Cây hoa cứt lợn thường mọc hoang khá nhiều ven đường nhưng không được nhiều người chú ý đến. Tuy nhiên, ít ai biết được đây là loại cây lại nhiều công dụng chữa bệnh rất đáng ngạc nhiên. Nhằm giúp mọi người hiểu thêm về Cây hoa cứt lợn và 12 tác dụng không phải ai cũng biết. Trong phạm vi nội dung bài viết hôm nay sẽ cung cấp các kiến thức rõ nét về loại cây đa năng này.
Table of Contents
Cây hoa cứt lợn là gì?
Cây hoa cứt lợn hay còn có một số tên gọi khác như: cây hoa ngũ vị, cỏ hôi, hoa ngũ sắc. Tên khoa học của cây hoa cứt lợn là Ageratum conyzoides L. Đây là loại cây thuộc dòng họ Cúc Asteraceae.
Đặc điểm của cây hoa cứt lợn
Cây hoa cứt lợn là loại cây thân nhỏ, xung quanh thân có nhiều lông, mềm. Chiều cao của cây tầm 20-50cm. Cây mọc quanh năm ở rất nhiều nơi tại Việt Nam.
Lá của cây hoa cứt lợn mọc đối hình quả trứng gồm 2 cạnh, chiều dài 2-6cm, chiều rộng tầm 1-3cm. Mép lá có răng cưa. Các mặt của lá đều có lông, màu của mặt trên lá đậm hơn mắt dưới. Hoa cứt lợn khá nhỏ và có màu tím hoặc xanh. Quả có màu đen gồm nhiều sống dọc (5 sống).
Phân bố, thu hái và chế biến cây hoa cứt lợn
Cây cứt lợn mọc hoang ở mọi nơi. Nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và miền núi. Loài cây này rất dễ sống ở nhiều điều kiện. Chúng thường mọc thành khóm, bụi. Người ta thường thu hái cả cây sau đó cắt bỏ rễ. Có thể sử dụng cây hoa cứt lợn ở dạng tươi hoặc khô tùy ý. Thường sử dụng cây nhiều hơn là bộ phận lá, rễ.
Thành phần hóa học cây hoa cứt lợn
Trong thành phần của cây cứt lợn có chứa các chất như: tinh dầu đặc, axit, este, tinh dầu cumari. Trong cây hoa có khoảng 0.2% tinh dầu, có tính mùi gây nôn chiếm tỷ trọng khoảng 0.9357. ∝d=9 độ 27.
Trong tinh dầu hoa lá đều chứa những thành phần như caryophyllen.demetoxygeratocromen, cadinne và một số thành phần khác. Theo các nghiên cứu thì hàm lượng tinh dầu của cây từ 0.7% đến 2%.
Tinh dầu của cây cứt lợn sánh đặc, màu vàng từ nhạt đến đậm giống như màu nghệ vàng, mùi thơm nhẹ dễ chịu. Chỉ số axit chiếm khoảng 4.5, chỉ số este chiếm khoảng 252 đến 254, ∝d từ âm 3 độ 8 đến âm 5 độ 3. Ngoài ra trong cây cứt lợn còn có chứa thành phần saponin và ancaloit.
Các nghiên cứu khác còn cho thấy thành phần chủ yếu của cây là tinh dầu bao gồm các chất precocen II (ageratochromen), caryophyllen và precocen I ( 6- demethoxyageratochromen). 3 thành phần này chiếm đến 77 % tinh dầu có trong cây hoa cứt lợn.
Công dụng và liều dùng cây hoa cứt lợn
Cây hoa cứt lợn và 12 tác dụng không phải ai cũng biết gồm có:
- Tác dụng chữa các bệnh về mũi như viêm xoang và dị ứng mũi mới được phát hiện
- Hỗ trợ trị các bệnh phụ khoa như rong huyết sau khi sinh nở.
- Dùng làm nước gội đầu.
- Trị viêm họng.
- Hỗ trợ chữa viêm đường hô hấp.
- Trị sỏi tiết niệu.
- Chữa chốc đầu.
- Hỗ trợ trị ung thư dạ dày, cổ tử cung.
- Hỗ trợ chữa bệnh tại yết hầu.
- Điều trị đau xương, xái xương.
- Trị chứng sốt rét, cảm.
- Trị vết thương, mụn nhọt, mưng mủ.
Tác dụng dược lý cây hoa cứt lợn
Trong dân gian từ xưa thường dùng cây cứt lợn để chữa các bệnh về mũi như viêm xoang, dị ứng mũi. Mang lại hiệu quả khá tốt.
Một số thí nghiệm trên động vật còn cho thấy tác dụng chống phù nề. Tác dụng chống dị ứng và chống viêm. Rất phù hợp cho việc điều trị thực tế lâm sàng bệnh viêm cấp và mãn tính.
Trên đây là thông tin về Cây hoa cứt lợn và 12 tác dụng không phải ai cũng biết. Hy vọng đã giúp ích được cho mọi người đang có nhu cầu tìm hiểu về cây hoa cứt lợn. Mọi phương pháp điều trị bằng cây hoa cứt lợn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Trả lời