• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » THẢO DƯỢC HUYỀN SÂM VỊ THUỐC QUÝ TRUNG QUỐC DI THỰC VÀO VIỆT NAM

THẢO DƯỢC HUYỀN SÂM VỊ THUỐC QUÝ TRUNG QUỐC DI THỰC VÀO VIỆT NAM

15/07/2020 15/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

THẢO DƯỢC HUYỀN SÂM VỊ THUỐC QUÝ TRUNG QUỐC DI THỰC VÀO VIỆT NAM

Thảo dược huyền sâm vị thuốc quý Trung Quốc di thực vào Việt Nam. Thảo dược huyền sâm được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc Đông y với nhiều công dụng tuyệt vời. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyền sâm và những giá trị y học mà nó mang lại. Chúng tôi xin được chia sẻ các thông tin chi tiết ngay bài viết sau đây.

Table of Contents

  • Cây huyền sâm là gì?
  • Đặc điểm của cây huyền sâm
  • Các loại cây huyền sâm
  • Phân bố, thu hái và chế biến huyền sâm
  • Công dụng chữa bệnh của huyền sâm
    • Bài viết liên quan

Cây huyền sâm là gì?

Cây huyền sâm có tên khoa học là Scrophularia kakudensis Franch. Đây là loại cây thuộc họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

Một số tên gọi khác của cây huyền sâm đó là: Chính mã, Trọng đài (Bản Kinh), Huyền đài, Quỷ tàng, Lộc trường, Hàm (Biệt Lục), Đoan (Ngô Phổ Bản Thảo), Phức thảo (Khai Bảo Bản Thảo), Trục mã (Dược Tính Luận), Hắc sâm (Ngự Dược Viện), Dã chi ma (Bản Thảo Cương Mục)

Bên cạnh đó, huyền sâm còn có thể được gọi bằng các tên như: Nguyên sâm (Bản Thảo Thông Huyền), Dã chi ma, Sơn ma, Lăng tiêu thảo, Năng tiêu thảo, Lộc dương sinh (Hòa Hán Dược Khảo), Huyền vũ tinh, Hắc nguyên sâm, Đại nguyên sâm

Ngoài ra còn có thể gọi huyền sâm là: Khuê giác sâm, Ô nguyên sâm, Trần nguyên sâm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Thủy la bặc (Triết Giang Trung Dược Chí), Sơn đương quy (Hồ Nam Dược Vật Chí).

Cây huyền sâm là gì?
Cây huyền sâm

Đặc điểm của cây huyền sâm

Cây huyền sâm là một vị thuốc quý hiếm. Đây là một cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình 1,7-2,3m. Thân cây huyền sâm vuông 4 góc hơi lồi ra, có màu xanh.

Lá huyền sâm hình trứng dài 3-8cm, rộng 1,8-6cm, có màu xanh nhạt. Mép lá có răng cưa nhỏ đều, đầu nhọn vát, mọc đối chữ thập. Phần lá mọc ở trên nhỏ hơn, cuống ngắn tầm 5mm, lá dưới có cuống dài hơn, chiều dài khoảng 2-3cm.

Hoa của cây huyền sâm mọc thành chùm, có màu tím thẫm. Cánh hoa có hình môi, ống tràng hình chén. Mùa hè cây ra hoa. Quả có hình trứng bế đôi. Bên trong của mỗi quả thường có nhiều hạt nhỏ, màu đen.

Rễ khá mập, to hơi cong, chiều dài khoảng 10-20cm. Ở phần giữa của rễ là củ phình lớn, thon hai đầu. Mỗi rễ có khoảng 306 củ mọc thành chùm. Lúc tươi rễ huyền sâm có vỏ vàng nhạt hoặc trắng. Khi trải qua quá trình chế biến rễ sẽ chuyển nâu nhạt. Phần bên trong rễ có màu đen, mềm và dẻo.

Các loại cây huyền sâm

Hiện nay có 2 loại huyền sâm chính đó là: Thổ huyền sâm và Quảng huyền sâm. Bên cạnh đó cũng còn có 1 loại mọc hoang được gọi là Dã huyền sâm.

Xét về mặt hình thái tất cả các loại huyền sâm đều có nhiều nét tương đồng. Quảng huyền sâm là loại được sử dụng phổ biến nhất và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.

Các loại cây huyền sâm
Huyền sâm là một vị thuốc quý có nhiều công dụng

Phân bố, thu hái và chế biến huyền sâm

Nguồn gốc của cây huyền sâm là từ Trung Quốc. Cây huyền sâm loại Thổ huyền sâm tại tỉnh Tứ Xuyên được trồng vào mùa hạ và thu hoạch vào mùa thu năm sau. Đối với cây huyền sâm loại Quảng huyền sâm tại tỉnh Triết Giang được trồng vào đầu năm và cuối năm thu hoạch.

Thảo dược huyền sâm vị thuốc quý Trung Quốc di thực vào Việt Nam. Được trồng chủ yếu ở miền núi hoặc đồng bằng và cho năng suất cao với chất lượng tốt.

