• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » HƠN 6 TÁC DỤNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC LOẠI CÂY HAY BỊ NHẦM VỚI DỨA NÚI

HƠN 6 TÁC DỤNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC LOẠI CÂY HAY BỊ NHẦM VỚI DỨA NÚI

16/07/2020 16/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

HƠN 6 TÁC DỤNG CỦA CÂY HUYẾT GIÁC LOẠI CÂY HAY BỊ NHẦM VỚI DỨA NÚI

Cây huyết giác là một vị thuốc Đông y khá phổ biến, nó có những đặc điểm cũng giống như tên gọi. Cây có ruột màu đỏ đúng như huyết nên mới có cái tên huyết giác. Trong bài viết sau đây sẽ giới thiệu nội dung liên quan đến Hơn 6 tác dụng của cây huyết giác loại cây hay bị nhầm với dứa núi. Xin mời mọi người cùng tìm hiểu ngay.

Table of Contents

  • Đặc điểm cây huyết giác
  • Phân bố và thu hái cây huyết giác
  • Thành phần hóa học cây huyết giác
  • Công dụng chữa bệnh của cây huyết giác
    • Hỗ trợ làm thuốc bổ máu
    • Chữa chảy máu cam
    • Trị đau nhức vết thương do ngã, đòn roi, tụ máu
    • Hỗ trợ cầm máu do vết thương hở
    • Hỗ trợ chữa đau nhói tim, căng tức ngực, đau ê ẩm vai, sống lưng bị thật do mang vác nặng, chạy hoặc leo trèo quá đà
    • Thông huyết ứ, giảm đau do bong gân
  • Phân biệt cây huyết giác với cây dứa núi
    • Bài viết liên quan

Đặc điểm cây huyết giác

Tên khoa học của cây huyết giác là Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep). Đây là loại cây thuộc họ: Hành (Alliaceae)

Cây huyết giác hay còn có một số tên gọi khác như: Dứa dại, Huyết giáng ông (Nam Dược Thần Hiệu), Xó nhà (Trung), Trầm dứa, Cau rừng (Dược Liệu Việt Nam). Ngoài ra còn có các tên như: Giác máu (Lĩnh Nam Bản Thảo), Huyết giác Nam Bộ, Ỏi càng (Tày), Bồng bồng, Co ỏi khang (Thái), Dragonnier de Loureiro (Pháp), Dragon tree (Anh).

Huyết giác là 1 loại cây nhỏ, có chiều cao tầm 1-3m, những cây sống lâu năm có thể cao đến 10m. Thân cây huyết giác thường phân nhiều nhánh tạo thành khối rộng. Cây huyết giác trưởng thành thân có đường kính 20-30cm. Những cây huyết giác nhỏ thân có đường kính 1,6-2cm. Thân sẽ hóa gỗ rỗng, màu đỏ khi cây về giá.

Huyết giác có lá cứng, hình lưỡi kiếm dài 25-80cm, màu xanh tươi. Lá có chiều rộng 3-4cm (có khi lên đến 6-7cm), mọc cách, không cuống. Trên cây sẽ có 1 sẹo khi lá rụng. Trên ngọn Thường chỉ có 1 bó lá tụ tập

Hoa huyết giác thường mọc theo chùm lớn. Chiều dài của cả chùm có thể lên đến 1m, đường kính cuống chùm khoảng 1,5-2cm. Phía trên có lá nhỏ chiều dài 15cm, chiều rộng 2cm. Chùm hoa huyết giác thường phân thành nhiều cành nhỏ dài đến 30cm. Hoa huyết giác mọc theo nhóm 2-4 hoa gần nhau, có màu lục hoặc vàng nhạt, mỗi bông có đường kính 7-8mm.

Quả mọng, có hình cầu, đường kính tầm 0,6-1cm. Quả huyết giác khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ. Mỗi quả có chứa 3 hạt hình cầu, đường kính hạt khoảng 6-7mm.

Đặc điểm cây huyết giác
Cây huyết giác

Phân bố và thu hái cây huyết giác

Cây huyết giác thường mọc hoang, chủ yếu ở rừng núi đá vôi ẩm,  sinh trưởng tốt ở nơi có ánh sáng. Cây phổ biến nhiều ở Việt Nam, Campuchia và Nam Trung Quốc (Quảng Tây).

Tại Việt Nam, cây huyết giác thường mọc hoang trên núi đá xanh tại một số tỉnh như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Hà Tây, Nam Định, Quảng Ninh. Ở vùng núi đất thường không có cây huyết giác.

Phần thân gỗ màu đỏ (ở cây huyết giác già) là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Người ta thường đem phần thân gỗ về chặt nhỏ và phơi khô. Bảo quản để sử dụng dần hoặc bán sang Trung Quốc.

Chỉ những cây huyết giác già, đổ nát và đã chết mới có thể hóa gỗ. Đối với các cây thành huyết giác có màu đỏ, xuất hiện nhiều đám màu đỏ, cứng chắc, vị hơi chát.

