Bệnh đau thần kinh tọa không chỉ khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút. Mà còn khiến cho sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng nguy hiểm. Nhiều người vì không hiểu rõ được về căn bệnh này như thế nào. Đã không phát hiện sớm, không có biện pháp khắc phục kịp thời. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Vậy nên việc tìm hiểu thông tin Đau thần kinh tọa là gì? Những thông tin quan trọng không thể bỏ qua là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau đây.
Table of Contents
Đau thần kinh tọa là gì?
Thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh hông to. Đây là một dây thần kinh dài nhất và lớn nhất trong cơ thể của con người. Có vị trí xuất phát từ phía rễ thần kinh L4 L5 S1 S2 S3 hội tụ lại. Các dây thần kinh này nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đau thần kinh tọa (tên tiếng anh: Sciatica pain) là tình trạng đau dọc theo lộ trình dây thần kinh hông chạy dọc từ thắt lưng đến mông, đùi, bắp chân và bàn chân, ngón chân.
Bất cứ ai cũng có thể bị mắc bệnh đau thần kinh tọa. Đặc biệt là những người lao động tuổi từ 30 – 50. Trước đây nếu nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Thì hiện nay theo thống kê cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lại cao hơn.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Tìm hiểu cụ thể Đau thần kinh tọa là gì? Những thông tin quan trọng không thể bỏ qua. Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan – Trưởng phòng tại Phòng Khám YHCT Sài Gòn cho biết, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, vị trí phát bệnh mà bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như:
♦ Cảm giác bị đau nhức dữ dội. Các cơn đau diễn ra từ rễ thần kinh lan dần xuống mông, đùi, bắp chân. Thậm chí cả bàn chân, ngón chân cũng bị đau.
♦ Cảm giác rát bỏng vị trí chi phối của dây thần kinh tọa.
♦ Xuất hiện triệu chứng kiến bò, kim châm dọc dây thần kinh. Khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
♦ Khi đi, ho, hắt hơi, khi thời tiết trở lạnh, ngồi lâu… Các triệu chứng sẽ càng bộc phát dữ dội hơn.
♦ Tê bì, đi lại khó khăn.
♦ Thay đổi dáng đi, đi tập tễnh, bên cao bên thấp khi bệnh nặng.
♦ Các triệu chứng đau dây thần kinh tọa càng nghiêm trọng hơn khi tổn thương nặng nề.
♦ Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất tập trung, sút cân…
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể do các nguyên nhân khác nhau gây nên như:
- Nguyên nhân tại cột sống
Đối với nguyên nhân này sẽ được chia thành nhóm mắc phải và nhóm bẩm sinh
Nhóm nguyên nhân mắc phải chủ yếu là do một số bệnh lý như: bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm nhiễm. Các khối u gây chèn ép, hẹp cột sống, viêm cột sống do lao ảnh hưởng đến tủy xương, chèn ép dây thần kinh tọa. Trong đó thoát vị đĩa đệm đã chiếm khoảng 70 – 90% những trường hợp bị đau thần kinh tọa.
Nhóm nguyên nhân bẩm sinh. Chủ yếu là do gai đôi bẩm sinh L5S1 khiến cho gai chèn ép đến dây thần kinh tọa gây đau, tê dọc theo vùng chi phối.
- Nguyên nhân nằm trong ống sống
Bao gồm một số bệnh lý như viêm tủy thần kinh. Bị u trong tủy hoặc u dây thần kinh vùng thắt lưng. Hay u mỡ vùng tủy ép các tổn thương mà những bệnh lý này gây ra sẽ đè ép lên rễ thần kinh tọa.
- Một số nguyên nhân hiếm gặp
Cấu trúc của rễ dây thần kinh L5 S1 lớn hơn so với mức bình thường. Tĩnh mạch quanh rễ bị giãn,… Để phát hiện khá khó khăn và chỉ có thể áp dụng các biện pháp ngoại khoa.
Một số yếu tố dễ dẫn đến hình thành bệnh đau thần kinh tọa. Bao gồm: chấn thương, tuổi tác, sự thay đổi về nội tiết, mang vác vật nặng bị sai tư thế,…
Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau thần kinh tọa
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa thường có chung những thắc mắc sau đây:
Có nên đi bộ khi bị đau thần kinh tọa?
Đi bộ là một trong những hình thức vận động nhẹ nhàng khá tốt được bác sĩ khuyên nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, để giúp hỗ trợ trị bệnh tốt bệnh nhân cần lưu ý đi bộ đúng cách để không gây tổn thương cho dây thần kinh tọa.
Các bác sĩ đã có khuyến cáo bệnh nhân mỗi ngày chỉ nên đi bộ khoảng 20-30 phút. Có thể đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc đi bộ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có độ co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. Nên đi bộ trên đường bằng phẳng theo quãng đường thẳng. Khi thực hiện đi bộ nên để tay thoải mái, giữ cho dáng người thẳng tự nhiên.
Nếu thấy đau hơn khi đi bộ bạn nên ngưng lại để tránh gây tổn thương khiến bệnh nặng hơn.
Bệnh đau thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp Nguyễn Thùy Ngoan. Bệnh đau thần kinh tọa không những ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Tư thế đi đứng, chống đẩy của bệnh nhân có xu hướng nghiêng về bên không bị chèn ép dẫn đến biến dạng.
– Biên độ vận động ngày càng suy giảm. Khả năng để thực hiện cúi, xoay người, ngửa nghiêng bị hạn chế. Đi lại trở nên khó khăn hơn.
– Tổn thương rễ thần kinh, có cảm giác rét run, khả năng tiết mồ hôi giảm…
– Teo cơ, bắp chân khiến việc đi đứng không chắc chắn.
– Gây yếu liệt chân bên chi phối dây thần kinh tọa.
– Hội chứng vùng đuôi ngựa rối loạn cơ tròn không kiểm soát đường đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác.
– Tàn phế một hay cả hai chân tùy theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chữa trị đau thần kinh tọa. Người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp như sau:
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa
- Không ăn quá nhiều hải sản.
- Hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật.
- Tránh ăn quá mặn, quá ngọt.
- Nói không với rượu bia, nước có ga, thuốc lá và các chất kích thích…
Bên cạnh đó, nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn như sau:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, B6,9,12…
- Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ trong rau củ quả.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi trong trứng, đậu nành, đậu phụ, tôm, cua…
Khi nào cần gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán bệnh
Bệnh đau thần kinh tọa khi ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc để bệnh hồi phục. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng dưới đây người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa hiệu quả kịp thời:
+ Đau nhức dữ dội, đột ngột vùng thắt lưng, đùi chân.
+ Bị tê mỏi, khó khăn khi di chuyển chân.
+ Việc kiểm soát bàng quan khó khăn.
Chẩn đoán:
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng. Các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
– Chụp Xquang: Phát hiện các bệnh thoái hóa, trượt đốt sống…
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Xác định tổn thương cột sống tại dây thần kinh tọa do chèn ép nhờ các hình ảnh chi tiết về xương, đĩa đệm.
– Chụp CT-scan: Tạo hình ảnh cột sống, cho thấy tìm ra nguyên nhân gây đau thần kinh tọa do bệnh cột sống hay ống sống gây ra.
– Đo điện cơ (EMG): Giúp đo các xung điện được tạo ra bởi các dây thần kinh và các phản ứng của cơ.
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
Bệnh đau thần kinh tọa có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như nguyên nhân gây bệnh, mức độ, tình trạng bệnh, cơ địa sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, hiệu quả điều trị đạt được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ, tình trạng đau thần kinh tọa nặng hay nhẹ. Bệnh có xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm, chèn ép rễ thần kinh chưa?
- Thời điểm điều trị bệnh là giai đoạn khởi phát hay toàn phát. Thông thường khi bệnh ở giai đoạn nhẹ sẽ dễ chữa trị hơn, cho hiệu quả tối ưu hơn so với bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
- Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa. Đây được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Có quyết định rất lớn đến khả năng phục hồi của bệnh nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan, việc khắc phục hoàn toàn các cơn đau tại rễ thần kinh tọa khá khó khăn. Nếu như áp dụng đúng phương pháp và kiên trì sẽ giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tái phát một cách tốt hơn.
Các cách trị đau thần kinh tọa
Để điều trị đau thần kinh tọa bệnh nhân có thể tham khảo qua một số cách như sau:
Mẹo chữa đau thần kinh tọa
Để chữa bệnh đau thần kinh tọa người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:
Xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học. Người bệnh cần phải lên kế hoạch, sắp xếp các công việc bản thân cần làm. Để từ đó có thể thay đổi những thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt, công việc:
+ Nằm ngủ đúng tư thế.
+ Hạn chế đi giày cao gót.
+ Không ngồi quá lâu trong thời gian dài.
+ Tuyệt đối không đi lại quá nhiều hay làm những việc mang vác nặng nhọc.
Thực hiện bài tập hỗ trợ điều trị
Bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập xoay đầu gối, kéo căng chân. Thực hiện bài tập giãn gân kheo, tư thế chim bồ câu. Bên cạnh đó có có thể bơi lội, tập dưỡng sinh, đạp xe,…
Trong quá trình tập luyện, nếu gặp tình trạng đau nhức nặng hơn hoặc có biểu hiện bất thường. Nên ngừng tập ngay và thăm khám để được xử trí kịp thời, tránh chấn thương nguy hiểm.
Đau thần kinh tọa chữa bằng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian thường sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ tìm. Bao gồm các bài thuốc từ cỏ xước, lá lốt, sữa và tỏi, rau má,…
Áp dụng cách chữa này cần phải kiên trì trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả. Tùy vào từng cơ địa sức khỏe của mỗi người mà thuốc sẽ phát huy tác dụng hoặc không.
Các mẹo chữa bệnh đau thần kinh tọa đều mang đến tác động nhất định. Phù hợp cho bệnh nhẹ mới hình thành. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để an tâm hơn.
Đau thần kinh tọa uống thuốc gì?
Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thuốc phù hợp. Có thể sử dụng:
Chữa bằng thuốc tây y
Thuốc bao gồm thuốc dạng viên nén, viên cứng, thuốc tiêm. Dùng thuốc sẽ có tác dụng giảm đau, giãn cơ,bổ sung vitamin B giúp giảm đau hiệu quả, tốt cho hệ thần kinh. Bên cạnh đó còn giúp kiểm soát tình trạng cơ cứng tốt hơn.
Đa số bệnh nhân đều chọn cách chữa bệnh bằng thuốc. Do cách này khá đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không được mua thuốc về dùng khi chưa thông qua chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng ngưng thuốc giữa chừng sẽ dễ dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nhờn thuốc.
Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam
Các bài thuốc nam thường dùng thảo dược thiên nhiên kết hợp. Sử dụng một bài thuốc nam tốt không những đảm bảo về kết quả đạt được. Mà thành phần dược liệu, độ lành tính cũng góp một vài trò rất quan trọng.
Hiện nay vấn đề đang được đặt ra đó là có khá nhiều cơ sở vì lợi ích mà đã pha trộn nhiều thành phần không rõ nguồn gốc. Tẩm hóa chất, trộn tân dược vào thuốc để bán cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu cẩn thận để tránh tình trạng tiền mất tật mang khi dùng thuốc nam chữa bệnh.Trong nhiều bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa. Hiện nay có 2 bài thuốc phù hợp với mọi đối tượng mà bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng. Đó là bài thuốc nam gia truyền và Hoạt huyết phục cốt hoàn của yhoccotruyen saigon. Cả 2 bài thuốc này đều dùng dược liệu thiên nhiên sạch. Được hái từ các vườn chuyên canh, bào chế dưới dạng viên hoàn, cao rất dễ sử dụng và bảo quản.
Điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa
Để chữa đau dây thần kinh tọa còn có thể áp dụng biện pháp điều trị ngoại khoa như:
- Cố định xương giúp tránh sang chấn, giảm đau thần kinh tọa.
- Can thiệp vào đĩa đệm mở cung sau đốt sống.
- Vi phẫu thuật lấy nhân đĩa đệm giải phóng.
- Mổ laser phương pháp hiện đại, không để lại sẹo hay chảy máu.
Tuy tỷ lệ thành công của phẫu thuật khá cao. Nhưng cách chữa này rất tốn kém chi phí, thời gian hồi phục chậm. Rất dễ bị nhiễm trùng, tái phát nếu chăm sóc sai cách.
Hy vọng với thông tin về Đau thần kinh tọa là gì? Những thông tin quan trọng không thể bỏ qua. Đã giúp ích được nhiều cho mọi người trong việc sớm nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và luôn tràn đầy năng lượng trong cuộc sống.
Trả lời