Thận ứ nước độ 1 được xem là mức độ nhẹ nhất. Tuy nhiên, vì là giai đoạn đầu nên nhiều người có tâm lý chủ quan trong việc khám chữa. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ phát triển ngày càng nặng và gây nhiều nguy hiểm. Vậy cụ thể tình trạng thận ứ nước độ 1 có sỏi và không có sỏi có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.
Table of Contents
Thận ứ nước độ 1 có sỏi
Khi tác nhân gây thận ứ nước là do sỏi thận. Các viên sỏi có kích thước lớn sẽ dẫn đến tắc nghẽn bên trong hệ thống tiết niệu của cơ thể. Từ đó ngăn cản việc bài tiết nước tiểu bình thường ra bên ngoài. Dấu hiệu nổi bậc của bệnh đó là xuất hiện các cơn đau từ mạn sườn. Sau đó cơn đau sẽ kéo dài xuống vùng lưng dưới và hông.
Bệnh có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên thận. Những dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu. Bệnh nhân sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nhưng nước tiểu thường khá ít và chảy nhẹ. Có thể bị đi tiểu nhiều vào ban đêm dẫn đến dễ bị mất ngủ. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Tình trạng cao huyết áp xảy ra ở 30% bệnh nhân.
- Hiện tượng đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, màu lạ.
- Sốt
- Buồn nôn và nôn.
Chính bởi vì nguyên nhân gây bệnh hầu hết là do sỏi thận. Vì vậy cần phải tiến hành điều trị sỏi trước. Khi đã đào thải hết sỏi ra bên ngoài thì thận sẽ trở lại bình thường.
Thận ứ nước độ 1 không có sỏi
Thận ứ nước độ 1 có sỏi và không có sỏi có sao không? Đối với trường hợp bị thận ứ nước độ 1 không có sỏi có thể do các nguyên nhân như:
- Hệ tiết niệu bị tắc nghẽn do các tác nhân sau:
Trong thời kỳ mang thai, sự phát triển của thai nhi khiến cho tử cung chèn ép vào ống nối giữa thận và bàng quang. Đây là một dấu hiệu khá bình thường và xảy ra phổ biến trong lúc bạn mang thai.
Tuyến tiền liệt phình to gây tắc niệu đạo. Hiện tượng này thường xảy ra ở những người lớn tuổi.
Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng, u xơ cổ tử cung khi phát triển sẽ chèn ép vào hệ tiết niệu, ngăn không cho nước tiểu thoát ra ngoài.
Tổn thương hay nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ống nối giữa thận và bàng quang bị tắc.
- Trào ngược vesicoureteral: Là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang trở lại vào niệu quản. Trẻ em rất dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra khi van giữa bàng quang và niệu quản gặp vấn đề và hoạt động không đúng chức năng. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều nguy hiểm.
Triệu chứng thận ứ nước độ 1 không có sỏi
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nào. Sau đây là một số triệu chứng dễ gặp ở bệnh nhân bị thận ứ nước không có sỏi.
- Sốt
- Buồn nôn và nôn
- Đi tiểu nhiều với lượng nước ít và dòng tiểu không mạnh
- Đau vùng lưng mạn sườn, lan xuống vùng mông
- Nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cho việc đi tiểu gặp khó khăn, hiện tượng tiểu rát, tiểu ra máu có thể xuất hiện.
Vì là giai đoạn đầu nên thận ứ nước độ 1 sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng cũng không vì thế mà chủ quan xem nhẹ. Việc điều trị sớm sẽ đạt hiệu quả cao hơn và tránh được những biến chứng không mong muốn do bệnh gây ra.
Cách trị thận ứ nước độ 1
Để điều trị bệnh hiệu quả cần phải sớm loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Chẳng hạn như trường hợp thận ứ nước có sỏi. Điểu quan trọng là phải nhanh chóng điều trị loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Tùy theo kích thước sỏi mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thước uống hoặc phẫu thuật nếu sỏi quá lớn.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân còn có thể kết hợp thêm các phương pháp điều trị tại nhà kết hợp. Nên uống nhiều nước, chữa bằng các loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian như kim tiền thảo, râu ngô…
Hy vọng qua thông tin vừa cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được thận ứ nước độ 1 có sỏi và không có sỏi có sao không? Để tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, hãy nhanh chóng khám chữa khi có các dấu hiệu ban đầu bạn nhé!
Trả lời