• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » CÂY SÂM ĐẤT VÀ 16 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH

CÂY SÂM ĐẤT VÀ 16 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH

07/08/2020 07/08/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

CÂY SÂM ĐẤT VÀ 16 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH

Cây sâm đất mọc hoang dại khá nhiều trên khắp nước ta. Không chỉ là nguyên liệu trong các món ăn mà sâm đất còn có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Để biết thêm thông tin về Cây sâm đất và 16 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh. Mời quý độc giả cùng dành ít phút tham khảo ngay bài viết bên dưới.

Table of Contents

  • Cây sâm đất là gì?
  • Đặc điểm cây sâm đất
  • Thu hái sâm đất
  • Thành phần hóa học của sâm đất
  • Các loại cây sâm đất
  • Tác dụng của cây sâm đất
  • Lưu ý khi dùng cây sâm đất
    • Bài viết liên quan

Cây sâm đất là gì?

Nguồn gốc của sâm đất là từ Trung Mỹ. Vào khoảng những năm 1999 Sâm đất du nhập sang Việt Nam. Cây sâm đất chủ yếu là mọc thành cây hoang và phát triển tự nhiên.

Cây sâm đất thường mọc hoang ở nhiều nơ. Nhất là ở các tỉnh miền núi. Loại sâm này thường được biết đến với 2 nhóm công dụng chính đó là làm thức ăn và làm thuốc.

Đặc điểm cây sâm đất

Sâm đất là một cây thuốc quý, có thân thảo, cây mọc đứng, nhẵn, phân nhánh ở dưới. Rễ cây sâm đất thường phát triển thành củ, có màu vàng nhạt. Lá sâm đất mọc so le, có dạng hình trứng ngược hay hình trái xoan. Phần gốc lá thót lại thành cuống rất ngắn. Lá có chiều dài khoảng 5-7cm, chiều rộng 2-4cm. Phiến lá thường dày, mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có màu xanh bóng.

Hoa của sâm đất khá nhỏ, có màu hồng. Hoa thường mọc ở ngọn thân và các nhánh. Quả nhỏ, mọng, khi chín quả sẽ có màu đỏ nâu. Hạt dẹt rất nhỏ, có màu đen nhánh.

Thu hái sâm đất

Cây sâm đất thường ra hoa vào tháng 6-7 và kết quả vào tháng 9-10. Lá sâm đất được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi để làm rau ăn. Còn củ sâm đất thường được thu hoạch sau 3 năm trồng cây. Củ sâm đất được đào về rồi rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần rễ con. Sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô. Rễ khi mới đào về có màu hồng nhưng sau khi phơi khô và để lâu thì rễ sẽ chuyển sang màu xám đen.

Thu hái sâm đất
Cây sâm đất

Thành phần hóa học của sâm đất

Trong thành phần của cây sâm đất có hoạt chất pectin, trong rễ cây có chứa các dẫn xuất phenolic.

Sâm đất theo đông y có tính bình, có vị ngọt. Đem lại công dụng chữa ho, suy nhược cơ thể.

Các loại cây sâm đất

Hiện nay, sâm đất được chia thành 3 loại với từng đặc điểm riêng biệt như:

Thổ nhân sâm

Thổ nhân sâm còn có một số tên gọi khác là: Cao ly, sâm thảo, giả nhân sâm , đông dương sâm…. Tên khoa học của thổ nhân sâm là Talinum paniculatum. Đây là loại cây thuộc họ Rau sam (Portulacaceae).

Mồng tơi

Mồng tơi hay có tên khoa học là Talium fruticosu. Loại cây này cũng thuộc họ Rau sam.

Sâm nam

Sâm nam có tên khoa học là Boerhavia diffusa L. Ngoài ra sâm nam còn có thể gọi là sâm quý bà. Loại cây này thuộc họ Hoa phấn (Nyctaginaceae).

Thổ nhân sâm và sâm mồng tơi là 2 loại phổ biến nhất và được sử dụng để chữa bệnh với công dụng giống nhau. Còn sâm nam thường  hiếm gặp và cũng ít được sử dụng ở nước ta.

Các loại cây sâm đất
Củ sâm đất là bộ phận được sử dụng để làm thuốc

Tác dụng của cây sâm đất

Cây sâm đất và 16 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh gồm có:

  1. Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
  2. Hỗ trợ trị tiểu tiện quá nhiều.
  3. Hỗ trợ chữa tiêu chảy do tiêu hóa kém.
  4. Hỗ trợ điều trị táo bón.
  5. Bổ huyết.
  6. Hỗ trợ chữa kiết lỵ.
  7. Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  8. Hỗ trợ chữa chứng choáng váng, chóng mặt và mệt mỏi.
  9. Hỗ trợ chữa mụn nhọt.
  10. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
  11. Hỗ trợ chữa bệnh viêm đường tiết niệu.
  12. Hỗ trợ chữa mồ hôi trộm.
  13. Hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.
  14. Chữa ho lâu ngày.
  15. Giải độc gan.
  16. Hỗ trợ trị ghẻ.
Tác dụng của cây sâm đất
Cây sâm đất đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi dùng cây sâm đất

Mặc dù mang lại nhiều công dụng nhưng sâm đất có thể gây tình trạng độc nếu như dùng quá liều lượng. Các biểu hiện ngộ độc sâm đất như nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Chính vì vậy đối với những bài thuốc sử dụng sâm đất để điều trị bạn cần phải hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi thực hiện.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra tính an toàn khi sử dụng sâm đất cho mẹ và thai nhi. Nên tốt nhất phụ nữ mang thai không nên dùng loại sâm này.

Hy vọng qua bài viết vừa chia sẻ đã giúp cho bạn đọc có thêm được kiến thức bổ ích về Cây sâm đất và 16 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh. Cám ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bài viết liên quan

  • CÂY ĐAN SÂM VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
  • CÂY QUẾ VÀ 20 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
  • CÂY GẠO VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CẦN KHÁM PHÁ
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Cây sâm đất là gì/ Cây sâm đất và 16 công dụng/ Tác dụng của cây sâm đất/ Đặc điểm cây sâm đất

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « 10 CÔNG DỤNG CỦA CÂY SÂM ĐẠI HÀNH TỐT CHO SỨC KHỎE
Next Post: 13 CÔNG DỤNG CỦA SÂM NGỌC LINH LOẠI CHỨA NHIỀU SAPONIN NHẤT THẾ GIỚI »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview