  • CÂY DÀNH DÀNH VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH
  • 15 CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN TRONG CHỮA BỆNH
  • CÂY BẠCH ĐỒNG NỮ VÀ 10 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Cây đan sâm là gì/ Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh/ Tác dụng của cây đan sâm

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « CÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN VÀ NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH “THẦN KÌ”
Next Post: CÂY ĐẲNG SÂM CÓ TÁC DỤNG GÌ, CÁCH DÙNG KHÔ VÀ TƯƠI ĐÚNG »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview