Khi nhắc đến cây hoàng bá chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết nhiều về vị thuốc này. Bởi hiện nay chưa được trồng nhiều nên còn phải nhập từ các nước khác về để làm thuốc chữa bệnh. Thông tin về Cây hoàng bá cùng 23 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh sẽ được cung cấp ngay sau đây để mọi người hiểu rõ hơn về vị thuốc quý này.
Table of Contents
Cây hoàng bá là gì?
Cây hoàng bá hay còn được gọi bằng một số tên khác như: hoàng nghiệt, nghiệt bì, nghiệt mộc, sơn đồ,… Tên khoa học của cây hoàng bá đó là Phellodendron amurense Rupr. (Phellodendron chinensis Schneid). Đây là loại cây thuộc họ Cam (Rutaceae). Phần vỏ thân cạo sạch vỏ ngoài phơi hoặc sấy khô của cây hoàng bá chính là vị thuốc được sử dụng.
Đặc điểm cây hoàng bá
Hoàng bá là 1 cây thuốc quý có chiều cao lên tới 15-20m, đường kính lớn khoảng 70cm. Vỏ thân cây hoàng bá thường dày và phân thành 2 tầng rõ rệt. Tầng ngoài của thân cây có màu xám, tầng trong có màu vàng. Lá dạng kép, mọc đối nhau, gồm có 5-15 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép lá nguyên. Hoa của cây hoàng bá có màu tím đen. Mỗi hoa có chứa từ 2-5 hạt. Mùa hè là thời điểm hoa nở nhiều.
Dược liệu của cây hoàng bá còn hình dáng cuốn vòng hoặc hơi cong. Cạnh và kích thước không đều nhau, độ dày khoảng 0,4-0,8cm. Lớp bên ngoài thường có màu vàng thẫm hoặc nâu nhạt, có rãnh dọc và nhiều chấm nhỏ màu nâu. Lớp bên trong thường có màu vàng. Chất không cứng, nhẹ, có thể bẻ gãy được. Phần bị gãy có nhiều sợi màu vàng tươi, chia thành từng lớp.
Phân bố và thu hái cây hoàng bá
Cây hoàng bá mọc nhiều ở Hắc Long Giang, Tứ Xuyên, Hà Bắc, Vân Nam, Quý Châu tại Trung Quốc. Bên cạnh đó cây còn mọc nhiều ở vùng Xiberi tại Nga. Cây hoàng bá mới bắt đầu được trồng thí nghiệm tại Việt Nam nhưng chưa có quy mô trồng lớn.
Vỏ thân cây hoàng bá được thu hoạch vào mùa hạ. Người ta thường cạo sạch lớp vỏ ngoài cho đến khi chỉ còn lớp trong dày khoảng 1cm. Sau đó cắt thành miếng rồi đem phơi hoặc sấy khô để dùng khi cần.
Thành phần hóa học cây hoàng bá
Trong thành phần của cây hoàng bá có chứa 1,6% becberin C20H19O5N, một ít panmatin C21H23O5N. Bên cạnh đó cây hoàng bá còn có chứa các tinh thể, chất béo, hợp chất sterolic.
Cây hoàng bá theo đông y thường có tính hàn, vị đắng, không độc. Mang lại công dụng thanh nhiệt, tả tướng hỏa, dùng làm thuốc ngoại khoa chữa mắt và các bệnh ngoài da. Bên cạnh đó còn hỗ trợ chữa trĩ, chữa bệnh xích bạch đới ở phụ nữ.
Tác dụng của cây hoàng bá
Cây hoàng bá cùng 23 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh đã được tổng hợp lại gồm có:
- Chữa lở loét miệng lưỡi.
- Trị nôn ra máu.
- Hỗ trợ trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ do nhiệt.
- Hỗ trợ chữa lở miệng, nhiệt bệnh do thương hàn.
- Chữa trị mụn nhọt, nhọt độc.
- Hỗ trợ chữa chứng hôi miệng, lở miệng do cam tích.
- Chữa trị lở độc trên đầu, lông và tóc quăn lại, cảm giác đau nhức.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ nhỏ bị lở loét, nửa người không khô.
- Trị phong hủi.
- Hỗ trợ chữa cho phụ nữ có thai đi lỵ.
- Trị chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
- Điều trị bệnh viêm gan cấp tính, phát sốt, chướng bụng.
- Tác dụng kích thích tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm ống mật.
- Trị bệnh sốt xuất huyết.
- Hỗ trợ trị sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, nhức đầu.
- Chữa chứng huyết áp cao với triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, tê ngón chân, tay và da dẻ có màu xanh tím.
- Hỗ trợ chữa chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, tinh thần suy nhược.
- Hỗ trợ trị cho trẻ nhỏ bị lỵ do nhiệt, đại tiện ra máu.
- Trị chứng đầy bụng, đau âm ỉ.
- Hỗ trợ trị xích bạch đới, ngứa âm đạo.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ nhỏ bị sưng lưỡi.
- Chữa họng sưng, khó ăn uống.
- Giải độc do ăn phải thịt chết.
Lưu ý khi dùng hoàng bá
Không nên sử dụng hoàng bá cho người có tỳ vị tiêu hóa không tốt, tiêu chảy do hư hàn, tỳ hư, ăn ít.
Trước khi áp dụng các bài thuốc có dùng hoàng bá cần hỏi qua ý kiến của thầy thuốc.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc các thông tin về Cây hoàng bá cùng 23 công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh. Cám ơn bạn đã dành ít thời gian để theo dõi bài viết này. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Trả lời