Cây hoàng cầm là một vị thuốc đông y quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng từ lâu đã được nhập nhiều về Việt Nam để dùng trong các bài thuốc chữa trị các vấn đề sức khỏe và đạt hiệu quả đáng kể. Để giúp mọi người có thêm kiến thức về Cây hoàng cầm và 20 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Bài viết sau đây sẽ đem đến các thông tin chi tiết. Mời mọi người cùng dành ít thời gian theo dõi nhé!
Table of Contents
Cây hoàng cầm là gì?
Cây hoàng cầm có tên khoa học đó là Scutellaria baicalensis Georg. Tên Hán Việt của cây hoàng cầm là Túc cầm, Kinh cầm, Đỗ phụ, Thử vĩ cầm, Khô trường, Điều cầm, Tử cầm,… Đây là loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Dược liệu của cây hoàng cầm . Là phần rễ phơi hay sấy khô có tên dược là Radix Scutellariae.
Theo như giải thích của Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển thì hoàng là vàng, cầm là kiềm hay vàng sẫm. Cũng do vị thuốc có màu vàng sẫm nên có tên gọi như trên.
Đặc điểm của cây hoàng cầm
Hoàng cầm là 1 cây thuốc nam quý có thân thảo, sống dai. Chiều cao của cây khoảng 20-50cm. Phần rễ của cây hoàng cầm phình to dạng hình chùy. Phần vỏ ngoài có màu nâu vàng. Thân cây thẳng đứng, nhẵn, không có lông có phân nhánh.
Lá của cây hoàng cầm thường mọc đối, cuống lá ngắn hoặc không có cuống. Mép lá nguyên, phiến lá có hình mác hẹp. Phần đầu lá hơi tù, chiều dài tầm 1,5-3cm, chiều rộng 3-8mm. Hoa có màu lam tím, mọc thành bông ở đầu cành. Cánh hoa hoàng cầm có 2 môi, 4 nhị màu vàng và bầu có 4 ngăn.
Dược liệu của cây hoàng cầm là phần rễ khô hình trụ tròn hoặc chùm xoắn. Phần rễ thường nhỏ dần về phía dưới, chiều dài khoảng 12-16cm. Phần trên thường thô hơn có đường kính 24-25mm. Vỏ ngoài hơi sần sùi, có màu nâu vàng, có nhiều đường nhăn dọc hoặc đường vân hình mạng. Phần bên trong của vỏ có màu vàng lục, ruột rỗng. Phần rễ già bên trong có màu nâu đen và rỗng ruột gọi nên thường được gọi là khô cầm hay phiến cầm. Phần rễ non thường đặc ruột nên được gọi là tứ cầm hay điều cầm.
Phân bố và thu hái cây hoàng cầm
Cây hoàng cầm chưa được trồng phổ biến tại Việt Nam. Chủ yếu nhập về từ các tỉnh của Trung Quốc như: Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc, Hà Nam, Vân Nam,… Cây còn mọc hoang nhiều ở Liên Xô cũ.
Thu hoạch lấy rễ cây vào mùa xuân. Người ta thường đào rễ về và cắt bỏ phần rễ con. Sau đó đem rửa sạch, phơi qua cho héo và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Tiếp tục phơi/sấy khô để bảo quản dùng dần.
Thành phần hóa học có trong cây hoàng cầm
Trong thành phần của cây hoàng cầm có chứa tinh dầu, các dẫn xuất flavonoid như scutelarin (hay woogonin) C16H12O11 và baicalin C21H18O11. Trong lá, rễ và thân đều có chứa chất scuelarin. Chất baicalin chỉ có trong rễ cùng với tamin và chất nhựa. Không có saponin, ancaloit, glucozit giống như các dược liệu khác.
Hoàng cầm theo đông y thường có tính hàn, vị đắng. Mang lại công dụng chữa sốt, cảm mạo, cầm máu. Chữa rong kinh hay băng huyết.
Tác dụng của cây hoàng cầm
Cây hoàng cầm và 20 công dụng chữa bệnh tuyệt vời đã được tổng hợp lại gồm có:
- Tác dụng hạ huyết áp.
- Giúp lợi tiểu.
- Tác dụng chuyển hóa lipid khá tốt.
- Giúp hạ sốt.
- Khả năng kháng khuẩn tốt.
- Hỗ trợ trị chứng nhiệt miệng, đau bụng, kiết lỵ, miệng đắng.
- Hỗ trợ trị chứng chảy máu cam, nôn ra máu do tích nhiệt trong cơ thể lâu ngày.
- Trị chứng thương hàn, tiêu tích nhiệt.
- Hỗ trợ chữa chứng đau đầu, phong nhiệt có đờm.
- Chữa nóng gan dẫn đến mờ mắt.
- Hỗ trợ điều trị rong kinh, rối loạn tiền mãn kinh.
- Hỗ trợ trị bệnh lao, viêm niêm mạc tử cung.
- Tác dụng thanh nhiệt, an thai.
- Hỗ trợ trị tiêu chảy, đau bụng do thấp nhiệt.
- Chữa bạch đới, đau bụng.
- Hỗ trợ chữa ho do đờm ủng tắc.
- Hỗ trợ điều trị ho do phế nhiệt.
- Chữa chứng đau bụng do nhiệt lỵ, mót rặn.
- Hỗ trợ chữa cho thai động không yên, huyết nhiệt.
- Hỗ trợ điều trị chứng nôn ra máu, chảy máu cam.
Lưu ý khi sử dụng cây hoàng cầm
Tuyệt đối không nên sử dụng hoàng cầm cho phụ nữ thai hàn và người có tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt.
Bên cạnh đó cũng không dùng hoàng cầm cho người bị tiêu chảy do hàn hoặc phế có hư nhiệt.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về Cây hoàng cầm và 20 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Khi cần sử dụng dược liệu của cây hoàng cầm để chữa trị. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách dùng và liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Trả lời