Gừng từ lâu đã được xem là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng thì gừng còn được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Cây Gừng – Cây gia vị quen thuộc chữa bách bệnh là vấn đề sẽ được nhắc đến ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhe!
Table of Contents
Cây gừng là gì?
Cây gừng có tên tiếng Anh là Zingiber, tên tiếng Pháp là Gingembre, Amome des Indes. Tên khoa học của cây gừng là Zingiber officinale Rose. Một số tên gọi khác như: sinh khương, can khương, bào khương. Đây là loại cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Cây gừng thường được sử dụng để làm gia vị, làm thuốc. Gừng thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 1m. Thân rễ nạc và phát triển thành củ, phân nhánh xòe ra có hình giống bàn tay. Củ gừng có mùi thơm cay, màu vàng nhạt. Lá gừng có hình mác, mọc so le nhau. Gân giữa lá hơi trắng, không cuống, khi vò sẽ có mùi khá thơm.
Trị của hoa gừng có chiều dài khoảng 20m, mang cụm hoa hình bông. Mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa mọc sát nhau. Hoa gừng có màu vàng xanh, phần mép của cánh hoa có màu tím, nhụy hoa cũng có màu tím. Đài hoa dài khoảng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài 2cm. Quả mọng.
Phần củ gừng chính là dược liệu của cây. Củ gừng phân nhánh, không có hình dạng nhất định, chiều dài tầm 3-7cm, bề dày khoảng 1cm. Bên mặt ngoài củ có màu vàng nhạt hoặc trắng tro, có vết nhăn dọc và đốt tròn. Vết bẻ thường có màu ngả vàng hoặc màu trắng trong, vân tròn rõ, có bột. Mặt cắt ngang của củ gừng có sợi thưa và nhiều chấm sáng.
Phân bố và thu hái cây gừng
Cây gừng được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Từ các nước Đông Á đến Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc. Trong đó Nhật Bản được xem là nước trồng rừng nhiều nhất thế giới. Và tại đây gừng được xem như một cây gia vị. Tại Việt Nam, cây gừng được trồng khắp cả nước. Gừng được trồng rộng rãi từ vùng núi cho đến vùng đồng bằng để lấy củ.
Vào mùa hạ và thu là thời điểm để đào gừng tươi tốt nhất. Khi đào xong thường cắt bỏ phần lá và rễ con. Muốn sử dụng gừng tươi thì cho vào chậu và lấp đất lên. Khi cần xài chỉ cần đào lên và rửa sạch là dùng. Nếu muốn dùng gừng khô thì đào củ khi mùa đông đến. Khi đào xong cắt bỏ lá, rễ. Sau đó đem rửa sạch và phơi khô để bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học của gừng
Trong thành phần của gừng có chứa tinh dầu 2-3%, chất nhựa dầu 5%, chất béo 3,7%. Bên cạnh đó còn chứa tinh bột và một số chất cay như zingeron, zingerola và shogaola.
Trong tinh dầu của gừng có thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ampha curcumenen 17%, beta zingiberen 35%, beta farnesen 10% và một lượng nhỏ hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalool, borneol. Không những vậy nó còn chứa ampha camphen, beta pheladren, eucalyptol và các gingerol. Nhựa dầu có khoảng 20-25% tinh dầu và khoảng 20-30% các chất cay.
Gừng theo đông y có tính ôn, vị cay. Có công dụng giải cảm, tiêu đờm, chữa chân tay lạnh, chữa ho và kích thích tiêu hóa tốt.
Tác dụng chữa bệnh của cây gừng
Cây Gừng – Cây gia vị quen thuộc chữa bách bệnh. Các tác dụng tuyệt vời mà gừng mang lại có thể kể đến bao gồm:
- Chữa cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi.
- Chữa tiêu chảy, sôi bụng đau thắt.
- Hỗ trợ trị tay chân lạnh, mạch yếu muốn tắt.
- Hỗ trợ chữa cảm sốt, đau mỏi khắp người.
- Trị hen suyễn.
- Chữa đi tả ra nước.
- Hỗ trợ chữa huyết áp thấp.
- Giảm đau, kháng viêm.
- Chữa cảm lạnh, hạ sốt.
- Chữa mất tiếng, khàn tiếng.
- Chống say xe.
- Chữa mất ngủ.
- Đi đại tiện ra máu.
- Cầm nôn mửa, làm ấm dạ dày.
- Đái ra máu, thổ huyết do chứng hư hàn.
- Trị băng huyết.
- Chữa ho hen do khí lạnh vào phổi.
- Chữa đau bụng do lạnh.
- Hỗ trợ làm giảm triệu chứng buồn nôn cho mẹ bầu.
- Trị trúng gió, tay chân tê.
- Chữa trào ngược dạ dày.
- Chữa loét miệng.
- Trị mụn.
- Trị hôi chân.
- Hỗ trợ giảm cân.
Lưu ý khi dùng gừng
Nếu đang sử dụng thuốc aspirin và coumarin thì Không nên sử dụng chung hoặc dùng gừng cách xa 4 tiếng.
Khi bị sốt cao không lạnh, cảm nắng, vã mồ hôi không sử dụng gừng.
Không nên sử dụng gừng quá nhiều. Hay dùng nhiều ngày liên tiếp cho đối tượng bị bệnh tim, bị tiểu đường hoặc phụ nữ đang mang thai.
Gừng bị dập hỏng sẽ chứa chất độc hại đó là safrol có khả năng gây biến tính, hủy hoại tế bào gan dẫn đến ung thư gan.
Hy vọng qua bài viết sau đã cung cấp được thông tin bổ ích cho quý độc giả về Cây Gừng – Cây gia vị quen thuộc chữa bách bệnh. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Trả lời