Trong dân gian cây bạch đồng nữ được xem là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Bên cạnh đó, còn giúp sức khỏe hồi phục một cách nhanh chóng. Nào hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cây bạch đồng nữ và 10 công dụng chữa bệnh bất ngờ ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Cây bạch đồng nữ là gì?
Cây bạch đồng nữ hay còn được gọi là bần trắng, vậy trắng, mấn trắng, mò hoa trắng,… Tên khoa học của bạch đồng nữ đó là Clerodendron fragrans Vent. Đây là một loại cây thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Tên dược từ lá là Folium Clerodendri và tên dược từ rễ là Radix Clerodendri.
Đặc điểm cây bạch đồng nữ
Là cây thuốc nam quý, cây nhỏ, cao 1-1,5m. Lá mọc đối, rộng hình trứng, dài khoảng 10-20cm, rộng 8-18cm. Phía cuống lá hình tim, đầu lá nhọn, mép lá có hình răng cưa to. Cuống lá dài khoảng 8cm, mặt trên của lá có màu xanh sẫm. Có lông ngắn, mặt dưới xanh nhạt hơn, trên đường gân lá có lông mềm. Khi vò nát lá sẽ có mùi hôi đặc trưng.
Hoa màu trắng ngà hoặc hồng nhạt. Mọc thành dạng mâm xôi, chia thành nhiều tán và có mùi thơm. Đài hoa giống hình phễu, phần trên xe thành 5 thùy hình 3 cạnh tròn. Phía dưới tràng hoa hình ống nhỏ, dài 2,5-3cm, có 4 nhị dính trên miệng ống tràng. Vòi nhụy ngắn hơn chỉ nhị. Quả dạng hạch hình cầu, còn đài tồn tại bao ở ngoài.
Phân bố và thu hái cây bạch đồng nữ
Cây mọc hoang ở nhiều nơi, cả những nơi núi cao. Hay vùng đồng bằng trên nước ta. Ngoài ra, cây còn có ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc, Indonexia và Philipin. Hoa nở vào tháng 7-8 và quả chín vào tháng 9-10.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá và rễ cây. Lá được thu hái quanh năm, sau đó đem về phơi trong bóng râm hoặc sấy khô, bảo quản và dùng dần. Lá tốt nhất được hái vào lúc cây sắp ra hoa. Còn phần rễ sau khi đào về rửa sạch đất cát, phơi khô. Khi dùng có thể dùng cả củ hoặc thái lát mỏng.
Thành phần hóa học của cây bạch đồng nữ
Chưa có nghiên cứu cụ thể để chỉ ra rõ thành phần của cây bạch đồng nữ. Nhưng nước sắc lá được chỉ ra là có rất nhiều muối canxi.. Khâu Thần Ba đã cho thấy một loài Clerodendron trichotomum Thumb hay có tên gọi là xú ngô đồng. Đây là loài rất hay được dùng nhưng chưa có mặt ở nước ta mà chỉ có ở Trung Quốc. Có nhiều các ancaloit như orixin, oxiridin, iso-orixin, kokusagin, muối canxi, và tinh dầu.
Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, trong cây Clerodendrum petasites có chứa flavonoid, tamin, cumarin, acid nhân thơm, dẫn xuất amin có nhóm carbonyl. Trong cây Clerodendrum paniculatum L. có ethuylcholestan-5, 22, 25, vết anthcian.
Trong đông y, bạch đồng nữ có vị đắng nhạt, tính mát. Có tác dụng giải nhiệt, giải độc, trừ phong thấp và tiêu viêm.
Tác dụng của cây bạch đồng nữ
Cây bạch đồng nữ và 10 công dụng chữa bệnh bất ngờ đó là:
-
Hạ huyết áp.
-
Tác dụng kháng viêm.
-
Chữa bệnh bạch đới, khí hư.
-
Trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.
-
Trị thấp khớp, sưng nóng, đỏ đau.
-
Chữa vàng da và niêm mạc mắt bị vàng thẫm, nước tiểu có sắc tố mật.
-
Điều trị vàng da do mắc bệnh về gan.
-
Trị lở ngứa, mụn nhọt, chốc đầu.
-
Chữa viêm gan.
-
Điều hòa kinh nguyệt.
Xem thêm:
- CHIA SẺ 8 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY BẠCH HOA XÀ ÍT NGƯỜI BIẾT
- BẠCH THƯỢC VÀ 16 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
- CÂY BÌM BỊP – TỪ LOẠI RAU RỪNG QUEN THUỘC ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
Một số bài thuốc từ cây bạch đồng nữ
Ngoài việc sử dụng độc lập, bạch đồng nữ còn có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để chữa bệnh. Theo đó, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý ở từng người mà liều lượng thuốc và thời gian dùng sẽ có tác dụng khác nhau. Vì thế để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo qua ý kiến của các các thầy thuốc Đông y trước. Một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch đồng nữ như sau:
Bài thuốc trị chứng bạch đới và khí hư màu trắng:
- Cách 1- Dùng nhiều nguyên liệu: 20g mò trắng, 10g cỏ ú, trần bì, chói đèn và ngải cứu, tất cả đều là dạng khô. Nguyên liệu sau khi làm sạch cho vào nồi, đậy kín nắp, sắc cùng 1 lít nước. Quá trình đun để lửa lớn, sắc liên tục cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén thì tắt lửa, chắt nước thuốc, uống khi còn ấm. Dùng liên tục từ 2-3 ngày sau khi kết thúc hành kinh, tháng sau lại dùng tiếp tục sẽ thấy bệnh huyết trắng cải thiện đáng kể.
- Cách 2: Dùng 20g lá bạch đồng nữ khô, sắc với 1 lít nước. Uống sau khi ăn và sau thời hành kinh khoảng 1 tuần. Duy trì liên tục cho 3 chu kỳ kinh nguyệt sẽ thấy có tác dụng rõ rệt.
Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt:
- Cách 1 – Kết hợp bạch đồng nữ với thảo dược khác: Bạch đồng nữ, ích mẫu, cỏ ú, ngải cứu mỗi vị khoảng 16g khô sau khi làm sạch thì cho vào nồi sắc cùng 1 lít nước. Lượng thuốc sắc được đem chia làm 3 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc là trước bữa ăn và sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Duy trì liên tục khoảng 2-3 tuần và trong 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp nhau để bệnh cải thiện triệt để.
- Cách 2 – Dùng riêng lẻ bạch đồng nữ: Chuẩn bị 16g dược liệu bạch đồng nữ khô đem hãm với nước sôi để uống như trà mỗi ngày. Tuy nhiên mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng không quá 300ml nước trà bạch đồng tử và nên duy trì liên tục cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh từ mò trắng:
- Nguyên liệu: Ngoài mò trắng, người bệnh cần chuẩn bị thêm một số vị thuốc đông y khác như hương phụ, chói đèn, ngải cứu, mỗi loại lấy khoảng 6g khô.
- Thực hiện: Nguyên liệu đem làm sạch, sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 2-3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Trường hợp khó uống, người bệnh có thể cho thêm một chút đường, khuấy đều rồi dùng hết trong ngày. Lưu ý để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên uống trước khi hành kinh khoảng 10 ngày và uống liên tục trong 2-3 chu kỳ kinh nguyệt.
Bài thuốc chữa viêm gan hoặc các bệnh về mật:
- Nguyên liệu: Bạch đồng nữ, cây chó đẻ, hoắc hương núi, chi tử mỗi thứ 16g khô.
- Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi đem sắc cùng với 1 lít nước lọc. Thuốc sắc dùng uống hết trong ngày, liên tục trong 3-4 tuần hoặc cho đến khi triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
Bài thuốc chữa vàng da do viêm gan, xơ gan từ mò trắng:
- Nguyên liệu: Cà gai leo, mò trắng mỗi vị 20g khô.
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch nguyên liệu thì sắc lấy nước uống. Nước thuốc chắt được chia làm 2 phần để uống. Người bệnh nên dùng hằng ngày cho đến khi tình trạng vàng da được cải thiện thì thôi.
Bài thuốc trị những tổn thương trên bề mặt da:
- Nguyên liệu: Dược liệu bạch đồng nữ ở dạng khô hoặc dạng tươi đều được.
- Thực hiện: Nguyên liệu trên đem nấu với nước. Sau khi thu được thu được nước cốt thì chắt ra chậu, pha thêm nước lạnh cho đạt độ ấm vừa phải. Sau đó dùng để tắm trực tiếp mà không cần phải tắm lại với nước sạch. Để bệnh cải thiện nhanh chóng, người bệnh nên dùng mỗi dược liệu này mỗi ngày cho đến khi các tổn thương trên da được hồi phục hoàn toàn.
Bài thuốc giảm đau, bớt sưng cho thấp khớp ở những người thể nhiệt:
- Nguyên liệu: 80g bạch đồng tử, 120g dây gắm; 8g mỗi thứ cà gai dây, đơn tướng quân, cây liễu đỏ, đơn ăn gỏi, cây lá đắng, cành dâu.
- Thực hiện: Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào ấm rồi sắc cùng 1 lít nước. Sắc liên tục với lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô đặc còn khoảng 1 chén thì dừng. Lượng thuốc sắc được đem chia thành 2 phần dùng uống hết trong ngày. Duy trì liên tục và đều đặn cho đến khi tình trạng đau nhức thuyên giảm thì thôi.
Lưu ý khi sử dụng cây bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ có thể gây nôn mửa và khổ cổ vì vậy khi sử dụng người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Liều lượng tối đa để sử dụng thảo dược này là từ 12-16g mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc dùng quá liều tránh bị ngộ độc thuốc.
- Không dùng bạch đồng nữ cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nó hoặc các loại cây họ nhà cỏ roi ngựa.
- Những người có chức năng gan, thận, tỳ vị kém cũng không nên sử dụng thảo dược này để chữa bệnh.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ và những người có trình độ chuyên môn trước khi dùng thuốc.
- Khi dùng bạch đồng nữ người bệnh nên hạn chế kết hợp với kháng sinh hoặc các loại thuốc Tây y, trường hợp cần thiết nên thông báo cho bác sĩ để tránh khả năng tương tác có thể xảy ra.
- Thảo dược này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và điều trị những căn bệnh mới khởi phát. Trường hợp bệnh đã có chuyển biến xấu người bệnh nên tiến hành điều trị y khoa để sớm có kết quả tốt.
- Kết hợp việc dùng bạch đồng nữ với việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời hạn chế các chất kích thích, đồ uống có cồn và những món ăn cay nóng, nhiều đạm.
Mua cây bạch đồng nữ ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị, cơ sở kinh doanh buôn bán bạch đồng nữ. Tuy nhiên trước thực trạng thị trường dược liệu đang bị nhiễu loạn bởi nhiều sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Thì việc tìm kiếm và lựa chọn những địa chỉ uy tín mua bạch đồng nữ trở thành điều hết sức quan trọng với nhiều bệnh nhân.
Theo các chuyên gia, bạch đồng nữ là vị thuốc nam quý, được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền. Vì vậy người bệnh có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc đông dược, các phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền,… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên tìm kiếm những địa chỉ uy tín, có giấy phép hoạt động rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chữa trị bệnh.
Giá bán của bạch đồng nữ trên thị trường hiện nay là khoảng 250.000đ/ kg. Tuy nhiên mức giá này có thể thay đổi tùy vào địa chỉ tìm mua của khách hàng. Do đó, trước khi thanh toán người bệnh nên hỏi rõ giá bán của dược liệu để tránh mua phải hàng đắt.
Trên đây là thông tin về cây bạch đồng nữ và 10 công dụng chữa bệnh bất ngờ. Nếu có nhu cầu sử dụng để chữa bệnh bạn nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhé!
Trả lời