Bạch chỉ từ lâu được xem là một vị thuốc quý được dùng nhiều trong Đông y. Có rất nhiều bài thuốc sử dụng bạch chỉ để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mang lại hiệu quả khá tốt. Bạch chỉ vị thuốc sở hữu 25 tác dụng bất ngờ không phải ai cũng biết đến. Cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị thuốc này nhé!
Table of Contents
Bạch chỉ là cây gì?
Bạch chỉ hay còn được gọi là cửu lý, trúc căn, chỉ hương, bách chiểu, hòe hoàn, phương hương, ly hiệu… Đây là một loại thảo dược quý hiếm, sống lâu năm. Thân thảo với chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Phần thân bên trong rỗng, đường kính của thân có thể từ 2 đến 3cm.
Phía trên thường có những cụm hoa với lông ngăn, phía dưới thường nhẵn, bên ngoài có màu tím hồng. Phần rễ của cây bạch chỉ thường mọc thành những củ thẳng, dài, nhiều khi sẽ phân ra làm nhiều nhánh. Lá sẽ ôm lấy phần thân, có cuống dài, các bẹ rộng, phiến lá của chúng thường xẻ từ 2 cho tới 3 lần với hình lông chim.
Các cụm hoa của cây sẽ mọc tại kẽ lá hoặc đầu cánh với tán kép. Phần cuống có chiều dài khoảng 4cm đến 8cm. Hoa bạch chỉ có màu trắng với mẫu 5. Quả có hình hơi tròn, bầu dục, bế đôi dẹp chiều dài khoảng 6mm.
Thành phần hóa học của bạch chỉ
Thành phần hóa học của cây bạch chỉ thường có một số những dẫn chất curamin. Điển hình như Anhydro Byakangelicin, Phelloterin, imperatorin, Byak angelical, Byak angelicin, Neobyak Angelicol… và tinh dầu. Ngoài ra, bạch chỉ còn có Scopetin và Marmezin.
Phân bố và thu hái bạch chỉ
Cây bạch chỉ thường mọc tập trung chủ yếu ở khu vực Vân Nam Trung Quốc. Sau đó du nhập vào nước ta và được trồng ở cả đồng bằng lẫn miền núi. Quá trình thu hái củ bạch chỉ thường diễn ra trong mùa thu. Không được làm gãy rễ hoặc sây sát phần vỏ. Đối với những cây đã ra hoa và kết hạt thì không được lấy rễ. Phần rễ con cần phải cắt bỏ, rửa sạch. Sau đó tiến hành xông sấy diêm sinh trong thời gian 1 ngày, 1 đêm rồi mới sấy khô.
Bào chế bảo quản bạch chỉ
Bạch chỉ có thể được bào chế và bảo quản theo các cách sau:
+ Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua. có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam).
Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Liều lượng, cách dùng và độc tính của thuốc
Cũng giống như các thảo dược khác, việc sử dụng bạch chỉ trong điều trị bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng của các thầy thuốc Đông y. Theo đó, thảo dược này thường được khuyến cáo sử dụng không quá 3-6g mỗi ngày. Việc tùy tiện tăng, giảm hoặc thay đổi liều lượng cũng như thời gian dùng thuốc có thể gây ra một số độc tính như:
- Ngộ độc.
- Co giật.
- Kích ứng da.
- Ngứa da.
- Nổi mẩn đỏ.
- Mề đay.
- Sưng môi miệng.
- Khó thở.
Tuy hoạt chất Angelicotoxin trong bạch chỉ có độc tính nhẹ hơn Xicutoxin. Nhưng thực tế một số báo cáo cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp bị tác dụng phụ khi sử dụng thảo dược này quá liều. Do vậy, khi sử dụng người bệnh cần hết sức thận trọng, tuyệt đối không thay đổi chỉ dẫn của các thầy thuốc, tránh những biến chứng khó lường.
Tác dụng chữa bệnh của Bạch chỉ
Bạch chỉ vị thuốc sở hữu 25 tác dụng bất ngờ có thể kể đến đó là:
- Điều trị đau mắt, đau đầu.
- Điều trị đầu phong.
- Điều trị chóng mặt, chứng phong, sản hậu sinh.
- Điều trị chứng đau nửa đầu.
- Điều trị chứng đau mí mắt do đờm, nhiệt, phong.
- Điều trị chảy nước mũi trong.
- Điều trị bệnh xoang.
- Điều trị cảm cúm.
- Điều trị sốt ở trẻ nhỏ.
- Điều trị ruột có mủ máu, bạch đới, rốn và bụng lạnh đau.
- Điều trị bệnh trĩ.
- Điều trị đau răng.
- Điều trị bệnh về mắt.
- Điều trị đi tiểu khó.
- Điều trị chứng hóc xương.
- Điều trị chứng mồ hôi trộm.
- Điều trị đau ống chân.
- Điều trị chứng táo bón.
- Điều trị chứng đi ngoài ra máu.
- Điều trị đinh nhọt mới mọc.
- Điều trị ung nhọt bị sưng đỏ.
- Điều trị chứng đi tiểu ra máu.
- Điều trị rết hoặc rắn độc cắn.
- Điều trị bạch đới.
- Điều trị hôi miệng.
Xem thêm:
- BẠCH THƯỢC VÀ 16 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI
- BẠCH TRUẬT VỊ THUỐC “KHẮC TINH” CỦA CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA
- 15 CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH ĐÀN TRONG CHỮA BỆNH
Những bài thuốc chữa bệnh từ bạch chỉ
Hình thức làm thuốc cây bạch chỉ gồm: Sắc uống, tán thành bột để làm hoàn, nấu nước tắm hoặc làm thuốc xông, rửa.. Được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y trị bệnh tuy nhiên do có độc tính nên thảo dược này thường không được khuyến khích sử dụng dài ngày. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc bạch chỉ được lưu rộng rãi trong dân gian:
- Bài thuốc trị đầu phong: Thang thuốc gồm có bạch chỉ, bạc hà, thạch cao, uất kim, mang tiêu. Đem hỗn hợp tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 ít thổi vào mũi.
- Bài thuốc trị đau đầu, đau mắt: Lấy 16g bạch chỉ, 4g ô đầu sống sau đó tán thành bột. Pha với nước trà mỗi lần uống 1 ít.
- Bài thuốc trị chứng trường phong: Tán bột hương bạch chỉ uống cùng với nước cơm.
- Bài thuốc trị đau nửa đầu: Sự góp mặt của các dược liệu bạch chỉ, tế tân, một dược, nhũ hương, thach cao lấy lượng bằng nhau rồi tán nhuyễn. Thổi hỗn hợp vào mũi, nếu đau bên phải thì thổi vào bên trái và ngược lại.
- Bài thuốc trị xoang mũi: Lấy khoảng 3,2g bạch chỉ, 3,2g phòng phong, 3,2g tân di, thêm vào 4,8g thương nhĩ tử; 2g xuyên khung; 2,8g tế tân; 1,2g cam thảo hòa cùng với nước rồi bôi xung quanh rốn. Để đạt hiệu quả cần kiêng thịt bò.
- Bài thuốc trị thương hàn cảm cúm: Lấy 40g dược liệu bạch chỉ, 20g cam thảo sống, thêm 3 lát gừng, 3 củ hành, 1 trái táo, 50 hạt đậu xị, 2 chén nước đem sắc rồi sử dụng.
- Bài thuốc trị sốt ở trẻ nhỏ: Nấu nước bạch chỉ tắm cho trẻ để ra mồ hôi.
- Bài thuốc trị trĩ ra máu: Tán bột cây chỉ hương, mỗi lần lấy 4g với nước cơm. Hoặc có thể sắc nước dược liệu rồi đem xông, rửa hậu môn.
- Bài thuốc trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: Sử dụng cây bạch chỉ, hoàng cầm lấy lượng bằng nhau rồi đem tán bột. Mỗi lần lấy 8g sử dụng với nước trà.
- Bài thuốc trị đau răng do phong nhiệt: Lấy 4g cây bạch chỉ , thêm 2g dược liệu chu sa tán thành bột rồi trộn mật thành viên to bằng hạt súng. Hàng ngày lấy bột đắp vào chân răng sẽ giảm tê buốt.
- Bài thuốc trị rắn độc hoặc rết cắn: Lấy cây chỉ hương cùng nhũ hương và hùng hoàng lượng bằng nhau rồi đem uống với rượu ấm.
- Bài thuốc trị bạch đới: Tán nhuyễn bạch chỉ, mai mực với lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 12g
- Bài thuốc trị cảm, đau đầu trước trán: Dùng dược liệu bạch chỉ, phòng phong mỗi thứ 12g; khương hoạt, hoàng cầm, sài hồ, kinh giới mỗi vị 8g; 4g cam thảo đem sắc hỗn hợp lấy nước uống vào sáng và tối.
