Tác dụng của cây hoa đậu biếc là gì? Bạn đã biết rõ về cây hoa này chưa? Nếu chưa hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về cây hoa đậu biếc cũng như công dụng mà nó mang lại ngay bài viết sau đây.
Table of Contents
Cây hoa đậu biếc là gì?
Cây đậu biếc hay còn có các tên gọi khác là cây đậu hoa tím, cây bông biếc. Tên khoa học của cây hoa đậu biếc là Clitoria Ternatea.
Đây là một loại cây mang giá trị thẩm mỹ cao. Hoa đậu biết là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Thân cây mềm mại và có thể mọc leo dọc bờ rào rất đẹp. Thân và cành đậu biếc đều mảnh và có lông.
Cây hoa đậu biếc có rất nhiều nhánh nên có độ che phủ khá rộng. Những cây hoa đậu biếc trồng lâu năm có chiều cao khoảng 3-10 m.
Một đặc tính khá thú vị của cây đậu biếc đó là thay đổi màu sắc trên cây. Khi còn non thân cây sẽ có màu xanh và sẽ chuyển thành màu nâu khi về già.
Lá của cây hoa đậu biếc hình bầu dục thon dài, có màu xanh đậm. Lá mọc đối nhau trên cành. Lá đậu biếc có các đường gân hiện lên rất rõ. Hoa thường có màu xanh tím, phần thân có màu trắng và có hình dáng lạ. Hoa mọc thành từng chùm ở nách trông rất đẹp.
Phân bố của cây hoa đậu biếc
Cây hoa đậu biếc có nguồn gốc từ các nước Châu Á. Cây mọc hoang dã hoặc được trồng ở rất nhiều nơi. Do có đặc tính song dai và dễ thích nghi với môi trường. Nên cây có thể sinh trưởng tốt dù được trồng ở bất cứ nơi đâu.
Tại Việt Nam hiện nay trồng khá nhiều cya6 hoa đậu biếc. Nhiều người trồng để làm cảnh. Tuy nhiên cũng có nhiều người trồng vì những tác dụng tốt cho sức khỏe mà cây mang lại.
Thành phần hóa học hoa đậu biếc
Các thành phần hóa học có trong cây hoa đậu biếc khá đa dạng. Mỗi một bộ phận sẽ chứa những thành phần riêng biệt. Ngoài những chất hóa học có lợi, cây còn chứa các chất có hại.
Hạt của cây hoa đậu biếc có chứa chất dầu cố định giống như một chất nhựa đắng. Trong thành phần của hạt có chứa nhiều axit amin như: leucin, isoleucin, valin, adenin. Bên cạnh đó nó còn chứa một số chất khác như glycine, arginine, acid glutamic, acid aspartic, tyrosin.
Lá cây hoa đậu biếc có chứa nhiều g – lactose, aparajita.
Hoa đậu biếc dù có màu xanh hay màu trắng đều chứa 1 este và chất nhựa glycosid.
Công dụng của hoa đậu biếc
Tác dụng của cây hoa đậu biếc là gì? Các nghiên cứu cho thấy cây hoa đậu biếc có công dụng rất đa dạng có thể kể đến đó là:
- Tác dụng rất tốt cho trí não.
- Giải độc cho cơ thể.
- Hỗ trợ chữa cảm sốt.
- Rửa vết thương, trị sưng viêm
- Giảm sưng họng, nấc cụt.
- Hữu ích cho bệnh tiểu đường.
- Chế biến món ăn.
- Làm đẹp da.
- Hỗ trợ chữa bệnh viêm xoang.
- Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.
- Tác dụng chống lão hóa da với trà hoa đậu biếc.
- Ngăn ngừa ung thư.
Tác hại của hoa đậu biếc
Tuy được đánh giá là thảo dược có nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên, hoa đậu biếc cũng chứa nhiều độc tố. Nếu dùng sai cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.
Trẻ nhỏ nếu như ăn phải hạt đậu biếc sẽ gặp tình trạng sổ tả đường ruột, có triệu chứng buồn nôn,..
Người lớn khi sử dụng dược liệu hoa đậu biếc sai cách sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Dễ gặp các triệu chứng buồn nôn thường xuyên.
Do đó cần phải hết sức cẩn thận trong khi sử dụng. Đặc biệt, nếu nhà có trẻ nhỏ thì cần phải bảo quản nơi kín đáo. Hoặc nếu có trồng hoa nên đặt chỗ cao, tránh xa tầm tay của trẻ để đảm bảo an toàn.
Cách sử dụng hoa đậu biếc hiệu quả
Cần phải sử dụng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt. Giúp phát huy hết tác dụng vốn có của dược liệu hoa đậu biếc. Tốt nhất nên hỏi qua ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
Không nên dùng quá 200 bông hoa đậu biếc trong ngày đối với người lớn.
Nếu dùng hoa để pha trà thì không nên dùng quá 4 bông hoa.
Trường hợp dùng hoa đậu biếc để làm thức uống hay trà sữa thì không nên dùng nhiều. Cần sử dụng liều lượng thấp nhất từ 4-5 bông để an toàn và phát huy tác dụng tốt.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người biết được Tác dụng của cây hoa đậu biếc là gì? Chúc bạn có thật nhiều niềm vui và sức khỏe.
Trả lời