Huyến sâm trồng ở đồng bằng thu hoạch vào tháng 7-8 (đồng bằng) và trồng ở miền núi thu hoạch vào tháng 10-11. Khi cây bắt đầu tàn lụi sang năm thứ 2 thì người ta thường đào gốc lấy củ về chế biến. Phần chồi hoặc đầu củ của cây huyền sâm được giữ lại làm giống.

Sau khi thu hoạch củ có thể phơi hoặc sấy khô rồi chất thành đồng. Dùng cỏ để phủ kín lại khoảng 2-3 ngày cho củ chuyển sang màu đen, nước bên trong thẩm thấu ra bên ngoài. Tiếp tục đem phơi hoặc sấy khô 9 phần rồ cho vào xảo. Tiến hành lắc qua lại cho rụng hết đất cát rồi phân loại để đem đi bán.

Huyền sâm theo đông y có vị hơi đắng, hơi mặn, hơi ngọt, tính mát. Mang lại công dụng: Giải độc, giáng hỏa, tư âm, thanh thận hỏa, tăng dịch, trừ phiền, nhuận táo, chỉ khát, hoạt trường, lợi yết hầu.

Công dụng chữa bệnh của huyền sâm

Thảo dược huyền sâm đem lại nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt như:

  1. Hỗ trợ chữa viêm hạch cổ, lao hạch ở cổ lâu năm.
  2. Chữa các loại độc do rò.
  3. Chữa chứng phát ban, sưng họng.
  4. Hỗ trợ trị gân máu đỏ lan lên đồng tử mắt.
  5. Hỗ trợ điều trị họng bị sưng và nghẹn.
  6. Chữa trị nhiệt tích tại tam tiêu.
  7. Chữa trị trong mũi lở.
  8. Hỗ trợ chữa thoát vị (tiểu trường sán khí).
  9. Chữa chứng sốt cao, mất nước gây táo bón.
  10. Trị thương hàn đã dùng phép thổ, phép phát hãn mà độc khí không giảm, lý thực, biểu hư, nhiệt phát ra ngoài khiến toàn cơ thể phát ban, sưng đau họng, phiền táo, nói sảng.
  11. Phòng ngừa chứng đậu.
  12. Hỗ trợ trị bệnh lao.
  13. Hỗ trợ chữa họng sưng đau sau khi đậu mọc.
  14. Trị động mạch viêm tắc.
Công dụng chữa bệnh của huyền sâm
Dược liệu của cây huyền sâm được dùng làm thuốc chữa nhiều căn bệnh
  1. Giúp sáng mắt.
  2. Trị thương hàn dương độc, sau sốt buồn bực khó ngủ, ra mồ hôi, ngột dưới tim, độc uất kết không tan ra, tâm thần điên đảo muốn chết.
  3. Hỗ trợ chữa bạch hầu.
  4. Chữa chứng họng sưng, thanh quản bị viêm.
  5. Hỗ trợ điều trị cho cơ thể suy nhược, kém ăn do ho sốt, lao phổi.
  6. Chữa trị chứng sốt cao gây tổn thương âm dịch, khát, nóng nảy bứt rứt, khát.
  7. Hỗ trợ chữa ban sởi.
  8. Chữa tróc da tay.
  9. Hỗ trợ điều trị viêm hạch lâm ba, lao hạch lâm ba (chưa vỡ mủ).
  10. Hỗ trợ chữa bệnh viêm amidan, viêm họng, mụn nhọt, lở ngứa.
  11. Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày do huyết hư, phế âm hư.
  12. Hỗ trợ chữa lao phổi.
  13. Chữa sốt cao, mẩn ngứa, mụn nhọt.
  14. Chữa trị u, nhọt kết thành khối rắn.
  15. Hỗ trợ chữa nhọt vú, viêm hạch, lao hạch.
  16. Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường có táo nhiều, khát nhiều.
  17. Chữa bệnh tiểu đường mà phế, vị đều nhiệt.
  18. Hỗ trợ chữa loét miệng.
  19. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính.

Trên đây là thông tin về thảo dược huyền sâm vị thuốc quý Trung Quốc di thực vào Việt Nam. Nếu bạn muốn sử dụng huyền sâm tốt nhất nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn cách dùng phù hợp, hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan

  • CÂY ĐẲNG SÂM CÓ TÁC DỤNG GÌ, CÁCH DÙNG KHÔ VÀ TƯƠI ĐÚNG
  • CÂY ĐAN SÂM VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
  • 7 CÔNG DỤNG CỦA HỒNG SÂM TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE & CÁCH SỬ DỤNG
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Cây huyền sâm là gì/ Công dụng chữa bệnh của huyền sâm/ thảo dược huyền sâm/ Đặc điểm của cây huyền sâm

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « 7 CÔNG DỤNG CỦA HỒNG SÂM TUYỆT VỜI CHO SỨC KHỎE & CÁCH SỬ DỤNG
Next Post: CÂY HUYẾT DỤ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH CÓ KHẢ NĂNG XUA ĐUỔI MA QUỶ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview