Thận ứ nước là một căn bệnh mãn tính gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy thận ứ nước là bệnh gì? Thận ứ nước độ 3 có phải mổ không? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để có câu trả lời bạn nhé!
Table of Contents
Thận ứ nước độ 3 là gì?
Thận ứ nước là một trong những bệnh lý nguy hiểm của thận. Đặc biệt, nết không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây ra bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm. Bệnh thận ứ nước sẽ được chia theo cấp độ, giai đoạn thận ứ nước độ 1,2 là cấp tính, giai đoạn thận ứ nước độ 3,4 là mãn tính. Mức độ tổn thương tăng dần theo cấp độ. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe đi xuống vô cùng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ra thận ứ nước
Nguyên nhân thận ứ nước là do tắc nghẽn ở bất cứ phần nào của đường tiết niệu.
- Đối với trẻ em, sự tắc nghẽn thường là do bị hẹp niệu đạo (niệu đạo là ống lấy nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể), hoặc do thu hẹp lỗ niệu đạo (là các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang)
- Đối với người lớn, nguyên nhân thường liên quan đến các các bệnh lý sẵn có như: sỏi thận (gây tắc nghẽn niệu đạo), trào ngược bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, tử cung, buồng trứng và đại tràng.
Ngoài ra cũng có thể do tác động ngoại thể từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, ngủ nghỉ không đủ giấc hoặc lạm dụng thuốc bổ thận quá đà.
Triệu chứng của thận ứ nước độ 3
- Mệt mỏi: Ở mức độ này, chức năng thận bị suy giảm nhiều dẫn đến thận tạo ra ít chất tham gia vào kích thích tế bào hồng cầu, do đó bệnh nhân mắc thận ứ nước độ 3 sẽ gặp triệu chứng mệt mỏi do thiếu máu.
- Bất thường khi đi tiểu: Lúc này, ngoài mức độ đi tiểu nhiều hơn bình thường thì màu sắc nước tiểu cũng có sự thay đổi (thường xuất hiện màu nhợt hoặc màu nâu tối) và có bọt.
- Sưng phù, ứ dịch và khó thở: Một khi chức năng thận suy yếu thì khả năng loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể sẽ giảm theo làm chất lỏng tích tụ, khiến người mắc bệnh thận ứ nước độ 3 có nguy cơ bị phù ở mắt, mặt, chân hoặc tay.
- Rối loạn đường tiêu hoá: Người bệnh thận yếu sẽ táo bón nhiều hơn so với người bình thường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống.
Khi mắc căn bệnh thận ứ nước độ 3, thận đã bị tổn thương khá nặng, nếu không mau chóng điều trị, bệnh sẽ mau chóng phát triển thành thận ứ nước giai đoạn cuối (độ 4) và cuối cùng là suy thận mãn tính. Đặc biệt trường hợp thận ứ nước độ 3 có sỏi, bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn, lúc này buộc phải có sự can thiệp của ngoại khoa để điều trị.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước có thể được chữa khỏi, tùy thuộc vào nguyên nhân. Các biến chứng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu, huyết áp cao, suy thận và mất nước.
Những biến chứng của bệnh thận ứ nước:
- Cảm thấy chướng bụng dưới, đau bụng, cơn đau bắt đầu ở hông lưng, sườn lan tới háng rất khó chịu
- Buồn nôn hoặc nôn, toát mồ hôi
- Khiến bệnh nhân bị đau quằn quại phải gò người lại
- Ở một người bệnh còn bị tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng người bệnh
Thận ứ nước độ 3 có nguy hiểm không?
Khi đã ở giai đoạn này, thận ứ nước độ 3 được đánh giá là nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những chuyển biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng lớn tới chức năng của thận. Độ giãn nở của cầu thận đã vượt quá 15mm, trên ảnh chụp cũng rất khó để phân biệt được đâu là bể thận, đâu là đài thận.
Bệnh khiến cơ thể trở lên vô cùng mệt mỏi, do cơ thể tích tụ nhiều độc tố, chất lỏng ở mức độ nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh cần được điều trị một cách nhanh chóng, trước khi các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
Điều trị thận ứ nước độ 3
-
Điều trị bằng thuốc Nam
Các loại thuốc Nam lành tính như râu ngô, bông mã đề, kim tiền thảo, cỏ xước, xích đồng…có tác dụng khơi thông dòng chảy của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài, làm giảm sưng, giảm áp lực, phòng ngừa bệnh suy thận và phục hồi chức năng của thận.
-
Điều trị bằng thuốc Tây
Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân ngăn ngừa sự nhiễm trùng và hạn chế bệnh trở nặng.
-
Điều trị bằng tia laser
Đối với sỏi thận, các sóng xung kích sẽ được bắn vào viên sỏi, làm sỏi vỡ ra nhiều mảnh nhỏ để có thể đi qua đường tiết niệu. Phương pháp này tuy ít đau đớn hơn so với phẫu thuật nhưng sẽ phải điều trị nhiều lần.
-
Điều trị bằng steroid
Steroid là loại thuốc có công dụng ngăn ngừa, hạn chế axit uric một loại chất gây ung thư có trong sỏi. Tùy từng trường hợp giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân liệu trình điều trị bằng steroid phù hợp.
-
Đặt ống thông bàng quang
Là phương pháp chỉ dùng cho những người có đường tiết niệu quá hẹp. Nếu bệnh nhân bí tiểu và bàng quang mở rộng như là một nguyên nhân gây ứ nước, bác sĩ có thể đặt ống thông bàng quang để tháo nước tiểu tạm thời, giảm căng thận và giảm đau cho bệnh nhân, từ đó có thời gian điều trị bằng các phương pháp triệt để hơn như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
-
Phẫu thuật
Ở giai đoạn 3, thận phình to gây đau đớn, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ cân nhắc liệu pháp phẫu thuật để cắt bỏ, lấy sỏi niệu quản, loại bỏ các khối u gây tắc nghẽn niệu quản.
Thận ứ nước độ 3 có phải mổ không?
Ở mức độ 3, bể thận cùng đài thận đã bị giãn nở lớn. Tuy nhiên mô thận vẫn còn bình thường, chưa bị tổn thương ở mức độ cao. Đây cũng là giai đoạn mà bệnh bắt đầu phát triển nhanh chóng, gây ra những tổn thương không thể hồi phục cho thận.
Lúc này, bệnh thận ứ nước sẽ có nhiều biểu hiện xấu, làm cho khả năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều. Đầu tiên là việc cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nguyên nhân là do niệu đạo bị tắc nghẽn lâu ngày, khiến cho khả năng sản sinh hormone erythropoietin bị ảnh hưởng, không còn khả năng sản sinh hồng cầu nữa, khiến toàn thân mệt mỏi. Tiểu ra máu, hoặc nước tiểu có màu của máu, màu sẫm hơn bình thường cũng là một dấu hiệu thường thấy của thận ứ nước giai đoạn này.
Vì thận bị tổn thương, bị tích nước, nên khả năng loại bỏ các chất độc và chất lỏng dư thừa bị ảnh hưởng, khiến người bệnh bị phù nề, cơ thể mệt mỏi. Cùng với đó, nhiều báo cáo đã cho thấy người bị bệnh khi đã ở độ 3 thì thường bị rối loạn tiêu hóa, các vấn đề táo bón, trĩ… đều khiến cuộc sống bị ảnh hưởng vô cùng nhiều..
Phòng ngừa bệnh thận ứ nước độ 3
Để phòng tránh mắc bệnh thận ứ nước, mọi người cần áp dụng những phương pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây bao gồm:
- Nên uống nhiều nước (2-3 lít)
- Giảm ăn mặn, cân ăn nhiều rau quả
- Điều cần nhất mỗi khi có nhu cầu đi tiểu nên đi ngày, không cố nén quá lâu
- Mỗi năm cần siêu âm ít nhất một lần để xem tình trạng thận của mình
- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và hạn chế chất béo nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh thận ứ nước
- Thường xuyên luyện tập thể dục giúp giảm khả năng tích tụ chất thải, giảm nguy cơ hình thành sỏi.
Các bài thuốc Nam chữa bệnh thận ứ nước độ 3
Bên cạnh việc chữa bệnh thận ứ nước bằng thuốc Tây y và phương pháp phẫu thuật. Người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc dân gian trị thận ứ nước từ cây thuốc Nam rất hiệu quả.
Rễ cỏ tranh
- Dùng 200 gam rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml nước, uống 2 – 3 lần/ngày
- Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng và hạ huyết áp giúp trị thận ứ nước hiệu quả
Râu ngô
- Chọn râu ngô tươi sợi to, bóng mượt, màu nâu nhung sắc lấy 200ml nước uống hàng ngày
- Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày giúp làm tan sỏi, loại bỏ triệu chứng đi tiểu lắt nhắt của người mắc bệnh thận ứ nước
Kim tiền thảo
- 100 gam kim tiền thảo sắc lấy nước dùng 1 – 2 lần mỗi ngày
- Theo đông y, kim tiền thảo có tác dụng điều trị thận ứ nước, lợi tiểu, ngăn ngừa sự gia tăng thích thước của sỏi thận
Bông mã đề
- Chuẩn bị 10 gam bông mã đề, 2 gam cam thảo sắc lấy 200ml nước chia thành 3 lần uống trong ngày
- Bông mã đề có tác dụng bào mòn sỏi trong bàng quang và đường tiết niệu, hỗ trợ chữa thận ứ nước.
Trên đây là thông tin về bệnh thận ứ nước độ 3 có phải mổ không? Có nguy hiểm không? Hy vọng những tư liệu được cung cấp trong bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống!
Trả lời