Có rất ít người để ý và quan tâm đến cây cơm nguội. Có thể thấy đây là một điều thiếu sót. Bởi loại cây này được xem là một dược liệu quá trong chữa bệnh. Rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Vậy thì còn chần chừ gì mà không cùng tìm hiểu về Cây cơm nguội và 10 tác dụng chữa bệnh thú vị ít ai biết được chia sẻ ngay bài viết dưới đây.
Table of Contents
Cơm nguội là cây gì?
Cây cơm nguội hay còn có một số tên gọi khác đó là:thu phong, cây nhội, trọng dương mộc,… Tên khoa học của cây cơm nguội là Bischofia javanica Blume hay Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. F.. Loại cây này thuộc họ nhà Euphorbiaceae.
Cây cơm nguội là cây thân gỗ rất dễ trồng. Cây mọc hoang rất nhiều ở trong rừng. Có chiều cao có thể lên đến 20m hoặc hơn. Thường được trồng nhiều ở các thành phố để lấy bóng mát.
Lá của cây cơm nguội ít rụng, có màu xanh quanh năm và. Lá kép cuống chung thằng dài từ 7-12cm, mọc so le. Mỗi đầu của cuống có 3 lá chét. Lá chét thường có hình trứng hoặc mác dài khoảng 8-10cm. Mép lá có răng cưa nông. Lá chét giữa thường lớn hơn 2 lá chét bên. Đáy và đầu lá chét thường nhọn.
Cụm hoa hình chùy, có màu hồng mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính nhỏ màu lục nhạt. Hai hoa đực và cái thường khác gốc. Hoa cái bầu thượng 3 ô và có 5 lá đài. Hoa đực có 5 nhị và 5 lá đài. Cơm nguội thường ra lúc đầu hạ tầm cuối xuân.
Quả cơm nguội hình cầu tạo thành từng chùm thòng lọng suông, màu xanh. Quả chín sẽ có màu nâu, đen hoặc hồng nhạt, vị hơi chát.
Cơm nguội mọc ở đâu?
Tại Việt Nam, cây cơm nguội mọc nhiều ở một số tỉnh như: Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú, Gia Lai, Ninh Bình, Nghệ An,…
Ngoài ra nó còn mọc ở một nơi khác trên thế giới như: Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Thành phần hóa học của cơm nguội
Cứ 100g lá non của cây cơm nguội có chứa các thành phần gồm:m76,9g nước, 13g glucid, 4,1g protid, 30mg vitamin C. Bên cạnh đó còn có 2,6mg caroten và 3,9g chất xơ, các triterpenoid, steroid cùng các dẫn chất.
Hạt của cây cơm nguội có chứa dầu thô. Vỏ thân có chứa thành phần tanin. Cây cơm nguội được trồng ở Việt Nam còn chứa thành phần tanin galic và vitamin C.
Thu hái- sơ chế và bảo quản cây cơm nguội
Lá của cây cơm nguội có thể thu hoạch quanh năm. Tiếp theo, người ta rửa sạch nguyên liệu rồi phơi khô hoặc sấy. Sử dụng ở dạng khô có thể bảo quản được thời gian lâu hơn.
Cách bảo quản: Sau khi phơi hoặc sấy khô, người dân bảo quản chúng trong hộp kín, túi nhựa. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm thấp, mối mọt, côn trùng,,..
Tính vị và tác dụng của cơm nguội
Theo đông y cơm nguội có tính mát, vị chát. Có công dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết, hành khí.
Nhiều người thường dùng lá non để ăn với gỏi cá. Ngọn và lá non của cây cơm nguội có thể thái nhỏ để xào hoặc nấu canh rất ngon.
Thời gian trước chưa ai biết đến công dụng chữa bệnh của loại cây này. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu công dụng của cây ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Ở Ấn Độ thường dùng dịch ép từ lá cơm nguội để trị loét.
Ở Trung Quốc, phần rễ và thân được dùng để chữa phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp. Phần lá Đực dùng hỗ trợ chữa ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa. Bên cạnh đó còn dùng chữa viêm phổi, viêm gan truyền nhiễm, trẻ em cam tích. Chữa viêm hầu họng, dùng ngoài trị lở ngứa và mụn nhọt,…
Tại những vùng sâu, vùng sa việc tận dụng công dụng của cây thuốc này rất tốt.
Tác dụng của cây cơm nguội chữa bệnh gì?
Cây cơm nguội và 10 tác dụng chữa bệnh thú vị ít ai biết có thể kể đến bao gồm:
Trị ho dai dẳng lâu ngày
Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó bạn có thể dùng thuốc dân gian để chữa bệnh. Khi bị cơn ho dai dẳng không dứt, dùng 20g lá cơm nguội, 20g cây thuốc giòi,2 cái vỏ quýt và 8g cam thảo. Rửa sạch rồi cho hết vào nồi nấu với 1 lít nước đến khi lượng nước trong nồi còn 1 nửa ban đầu thì nhấc xuống. Mỗi ngày uống 1 thang liên tục trong 3 ngày bạn sẽ thấy cơn ho thuyên giảm.
Chữa dị ứng do tiếp xúc hóa chất, thuốc mỡ; viêm ngoài da, lở ngứa như ghẻ ruồi do nguồn nước bẩn.
Dùng lá cơm nguội và nghể răm liều lượng bằng nhau. Cho lên bếp nấu nước tắm. Không bỏ bã mà dùng bã rau lau người đặc biệt những vùng da bị bệnh, sau một thời gian bạn sẽ thấy da khỏi hoàn toàn.
Chữa lở ngứa, viêm âm đạo, khí hư, bạch đới.
Dùng khoảng từ 40g đến 70g cây khô sắc với nước, dùng hằng ngày. Muốn bệnh nhanh khỏi bạn có thể pha thêm ít phèn chua ngâm rửa hằng ngày. Sau 2 tuần sử dụng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt.
Để làm bài thuốc trị mụn nhọt và dị ứng ta dùng khoảng 50g lá cơm nguội và 30g cây dâu da, mang hai vị thuốc trên giã nhỏ và trộn với ít dấm. Dùng hỗn hợp trên đắp vào những nơi bị dị ứng và mun nhọt.
Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 10 ngày các triệu chứng do dị ứng gây nên hoặc mụn nhọt sẽ biến mất.
Cây cơm nguội chữa các vết thương do té ngã, chấn thương
Để làm bài thuốc này ta sử dụng một lượng lá cơm nguội vừa đủ, gừng 1 củ và 1 muỗng muối trắng, giã nát tất cả các nguyên liệu trên rồi đắp vào vết thương.
Nên rửa thường xuyên nhiều lần mỗi ngày tình trạng sẽ mau chóng được cải thiện. Làm đi làm lại nhiều lần trong ngày, khoảng 7-10 ngày sau chỗ chấn thương sẽ không còn bầm tím, đau nhức.
Điều trị ung thư thực quản, dạ dày.
Theo một số nghiên cứu, lá và thân của cây có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và đường tiêu hóa. Cụ thể là nhờ một số hoạt chất có trong cây giúp cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát tán và lan rộng của các khối u ác tính. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh khó chữa này.
Để trị ung thư thực quản và dạ dày bằng cây cơm nguội ta dùng 20g lá cây này, sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày. Kiên trì sử dụng hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm gan virus.
Khi bạn mắc phải các triệu chứng của bệnh viêm gan nên xét nghiệm máu trước khi sử dụng thuốc. Đầu tiên bạn chuẩn bị khoảng 23g lá cây cơm nguội, diệp hạ châu 25g, cam thảo 17g, rau má khô 15g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, liệu trình uống trong vòng 1 tháng.
Trị nước ăn chân, chàm.
Lấy 80g đến 100g lá của cây sắc chung với nước và dùng nước sắc ngâm rửa vùng da bị chàm hoặc nước ăn tay chân. Nên rửa thường xuyên nhiều lần mỗi ngày tình trạng sẽ mau chóng được cải thiện.
Trị đau nhức xương khớp, phong thấp.
Đối với căn bệnh này, bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau: Lá cơm nguội, 14g vỏ thân đem đi sao vàng, 14g thổ phục linh, 14g dây đau xương. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc uống với 100ml nước.
Trị lỵ, tiêu chảy.
Cây cơm nguội có tác dụng kháng viêm và ức chế một số loài vi khuẩn rất tốt ngăn ngừa quá trình xâm nhập của vi khuẩn đến với đường ruột.
Sử dụng 50g lá cơm nguội. Rửa sạch rồi dùng nguyên liệu sắc với nước trong khoảng 30 phút. Lọc bỏ bã và chia đều uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm rau sam, lá cơm nguội mỗi vị 15g, nấu thành món canh thịt ăn mỗi ngày 1-2 lần.
Xem thêm:
- CÂY HẠ KHÔ THẢO VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
- CÂY CỎ SỮA CÙNG 10 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ
Lưu ý khi sử dụng cây cơm nguội
Dưới đây là một điều lưu ý khi sử dụng các bài thuốc có chứa cây cơm nguội:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng loại cây này.
- Sử dụng đúng liều lượng và không nên lạm dụng các bài thuốc. Cần có thời gian để bài thuốc phát huy tác dụng, do đó, nên kiên trì để có hiệu quả.
- Vỏ và thân cơm nguội có một ít độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương vì vậy nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ sử dụng.
- Khi sử dụng các bài thuốc cây cơm nguội mà có các triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Giá bán của cây cơm nguội
Hiện nay, giá bán cây cơm nguội tai thị trường thuốc Đông Y thường dao động trong khoảng: 200.000 VNĐ/KG đến 250.000 VNĐ/KG. Để tránh mua phải các dược phẩm kém chất lượng hoặc đội giá, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cửa hàng thuốc uy tín.
Hy vọng bài viết trên đã mang lại thông tin bổ ích về Cây cơm nguội và 10 tác dụng chữa bệnh thú vị ít ai biết. Cám ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết nhé!
Trả lời