- Bài thuốc trị lở sơn: Vị thuốc bạch chỉ ngâm rượu cũng có tác dụng rất tốt trong trị bệnh lở sơn. Dùng bạch chỉ mài với rượu hoặc dấm vôi sẽ đẩy lùi triệu chứng lở sơn.
- Bài thuốc trị hôi miệng: cây chỉ hương, xuyên khung lấy mỗi thứ 30g. Đem tán bột rồi trộn mật làm viên có kích thước to như hạt ngô. Mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 viên.
- Bài thuốc trị ung nhọt sưng đỏ: Đem tán bột đại hoàng và cây chỉ hương lấy lượng bằng nhau. Mỗi ngày dùng 8g, nên sử dụng cùng với nước cơm mỗi lần uống.
- Bài thuốc trị mồ hôi trộm: Tán bột 20g thần sa cùng 40g bạch chỉ. Mỗi ngày lấy 8g uống với uống rượu ấm.
- Bài thuốc trị ống chân đau: Dùng các dược liệu bạch giới tử trộn với bạch chỉ với lượng bằng nhau trộn với nước gừng sau đó đắp lên ống chấn bị đau nhức.
- Bài thuốc trị tiểu khó do khí: Lấy chỉ hương tấm với giấm rồi đem phơi khô khoảng 80g. Đem dược liệu đi tán thành bột, mỗi lần sử dụng 8g sắc cùng cam thảo và mộc thông để uống.
- Ngâm bạch chỉ làm đẹp da: 30gr cây chỉ hương kết hợp 250gr dược liệu hoa đào tươi. Cho hỗn hợp này vào bình thủy tinh hoặc bình sứ; thêm 1 lít rượu, đậy nắp kín và để tạo nơi có nhiệt độ ổn định. Sau 30 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần uống 1 ly nhỏ sau 3 tháng sẽ thấy vết nám đen ở mặt dần mờ đi.
Một số lưu ý khi sử dụng bạch chỉ
Những đối tượng không nên dùng bạch chỉ:
- Dị ứng với thành phần của bạch chỉ
- Buồn nôn, nôn ói do hỏa
- Người có thể âm hư, hỏa vượng, huyết nhiệt
- Khí hư đới hạ ra nhiều
- Lậu hạ
- Đau đầu do huyết hư, hỏa vượng
- Mụn nhọt, mụn đầu đinh chưa vỡ miệng
- Đang bị tổn thương khí huyết
- Sốt xuất huyết
Thận trọng khi sử dụng bạch chỉ:
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc và những người có kinh nghiệm chuyên môn khi có ý định dùng cây bạch chỉ cho các trường hợp:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Có thai hoặc cho con bú
- Đang dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ hoặc bất kỳ loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng và thảo dược nào khác
- Có bệnh trong người
Tương tác thuốc:
- Rễ cây bạch chỉ có thể tương tác với Warfarin – một loại thuốc chống đông máu. Việc sử dụng chúng cùng lúc có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
- Sự tương tác giữa bạch chỉ với các thuốc khác vẫn chưa được báo cáo. Để tránh hiện tượng trên, bạn nên thận trọng cung cấp cho thầy thuốc một danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc tân dược, thuốc bổ hay các thuốc thảo dược bạn đang dùng.
Dược liệu bạch chỉ có giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, giá bán của 1kg dược liệu bạch chỉ là khoảng 250.000-270.000đ/ kg. Tuy nhiên con số này có thể chênh lệch tại các địa chỉ kinh doanh cũng như thời điểm và độ khám hiếm của thị trường.
Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua dược liệu này tại các tiệm thuốc Đông y, các cửa hàng dược liệu hoặc trang web bán hàng online. Tuy nhiên, do bạch chỉ sấy khô thường dễ nhầm lẫn với nhiều loại dược liệu khác nên rất nhiều đại lý, cơ sở kinh doanh đã lợi dụng, trà trộn thêm những loại rễ không có giá trị gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người nắm rõ Bạch chỉ vị thuốc sở hữu 25 tác dụng bất ngờ. Trước khi sử dụng bạch chỉ hãy tham khảo qua ý kiến bác sĩ. Đồng thời chọn địa chỉ uy tín để mua để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Trả lời