Ở những vị trí màu đó sẽ có cảm giác như bị một loại sâu đục khoét gây nên. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây huyết giác là do sâu hay nấm. Cũng như chưa xác định được cụ thể thời gian từ cây chết đến huyết giác là bao lâu.

Thành phần hóa học cây huyết giác

Trong thành phần của nhựa chiết từ gỗ cây huyết giác  có chứa nhựa không tan 3%; Dracoalben 2,5%; Dracoresen 14%. Bên cạnh đó còn có chứa Dracoresinotanol và C6H5-CO-CH2-COOC8H9O chiếm 57-82%, Phlobaphen 0,03%, tro 8,3% và tạp thực vật 10,4%.

Thành phần hóa học cây huyết giác
Hoa của cây huyết giác thường mọc thành chùm

Công dụng chữa bệnh của cây huyết giác

Hơn 6 tác dụng của cây huyết giác loại cây hay bị nhầm với dứa núi đó là:

  1. Hỗ trợ làm thuốc bổ máu

Chuẩn bị huyết giác, hà thủ ô, hoài sơn, đậu đen sao cháy, quả tơ hồng mỗi thứ 100g, ngải cứu, gạo nếp rang mỗi thứ 20g cùng với 30g vừng đen. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột và trộn nhão với mật ong. Nặn thành viên và mỗi ngày dùng 10-20g.

  1. Chữa chảy máu cam

Sử dụng nhựa huyết giác và bạc hà với liều lượng bằng nhau. Đem tán thành bột rồi thực hiện thổi vào mũi sẽ giúp ngưng chảy máu cam.

  1. Trị đau nhức vết thương do ngã, đòn roi, tụ máu

Chuẩn bị huyết giác, thiên niên kiện, quế chi, địa liền, đại hồi và gỗ vang mỗi thứ 20g. Tất cả nguyên liệu tán nhỏ và ngâm với 500ml rượu 30o khoảng 1 tuần. Sau đó vắt kiệt lấy nước, bỏ bã. Dùng bông tẩm rượu huyết giác để xoa bóp lên vùng bị thương, đau nhức.

  1. Hỗ trợ cầm máu do vết thương hở

Sử dụng nhựa hoặc bột huyết giác để bôi trực tiếp lên vết thương có tác dụng cầm máu tức thì.

  1. Hỗ trợ chữa đau nhói tim, căng tức ngực, đau ê ẩm vai, sống lưng bị thật do mang vác nặng, chạy hoặc leo trèo quá đà

Chuẩn bị huyết giác, ngưu tất, đương quy, sinh địa và mạch mô mỗi th71 12g. Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống. Nếu có kèm triệu chứng sốt thì nên dùng thêm thiên môn, dành dành, huyền sâm và địa cốt bì mỗi thứ 12g.

  1. Thông huyết ứ, giảm đau do bong gân

Chuẩn bị huyết giác, đại hồi, quế chi, thiên niên kiện và địa liền mỗi thứ 20g. Đem tất cả tán nhỉ và ngâm với 500ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi bị bong gân dùng bông thầm rượu để xoa lên vùng bị đau nhức. Thực hiện 3 lần trong ngày mỗi lần 15 phút.

Công dụng chữa bệnh của cây huyết giác
Dược liệu của cây huyết giác có tác dụng chữa bệnh rất tốt

Phân biệt cây huyết giác với cây dứa núi

Huyết giác cũng có tên gọi khác là dứa dại và có một số điểm giống nhau ở thân và lá. Nên nhiều người thường nhầm lẫn cây huyết giác với cây dứa dại.  Nhưng nhìn kỹ thì màu sắc của lá cây huyết giác sẽ tươi xanh hơn. Trong khi quả của cây dứa dại thường rất to, nó còn to hơn cả quả dứa gai mọi người vẫn hay ăn.

Trên đây là thông tin về vấn đề hơn 6 tác dụng của cây huyết giác loại cây hay bị nhầm với dứa núi. Mặc dù mang lại nhiều tác dụng tốt. Nhưng phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng dược liệu huyết giác. Để đảm bảo an toàn hơn, bất cứ ai khi muốn sử dụng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn nhé!

Bài viết liên quan

  • GIẢI MÃ 11 TÁC DỤNG CỦA CÂY CHÌA VÔI TRONG ĐÔNG Y
  • 9+ TÁC DỤNG CỦA CÂY DUỐI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CÓ THỂ BẠN KHÔNG BIẾT
  • 11 TÁC DỤNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ TRONG CHỮA BỆNH
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Công dụng chữa bệnh của cây huyết giác/ tác dụng của cây huyết giác/ Đặc điểm cây huyết giác

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « CÂY HUYẾT DỤ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH CÓ KHẢ NĂNG XUA ĐUỔI MA QUỶ
Next Post: 12 TÁC DỤNG CỦA CÂY HƯƠNG NHU MÀ NGƯỜI NÔNG THÔN VẪN THƯỜNG DÙNG »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview