• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » CÂY HẠ KHÔ THẢO VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ

CÂY HẠ KHÔ THẢO VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ

10/07/2020 10/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

CÂY HẠ KHÔ THẢO VÀ 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH BẤT NGỜ

Từ lâu hạ khô thảo được biết đến là một loài hoa có màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên, í tai biết rằng loại cây này còn là một thảo dược quý mang lại nhiều giá trị trong việc điều trị bệnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu về Cây hạ khô thảo và 15 công dụng chữa bệnh bất ngờ ngay bài viết sau đây nhé!

Table of Contents

  • Cây hạ khô thảo là gì?
  • Đặc điểm cây hạ khô thảo
  • Phân bố và thu hái của cây hạ khô thảo
  • Tác dụng của cây hạ khô thảo
    • Hạ huyết áp
    • Lợi tiểu
    • Thông tiểu tiện
    • Chữa tràng nhạc, mã đao
    • Điều trị bệnh phụ khoa như khí hư, xích bạch đới
    • Chữa tăng huyết áp
    • Chữa đau mắt đỏ
    • Giải độc, mát gan
    • Chữa tắc sữa
    • Trị lao hạch
    • Điều trị viêm tuyến sữa
    • Chữa bệnh viêm xoang cấp tính
    • Làm đẹp
    • Bị thương
    • Tính kháng khuẩn
    • Bài viết liên quan

Cây hạ khô thảo là gì?

Cây hạ khô thảo hay còn có tên gọi là khác Nãi đông, Thiết sắc thảo. Tên khoa học của hạ khô thảo là Brunella (Prunella) vulgaris L. Đây là loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Sở dĩ có tên hạ khô thảo là do ngày xưa kể lại rằng, sau ngày hạ chí thì cây bị khô héo. Nhưng trên thực tế thì vào màu hè cây vẫn tươi tốt. Cụm hoa và quả phơi/sấy khô là bộ phận được sử dụng để làm dược liệu.

Đặc điểm cây hạ khô thảo

Hạ khô thảo là một cây thuốc nam quý hiếm. Loại cây này sống lâu năm, thân vuông màu tím hơi đỏ. Lá cây hạ khô thảo có hình mác dài hay hình trứng, mọc đối xứng. Phần mép lá hơi có răng cưa hoặc mép nguyên, ít lông.

Hoa hạ khô thảo thường mọc thành cụm ở đầu cành tựa như bông. Cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5-6 hoa. Đài hoa thường gồm 2 môi, phần môi ở trên có 3 răng, môi phía dưới có 2 răng, 3 cạnh. Cánh hoa tựa hình môi, có màu tím nhạt. Môi trên có hình dáng như cái mũ, môi dưới xẻ 3 thùy, thùy giữa thường rộng hơn. Quả hạ khô thảo nhỏ và cứng.

Đặc điểm cây hạ khô thảo
Hình ảnh cây hạ khô thảo

Phân bố và thu hái của cây hạ khô thảo

Cây hạ khô thảo có nguồn gốc từ một số vùng ôn đới châu Á và châu Âu. Cây được trồng nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… Tại Việt Nam cây chỉ mới được phát hiện ở một vài nơi như Sapa, Tam Đảo, Hà Giang. Vào tháng 4,5,6 có rất nhiều cây hạ khô thảo nhưng đến tháng 8 thì lụi đi.

Thu hoạch khi hoa có màu nâu đỏ. Người ta thường hái phần cành hoa và đem về để phơi hoặc sấy khô. Bộ phận tập trung nhiều dược tính nhất là cụm hoa.

Thành phần hóa học của cây hạ khô thảo

Trong thành phần của hạ khô thảo có chứa 3,5% muối vô cơ (68% là kali clorua), ancaloit tan trong nước và tinh dầu. Hạ khô thảo có vị đắng là do có chứa thành phần prunellin, denphinidin cyaidin.

Hạ khô thảo theo đông y có tính cay, vị đắng, tính hàn, không độc. Mang lại hiệu quả thanh nhiệt, tiêu ứ sáng mắt,…

Phân bố và thu hái của cây hạ khô thảo
Hoa hạ khô thảo mọc đầu cành, mọc thành chùm và có màu tím

Tác dụng của cây hạ khô thảo

Cây hạ khô thảo và 15 công dụng chữa bệnh bất ngờ đã được đúc kết lại như sau:

  1. Hạ huyết áp

Các nghiên cứu đã cho thấy những chất tan trong nước của hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp khá tốt trên nhiều bệnh nhân. Thuyên giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu do cao huyết áp gây ra.

  1. Lợi tiểu

Theo nghiên cứu cho thấy thành phần của hạ khô thảo có chứa khoảng 0,56% chất axit ursolic C30H48O3. Kết hợp cùng muối kali sẽ có công dụng lợi tiểu rất tốt. Không những vậy axit này còn có tác dụng loại trừ độc tố và axit uric qua thận hiệu quả.

  1. Thông tiểu tiện

Sử dụng hạ khô thảo 8g, hương phụ tử 2g, cam thảo 1g. Tất cả vị thuốc đem sắc cùng với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục 5-7 ngày.

  1. Chữa tràng nhạc, mã đao

Sử dụng hạ khô thảo 200g đun lấy nước uống trước khi ăn 2 tiếng.

Hoặc có thể sử dụng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí với một lượng vừa đủ để đun lấy nước uống.

  1. Điều trị bệnh phụ khoa như khí hư, xích bạch đới

Sử dụng một lượng vừa đẻ hạ khô thải tán thành bột. Mỗi lần dùng 8g để uống với nước cơm.

  1. Chữa tăng huyết áp

Sử dụng hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ mỗi thứ 20g, hoa cúc, lá mã đề mỗi thứ 12g để sắc lấy nước uống.

  1. Chữa đau mắt đỏ

Dùng hạ khô thảo, lá dâu mỗi thứ 10g, hoa cúc trắng 12g. tất cả đem đun lấy nước rồi thêm 50g gạo tẻ vào nấu thành cháo. Cho thêm ít đường phèn và khuấy tan. Mỗi ngày ăn 2 lần.

Tác dụng của cây hạ khô thảo
Hạ khô thảo mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt
  1. Giải độc, mát gan

Chuẩn bị hạ khô thảo, hương phụ tử mỗi thứ khoảng 62,5g, chích thảo 20g tất cả nghiền thành bột. Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần uống 12g với nước sôi để nguội.

  1. Chữa tắc sữa

Sử dụng 125-250g hạ khô thảo để sắc lấy nước uống trong ngày.

  1. Trị lao hạch

Sử dụng hạ khô thảo 12g kết hợp với cam thảo 4g. Đem đun lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Áp dụng liên tục khoảng 20-30 ngày.

  1. Điều trị viêm tuyến sữa

Sử dụng hạ khô thảo 20g, huyền sâm, thổ bối mẫu mổi thứ 12g. Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.

  1. Chữa bệnh viêm xoang cấp tính

Sử dụng hạ khô thảo, hoa kim ngân, ké đầu ngựa, mạch môn, tân di, hoàng cầm mỗi thứ 12g, chi tử 8g, thạch cao 4g. Tất cả đem sắc lấy nước uống. Chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

  1. Làm đẹp

Sử dụng hạ khô thảo 10g, 30g lá dâu sắc lấy nước. Sau đó để nguội và cho thêm 10ml nước ép dưa chuột. Khuấy đều rồi bôi hỗn hợp lên mặt, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước.

  1. Bị thương

Sử dụng hạ khô thảo tươi giã nát và đắp lên vùng bị thương.

  1. Tính kháng khuẩn

Một số thí nghiệm cho thấy hạ khô thảo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Có khả năng ức chế nhiều loại trực khuẩn như lỵ, lao,…

Thông tin về Cây hạ khô thảo và 15 công dụng chữa bệnh bất ngờ chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy hỏi qua ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng dược liệu này để chữa trị các vấn đề về sức khỏe. 

Bài viết liên quan

  • 9 CÔNG DỤNG CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG TRONG ĐÔNG Y
  • ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ, CÓ CÔNG DỤNG GÌ TỐT CHO SỨC KHỎE?
  • CÂY GẠO VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG QUÝ BÁU CẦN KHÁM PHÁ
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Cây hạ khô thảo là gì/ Tác dụng của cây hạ khô thảo/ Đặc điểm cây hạ khô thảo

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « XUYÊN KHUNG VÀ 26 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
Next Post: CÂY HẬU PHÁC CÙNG 22 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview