Cây duối được biết đến với tác dụng làm hàng rào, làm bonsai. Tuy nhiên, thật bất ngờ khi biết đến các công dụng chữa bệnh đáng kể từ loại cây này. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ 9+ Tác dụng của cây duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết. Cùng dành ít phút để tìm hiểu và có thêm kiến thức bổ ích cho mình.
Cây duối là cây gì?
Cây duối hay dân gian thường gọi bằng một số tên gọi khác như: còn được gọi bằng tên câu ruối, duối nhám, duối dai hay hoàng anh mộc. Tên khoa học của cây duối là Streblus asper Lour. Đây là loại cây thuộc họ dâu tằm Moraceae. Người dân tộc Tày thường gọi cây duối là máy xói.
Cây duối mọc hoang ở rất nhiều nơi. Hoặc có thể được trồng để lấy bờ rào. Toàn thân cây có nhựa mủ trắng. Do cành khá khúc khủy nên còn được trồng để làm bonsai.
Đặc điểm của cây duối
Cây duối là một loại cây thân gỗ, nhỏ, có chiều cao 4-5m. Lá cứng, có hình trứng ngược. Các lá mọc so le nhau, mặt lá nhám, mép khía răng, chiều dài tầm 3-7cm, chiều rộng 3cm.
Duối là loại cây đơn tính khác gốc. Do đó mỗi cây chỉ ra hoa cái hoặc hoa đực. Hoa cái thường có màu lục, hoa đực có màu màu vàng, hình cầu. Hoa thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành chùm.
Quả duối hợi dẹp nhỏ, có hình cầu, to cỡ đầu ngón tay út. Khi quả chín có màu vàng ruộm và có thể ăn được.
Cây duối sống lâu năm. Có thể sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả ở những vùng đất cằn cỗi. Tận dụng tối đa những đặc tính vốn có của cây duối. Nhiều nghệ nhân đã kiến tạo nên các tác phẩm bonsai nghệ thuật từ cây duối và mang lại giá trị cao.

Phân bố, thu hái, chế biến cây duối
Cây duối chủ yếu phân bố rộng rãi ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, miền Nam của Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Xri Lanca, Myanmar,…
Ở Việt Nam, cây duối mọc hoang rất nhiều tại các vùng đồi núi. Nhiều gia đình thường trồng cây duối để làm hàng rào. Cây trồng bằng cành hoặc gieo bằng hạt.
Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Sử dụng mủ tươi của cây trực tiếp. Phần lá, cành, rễ rửa sạch.Sau đó cắt ngắn và đem phơi khô hoặc sao vàng. Bảo quản để sử dụng dần.
Thành phần hóa học của cây duối
Trong mủ của cây duối có chứa thành phần nhựa 76% và cao su 23%. Vỏ cây duối có chứa một số chất quan trọng như asperosid, streblosid, một pregnan glycosid.
Qua các nghiên cứu khoa học còn cho thấy trong thành phần của cây duối còn chứa acid oleanolic, β-sitosterol, botulin, n-triacontan, tetracontan-3-on, stigmasterol. Vỏ cây duối có chất đắng mang lại công dụng khá tốt cho cơ tim. Trong đó tính năng trợ tim của hoạt chất glycoside rất nổi trội.

Công dụng dược lý của cây duối
Cây duối theo đông có tính mát, vị đắng chất. Có công dụng sát trùng, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc. Bên cạnh đó còn hỗ trợ chữa lỵ, đau bụng, trị sâu răng, rất tốt cho xương khớp, chữa gãy xương.
Cây duối chữa bệnh gì?
9+ Tác dụng của cây duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết có thể kể đến đó là:
- Hỗ trợ trị chứng bí tiểu, nước tiểu màu đỏ do nóng trong.
- Chữa đái buốt, nước tiểu đục.
- Chữa phù thũng
- Bó gãy xương.
- Chữa trị chứng đau nhức đầu do thay đổi thời tiết.
- Trị sâu răng.
- Bài thuốc lợi sữa.
- Trị mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ).
- Hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận.

Tác dụng của cây duối
Từ xa xưa cấy duối đã được sử dụng để chữa đau đầu, chữa mụn nhọt, đau nhức răng, lợi sữa, thông tiểu, chữa tiểu đục, giảm trướng bụng… Mỗi bộ phận trên cây duối sẽ có chức năng riêng biệt như sau:
- Lá duối có tác dụng tốt trong việc chữa viêm sưng đường tiểu, trị bệnh bạch đới khí hư. Bên cạnh đó còn chống chứng tiểu khó, bệnh kiết lỵ, ngăn ngừa phù thũng, xúc tiến trữ lượng sữa ở mẹ sau sinh. Đồng thời còn được bào chế để trị mụn nhọt đầu đinh, lở loét da.
- Hạt duối rất tốt cho việc chữa chảy máu cam, tiêu chảy và tốt cho người bị bệnh bạch ban.
- Nấu nước từ vỏ cây duối có thể hỗ trợ chữa tiêu chảy, kiết lỵ, Tình huống giải độc rắn cắn nhai trực tiếp.
- Rễ duối có công dụng hạ sốt, chống kiết lỵ. Bên cạnh đó còn giúp giảm đau, giảm viêm sưng, an thần, chống động kinh.
- Mủ duối có đặc tính sát trùng nên được dùng để trị đau gót, bàn tay nứt nẻ. Áp dụng tốt trên màng tang thái dương, giảm đau dây thần kinh đầu.
Trên đây là thông tin tham khảo về 9+ Tác dụng của cây duối đối với sức khỏe có thể bạn không biết. Nếu có nhu cầu sử dụng cây duối để chữa trị. Tốt nhất nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để sử dụng phù hợp, an toàn, hiệu quả nhé!
Trả lời