• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » CÂY HUYẾT DỤ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH CÓ KHẢ NĂNG XUA ĐUỔI MA QUỶ

CÂY HUYẾT DỤ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH CÓ KHẢ NĂNG XUA ĐUỔI MA QUỶ

15/07/2020 15/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

CÂY HUYẾT DỤ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH CÓ KHẢ NĂNG XUA ĐUỔI MA QUỶ

Cây huyết dụ – thần dược chữa bệnh có khả năng xua đuổi ma quỷ. Không những được trồng để làm cảnh, mang lại ý nghĩa phong thủy. Mà cây huyết dụ còn là một vị thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu nhiều thông tin hơn về cây huyết dụ được cung cấp ngay sau đây.

Table of Contents

  • Cây huyết dụ là gì?
  • Phân bố và thu hái cây huyết dụ
  • Tác dụng của cây huyết dụ
  • Công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
  • Cây huyết dụ trong phong thủy
    • Bài viết liên quan

Cây huyết dụ là gì?

Cây huyết dụ hay còn được gọi bằng một số tên khác như: thiết dụ, phất dũ, hồng trúc. Tên khoa học của cây huyết dụ đó là Cordyline terminalis Kunth. Đây là loại cây thuộc họ Huyết Dụ (Asteliaceae). Huyết dụ là 1 loài thực vật có hoa nằm trong họ Măng tây.

Cây huyết dụ có thân mảnh, sống lâu năm, chiều cao tầm 1-3m. Thân cây huyết dụ thường phân nhánh. Toàn thân cây có nhiều vết sẹo do lá đã rụng. Lá cây huyết dụ dạng hình mác rộng, thường mọc thành lùm ở trên đỉnh. Lá huyết dụ có màu xanh hoặc màu đỏ tía, phần đuôi lá bao lấy thân. Lá có chiều dài 20-35cm, hẹp 1-4cm, không có cuống.

Hoa huyết dụ thường nhỏ, có màu đỏ nhạt đến màu tím. Hoa mọc nhiều trên đỉnh nách lá. Hoa huyết dụ thường nở vào lúc đông xuân. Bầu có 3 ô, mỗi ô đều chứa 1 tiểu noãn và vòi. Quả mọng có màu đỏ, hình cầu.

Tại Việt Nam có 2 loại huyết dụ phổ biến đó là: huyết dụ lá đỏ cả hai mặt và huyết dụ lá một mặt đỏ một mặt xanh. Cả hai loại huyết dụ này đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên loại hai mặt đỏ được đánh giá tốt hơn.

Cây huyết dụ là gì?
Cây huyết dụ

Phân bố và thu hái cây huyết dụ

Nguồn gốc của cây huyết dụ là từ vùng nhiệt đới. Cây được trồng để làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi trên trên khắp nước ta. Vào mùa hè khi trời khô ráo là thời điểm thích hợp để thu hái huyết dụ.

Người ta thường dùng dao để cắt lấy lá, bỏ các lá sâu, lá dập. Có thể sử dụng lá huyết dụ tươi hoặc đem phơi khô rồi bảo quản để dùng dần. Rễ cây huyết dụ được đào lên và đem rửa sạch. Sau đó phơi khô để sử dụng. Có thể thu hái quanh năm.

Tác dụng của cây huyết dụ

Cả hai loại huyết dụ lá đỏ 2 mặt và lá đổ 1 mặt đều có thể sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu thì loại huyết dụ lá đỏ 1 mặt có công dụng chữa bệnh tốt hơn.

Huyết dụ theo đông y có tính mát, vị nhạt. Mang lại công dụng bổ huyết, làm mát máu, cầm máu. Hỗ trợ làm giảm đau phong thấp và chữa một số bệnh về máu. Có thể sử dụng huyết dụ tươi hoặc khô tùy ý.

Nếu như sử dụng huyết dụ tươi thì liều lượng trung bình  20 – 30g lá tươi. Khi sử dụng khô với liều lượng khoảng 8 – 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc. Bên cạnh đó, huyết dụ còn có thể kế hợp cùng với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Tác dụng của cây huyết dụ
Lá của cây huyết dụ

Công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ – thần dược chữa bệnh có khả năng xua đuổi ma quỷ. Các tác dụng của cây huyết dụ có thể kể đến như:

  1. Hỗ trợ chữa bệnh sốt xuất huyết.
  2. Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều ở nữ.
  3. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ nội, hậu môn bị lở loét.
  4. Trị chứng ho ra máu
  5. Hỗ trợ chữa chảy máu cam, chảy máu dưới da.
  6. Hỗ trợ chữa đi tiểu ra máu.
  7. Hỗ trợ điều trị rong kinh, băng huyết.
  8. Hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu tươi.
  9. Hỗ trợ trị bệnh á sừng.
  10. Hỗ trợ chữa phong thấp đau nhức.
  11. Chữa kiết lỵ.
  12. Hỗ trợ chữa bệnh trĩ nhẹ.
  13. Trị xuất huyết tử cung.
  14. Hỗ trợ điều trị bệnh bạch đới, khí hư.
Công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
Cây huyết dụ rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về máu

Cây huyết dụ trong phong thủy

Không những được dùng để làm thuốc mà cây huyết dụ còn có ý nghĩa về mặt phong thủy.

Lá cây huyết dụ thường được người dân ở Hawaii dùng để làm váy hula hoặc treo trong các góc ở ngôi nhà. Huyết dụ không những được sử dụng để trang trí mà nó còn được đánh giá là đem đến 1 sức mạnh tâm linh lớn.

Huyết dụ không những đem lại may mắn mà còn có công dụng “giữ của”. Trong tâm linh, phong thủy huyết dụ được cho là tạo đường ranh giới để ngăn chặn sự tấn công của ma quỷ. Nếu như tà ma cố tình xâm nhập sẽ bị diệt trừ.

Trong văn hóa của Trung Quốc còn lưu truyền lại từ xa xưa các thầy trừ tà diệt quỷ thường dùng máu của chính mình để bôi lên vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh. Từ huyết dụ từ đó cũng mang 1 ý nghĩa là “như máu”.

Lá của cây huyết dụ trong dân gian còn được dùng để bọc và bảo quản thức ăn.

Trên đây là bài viết về Cây huyết dụ – thần dược chữa bệnh có khả năng xua đuổi ma quỷ. Mặc dù mang lại nhiều công dụng tốt nhưng huyết dụ có thể không phù hợp dùng cho một số trường hợp. Để được tư vấn cách dùng an toàn, hiệu quả bạn cần tham khảo qua ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Bài viết liên quan

  • CÂY GỪNG – CÂY GIA VỊ QUEN THUỘC CHỮA BÁCH BỆNH
  • CÂY CỎ SỮA CÙNG 10 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
  • CÂY DÀNH DÀNH VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI TRONG CHỮA BỆNH
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Cây huyết dụ là gì/ Công dụng chữa bệnh của cây huyết dụ/ Tác dụng của cây huyết dụ

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « THẢO DƯỢC HUYỀN SÂM VỊ THUỐC QUÝ TRUNG QUỐC DI THỰC VÀO VIỆT NAM
Next Post: HƠN 6 TÁC DỤNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC LOẠI CÂY HAY BỊ NHẦM VỚI DỨA NÚI »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview