Trong y học cổ truyền, khổ sâm là một vị thuốc quý có nhiều công dụng chữa trị bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ hết được về vị thuốc nay. Nhằm giúp bạn đọc biết được Thân, củ và lá cây khổ sâm có những tác dụng gì tốt. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Cây khổ sâm là gì?
Cây khổ sâm hay còn có nhiều tên gọi khác như:cây dã hòe, cây cù đèn. Một số nơi còn gọi là cây khể cốt, khổ sâm bắc. Đây là loại cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Khổ sâm là 1 cây thuốc nam quý có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Lá cây khổ sâm có vị đắng và rất lành tính. Nên cây đem lại tác dụng thanh nhiệt rất hữu hiệu.
Trong đông y cây khổ sâm được dùng để chữa trị nhiều căn bệnh. Đặc biệt là hỗ trợ chữa rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó còn hỗ trợ chữa mụn nhọt, chữa bệnh tiện huyết,…
Đặc điểm cây khổ sâm
Cây khổ sâm có rất nhiều đặc điểm riêng biệt hơn so với các loài cây thuốc khác. Các bộ phận thân, lá, cành đều có nét đặc trưng riêng. Do đó chỉ cần nhìn thấy qua 1 lần là bạn có thể nhận biết dễ dàng được khi bắt gặp.
Cây khổ sâm có thân hình trụ tròn dài. Phần trên của cây thường to và nhỏ dần khi xuống phần dưới.
Cây khổ sâm thường được chia thành trục. Có chiều dài từ 70-100cm. Đường kính của tán cây rộng khoảng 1-2 cm.
Lá kép và mọc so le nhau.
Rễ cây khổ sâm thuôn dài. Loại rễ to thường khá già và có kẽ nứt.
Hạt khổ sâm có màu nâu đen, dạng hình cầu giống như quả trứng.
Khoảng tháng 5-7 là thời điểm cây ra hoa. Đến tháng 7-9 là mùa kết quả.
Khu vực phân bố khổ sâm
Khổ sâm hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó nhiều nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Ngoài ra, cây khổ sâm còn có ở Ấn Độ, vùng ven biển Thái Bình Dương. Cây khổ sâm được trồng tại Việt Nam ở khu vực Sapa vào những năm 1960. Cho đến thời điểm hiện tại phạm vi phân bố của cây khổ sâm đã được mở rộng hơn.
Thành phần hóa học của khổ sâm
Trong thành phần hóa học của cây khổ sâm có chứa nhiều chất khác nhau. Lá khổ sâm có chứa đến 4 chất khác nhau: Flavonoid, alcaloid, tanin, polyphenol. Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của rễ và các bộ phận trên cây còn chứa nhiều chất như: D-Matrine, d-Oxymatrine, d-Sophoranol, 5-Hydroxy Marine, I-Anagyrine, I-Sophocarpine,…
Rễ và lá cây khổ sâm có chứa nhiều Luteolin-7-Glucoside, Kushenin, Kuraridinol, Kurarinol, Neokurarinol, Norkurarinol,….
Bộ phận khổ sâm dùng làm thuốc phổ biến
Trên thực tế thì lá khổ sâm là bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu. Dùng lá để làm thuốc mang lại nhiều công dụng hữu hiệu.
Có thể sử dụng lá tươi hoặc khô tùy ý. Cả lá tươi và khô đều đảm bảo mang lại nhiều dưỡng chất quan trọng trong chữa trị nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Thời gian thu hái khổ sâm lý tưởng nhất
Lá của cây khổ sâm được thu hoạch đúng 1 lần trong năm. Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là khi cây đang ra hoa. Nghĩa là sẽ thu hoạch vào giai đoạn từ tháng 5-7.
Tác dụng của cây khổ sâm
Thân, củ và lá cây khổ sâm có những tác dụng gì tốt? Khổ sâm theo đông y có tính hàn, kinh quy, vị đắng. Do đó vị thuốc này mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt vị thuốc khổ sâm có công dụng thanh nhiệt táo thấp, sát trùng,…
Nhiều tài liệu còn cho thấy cây thuốc khổ sâm còn có khả năng chữa bệnh tả lỵ. Hay còn có thể hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu tiện khó, ngứa da,… Các tác dụng của cây khổ sâm mang lại có thể kể đến như:
- Chống rối loạn nhịp tim.
- Chữa đau bụng, kiết lỵ.
- Chữa các bệnh ngoài da, vẩy nến.
- Chống ung thư và miễn dịch.
- Chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Cách sử dụng cây khổ sâm
Cây khổ sâm mang lại nhiều tác dụng đa dạng. Có khả năng hỗ trợ chữa trị nhiều căn bệnh. Do đó việc dùng thước cần tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc. Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Không phải cứ đau bụng là có thể dùng được ngay. Thay vào cần phải hỏi qua ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.
Khi cơ thể quá mệt mỏi, bị suy nhược nặng cũng không nên sử dụng khổ sâm.
Không được sử dụng khổ sâm với liều lượng cao. Điều này có thể gây các tác dụng phụ như: buồn nôn, nhức đầu,…
Hy vọng qua bài viết trên đây đã mang lại các thông tin bổ ích cho mọi người về vấn đề Thân, củ và lá cây khổ sâm có những tác dụng gì tốt. Cám ơn mọi người đã quan tâm theo dõi bài viết nhé!
Trả lời