Thận ứ nước là một căn bệnh có thể gây suy giảm chức năng của thận và làm tổn thương cấu trúc tế bào thận. Những tổn thương này có thể phục hồi trong một vài ngày, thận ứ nước cấp tính. Vậy thận ứ nước là bệnh gì? Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không? Hãy cùng tham khảo ngay để biết thêm thông tin trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là tình trạng thận tổn thương khi bị giãn nở hoặc sưng to lên do nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ đọng trong thận. Thận ứ nước có thể chỉ xảy ra ở một hoặc cả hai bên thận.
Nếu bị thận ứ nước kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng, thận ứ nước mạn tính sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi cả hai bên thận bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng suy thận.
Dấu hiệu thận ứ nước độ 2
Ở giai đoạn này, dấu hiệu thận ứ nước đã thể hiện rõ rệt: cầu thận sưng giãn lên tới 10-15mm. Người bệnh phải gánh chịu cơn đau mạn sườn và hông cả ngày, kèm theo đó là tình trạng đi tiểu liên tục (lượng nước tiểu nhiều gấp 1,5 – 2 lần so với bình thường).
Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?
Tùy vào từng mức độ tổn thương của thận mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ quyết định có cần phải mổ không. Nếu tình trạng của người bệnh chỉ là tình ứ nước thông thường do sỏi gây ra thì bác sĩ có thể chỉ yêu cầu bệnh nhân điều trị bằng thuốc để tán sỏi. Sau một thời gian khoảng 3 tháng, người bệnh cần đi xét nghiệm, siêu âm, phân tích nước tiểu, xạ hình thận để đánh giá lại mức độ tổn thương thận. Từ đó bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp ở giai đoạn này.
Những trường hợp bị thận ứ nước độ 2 cần phải mổ bao gồm:
- Hẹp niệu quản bẩm sinh cần phải mổ để định hình lại đường niệu
- Sỏi thận có kích thước lớn, có thể phải phẫu thuật để gắp sỏi ra.
- Trong trường hợp khối u chèn ép vào niệu quản, các bác sĩ sẽ cân nhắc theo tình trạng của bệnh nhân và chỉ định mổ ngay hoặc điều trị bằng hóa trị, xạ trị.
Cần làm gì trong trường hợp thận bị ứ nước độ 2
Uống nước đầy đủ
Không những đối với người bệnh mà ngay cả những người bình thường cũng cần bổ sung một lượng nước phù hợp mỗi ngày. Đặc biệt, việc uống nước đầy đủ với người bị thận ứ nước càng quan trọng hơn. Việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết có thể làm loãng nước tiểu, cùng với đó là loại bỏ các vi khuẩn có hại ra khỏi hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, mỗi ngày 1 người bình thường nên uống khoảng 8 cốc nước. Trong đó, uống 1 cốc sau khi ngủ dậy, và 7 cốc còn lại chia đều uống trong ngày.
Giảm đau
Người bệnh có thể áp dụng các liệu pháp như chườm, xoa bóp để giảm những cơn đau hông, đau háng hay đau lưng do bệnh gây ra. Nếu đau quá có thể sử dụng thuốc giảm đau.
Không được nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu sẽ khiến cho những cơn đau tăng lên, cực kỳ không tốt cho thận. Bạn nên đi tiểu ít nhất 2 tiếng 1 lần, đây là một việc cần thiết, giúp giảm áp lực cho thận cũng như giảm sự khó chịu cho bệnh nhân.
Dùng thuốc điều trị
Theo các nghiên cứu, việc sử dụng các bài thuốc Đông y được kết hợp các loại thảo dược an toàn, lành tính với công dụng bổ thận, giảm đau mỏi, tức hông, phục hồi tình trạng thận, đẩy lùi bệnh thận ứ nước và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phòng ngừa bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách điều trị cẩn thận các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận. Ví dụ những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi dần dần bằng cách uống nhiều nước hàng ngày, các loại nước sắc thuốc Nam có tác dụng lành tính, làm tan sỏi như nước râu ngô, bông mã đề, kim tiền thảo, cỏ xước, xích đồng…
Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu như: sinh hoạt tình dục chung thủy, an toàn; tránh ngâm mình tắm rửa trong nước ao hồ bị ô nhiễm; phụ nữ chú ý vệ sinh cá nhân đúng cách: lau rửa vùng kín từ trước ra sau, không lau rửa từ sau về trước… để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng dẫn đến hẹp đường tiết niệu và gây ứ nước ở thận.
Đối với những người đã mắc bệnh, để hạn chế diễn tiến phức tạp của bệnh, người bệnh có thể thực hiện việc chữa trị nghiêm túc như sau:
- Tái khám đúng hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
Trên đây là thông tin về bệnh thận ứ nước là gì? Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến những thông tin bổ ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời