Cây hương nhu là một thảo dược đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Có thể tìm thấy cây hương nhu ở nhiều nơi. Hương nhu trong đông y còn là một vị thuốc có khả năng hỗ trợ chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe rất hữu hiệu. Hãy cùng tìm hiểu 12 tác dụng của cây hương nhu mà người nông thôn vẫn thường dùng được chia sẻ ngay sau đây nhé!
Table of Contents
Cây hương nhu là gì?
Cây hương nhu hay còn gọi là cây é rừng. Đây là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao từ 1 – 2m. Thân vuông, có nhiều lông, hóa gỗ ở gốc. Cây hương nhu khi còn nhỏ 4 cạnh thân có màu nâu tía, còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt. Khi già sẽ chuyển sang mù nâu.
Lá của cây hương nhu mọc đối chéo có hình chữ thập, khía có răng cưa. Phiến lá thuôn hình chữ mác, có nhiều lông ở 2 mặt lá. Mặt trên của lá có màu xanh thẫm hơn mặt dưới, cuống lá dài. Cụm hoa hương nhu có hình xim ở nách lá và thường co lại thành xim đơn. Tràng hoa chia thành 2 môi, có màu trắng, hoa không đều. Quả bế tư được bao bởi đài hoa còn lại.
Hương nhu có mùi thơm khá dịu chịu. Khoảng tháng 5-7 là thời gian ra hoa. Thời gian thu hái tốt nhất là khi cây đang ra hoa hoặc lúc bắt đầu kết quả. Tất cả bộ phận của cây hương nhu trừ phần rễ đều được dùng để làm thuốc. Có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hoặc khô tùy ý.
Thành phần hóa học của hương nhu
Trong thành phần hóa học của cây hương nhu có chứa: 10,15% cavacrol; 10,90% transbergamotene; 9,82% thymol; 10,93% b-caryophyllene; 11,83% humulene. Bên cạnh đó còn có chứa; 12,64% b-bisabolene; 4,35% g-terpinene; 4,06% p- cynmene; 2,62% camphene; 1,23% a-pinene; 0,15% limonene,…
Các loại cây hương nhu
Cây hương nhu được chia thành 2 loại dựa vào đặc điểm màu sắc như sau:
Hương nhu tía
Cây hương nhu tía hay còn được gọi bằng một số tên khác đó là: é tía, é rừng. Hương nhu tía có thân nhỏ, sống nhiều năm, chiều cao từ 1.5 – 2m. Cành và thân cây đều có màu tía, lông quặm. Lá hương nhu tía thuôn có hình trứng hoặc mác. Lá thường mọc đối có cuống dài, mép lá có răng cưa, có lông ở 2 mặt lá. Hoa có hương nhu tía mọc thành từng chùm đơn, có màu tím. Hoa thường xếp thành mỗi vòng gôm 6 – 8 hoa. Khi vò nát hoa và lá sẽ có mùi thơm của đinh hương.
Hương nhu tía được trồng nhiều trong vườn của các gia đình để nấu nước uống, hỗ trợ chữa chứng đau đầu. Lá còn được dùng để nấu xông hơi cho người ốm. Đây còn là dược liệu trong nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả.
Hương nhu trắng
Hương nhu trắng hay còn có một số tên gọi khác đó là: é lớn, húng giổi tía. Cây hương nhu trắng có thân cao hơn hương nhu tía. Lá hương nhu trắng thường mọc đối, phiến hình trứng nhọn, chiều dài khoảng 5 – 10cm. Mép lá khía tai bèo hoặc răng cứng thô, cuống thon.
Có lông ở gân chính. Hoa hương nhu trắng thường mọc theo chùm đơn. Cây hương nhu trắng mọc hoang dại ở rất nhiều nơi. Nhưng do có mùi khá hắc và khó uống nên chủ yếu được trồng để lấy tinh dầu.
Cây hương nhu có tác dụng gì?
Cây hương nhu theo đông y thường có vị cay, tính hơi ôn. Đem lại công dụng tốt trong việc chữa đau đầu, cảm cúm, chữa phù thũng và chứng buồn nôn, đau bụng,…
Vào mùa hè có thể sử dụng cây hương nhu để chữa cảm nắng. Vào mùa đông có thể dùng hương nhu để chữa nhiễm lạnh, người phát sốt rét, đau bụng, chữa nhức đầu, thủy thũng, chảy máu cam, miệng nôn, đi tiêu lỏng,….
Công dụng chữa bệnh của cây hương nhu
12 tác dụng của cây hương nhu mà người nông thôn vẫn thường dùng có thể kể đến đó là:
- Hỗ trợ chữa chứng cảm lạnh (đi mưa bị nhiễm lạnh)
- Hỗ trợ chữa chứng cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa hay ăn quá nhiều thức ăn sống lạnh vào mùa hè.
- Hỗ trợ chữa cảm sốt nhức đầu.
- Hỗ trợ trị chứng hôi miệng.
- Hỗ trợ trị phù thũng, không mồ hôi, tiểu tiện đỏ.
- Chữa chứng chậm mọc tóc ở trẻ.
- Hỗ trợ chữa viêm đường hô hấp ở trẻ
- Hỗ trợ trị chảy máu cam không cầm được máu.
- Hỗ trợ chữa chảy máu lưỡi.
- Trị chứng tiêu chảy, nôn mửa.
- Hỗ trợ chữa trị viêm trường vị cấp tính, kiết lỵ.
- Phòng ngừa chứng đau đầu do nắng.
Những người không nên dùng hương nhu
Tuy đem lại nhiều công dụng tốt. Nhưng bạn không nên tùy ý sử dụng hoặc dùng quá nhiều có thể làm hao khí. Cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
- Không sử dụng hương nhu cho người khí hư và âm hư.
- Không nên dùng cho người không có biểu tà.
- Do hương nhu có tính ôn nên không được uống nóng vì có thể gây tình trạng nôn mửa.
- Kiêng sử dụng cho người trúng nhiệt.
- Bên cạnh đó không nên dùng cho người biểu hư, ra nhiều mồ hôi.
- Không sử dụng nhiều cho những người có chân khí hư yếu.
- Hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hương nhu để chữa trị.
Hy vọng qua nội dung bài viết trên đây đã giúp mọi người biết đến 12 tác dụng của cây hương nhu mà người nông thôn vẫn thường dùng. Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi!
Trả lời