• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » SẮN DÂY – TỪ LOẠI DÂY LEO MỌC DẠI ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y

SẮN DÂY – TỪ LOẠI DÂY LEO MỌC DẠI ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y

06/08/2020 06/08/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

SẮN DÂY – TỪ LOẠI DÂY LEO MỌC DẠI ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y

Sắn dây là một vị thuốc nam đem lại nhiều công dụng chữa trị nhất là chữa chứng nóng trong. Sắn dây có tính mát có thể dùng hằng ngày, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về Sắn Dây – Từ loại dây leo mọc dại đến vị thuốc quý trong Đông y được chia sẻ ngay bài viết sau đây.

Table of Contents

  • Sắn dây là cây gì?
  • Phân bố và thu hái sắn dây
  • Thành phần hóa học của sắn dây
  • Công dụng của sắn dây
  • Lưu ý khi dùng sắn dây
    • Bài viết liên quan

Sắn dây là cây gì?

Sắn dây hay còn có một số tên gọi khác như: cát căn, củ sắn dây, cam cát căn, phấn cát. Tên khoa học của sắn dây là Pureraria thomsoni Benth. Đây là loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Sắn dây là một cây thuốc nam quý. Thuộc loài dây leo quấn, cây sống lâu năm, chiều dài có thể lên đến 10m. Rễ cây sắn dây thường phát triển thành củ dài, nạc, bột. Thân cây sắn dây có lông. Lá sắn dây mọc kép có 3 lá chét hình trái xoan, có mũi nhọn ngắn, nhọn sắc, nguyên hoặc chia thành 2-3 thùy. Ở 2 mặt lá đều có long.

Hoa của cây sắn dây có màu xanh tím, thơm. Hoa thường mọc thành chùm ở kẽ lá, lá bắc có lông. Quả giáp dẹt có lông mềm, màu vàng nhạt, thắt lại giữa các hạt.

Sắn dây là cây gì?
Cây sắn dây có thể được trồng hoặc mọc hoang dại ở nhiều nơi

Phân bố và thu hái sắn dây

Sắn dây có thể được trồng hoặc mọc hoang dại ở khắp nơi trên cả nước. Cây sắn dây thường được trồng vào khoảng tháng 3-4. Cho đến hết tháng 11 là có thể đào lấy củ. Sau 2 năm trồng thì cây sắn dây ra hoa. Vào tháng 5-7 khi chùm hoa đã có 2/3 hoa nở là có thể hái phơi khô để dùng.

Bộ phận được sử dụng là rễ củ hay gọi là cát căn. Củ sắn dây sau khi đào lên đem rửa sạch đất cát. Cắt bỏ phần vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát rồi xông diêm sinh để đem phơi hoặc sấy khô.

Chế biến bột sắn dây bằng cách cạo vỏ củ, giã nát lọc lấy nước. Sau đó cho thêm nước lạnh rồi dùng khan để lọc lấy sạch bã, mỗi ngày để lắng rồi lại gạn. Mỗi ngày thay nước ngày để bột không bị chua. Tiến hành gạn lọc liên tục trong 1 tháng cho đến khi nước trong khuấy không đục nữa. Cuối cùng đổ bột ra miếng vải trên sạp khô để phơi thành bột rồi bảo quản để dùng dần.

Thành phần hóa học của sắn dây

Trong thành phần của sắn dây có chứa chủ yếu là tinh bột và các hợp chất isoflavonoid bao gồm: Puerarin, Daidzin, Puerosid A, Daidzein, Puerosid B và hợp chất nhóm olean triterpene.

Sắn dây theo đông y có tính bình, vị ngọt, mát. Đem lại hiệu quả tốt trong việc thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, giải độc. Hỗ trợ chữa chứng huyết áp cao, rối loạn động mạch vành, lỵ ra máu,…

Thành phần hóa học của sắn dây
Bộ phận được sử dụng của sắn dây là rễ củ hay gọi là cát căn

Công dụng của sắn dây

Sắn Dây – Từ loại dây leo mọc dại đến vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng đáng kể như:

  1. Hỗ trợ trị bệnh viêm họng, viêm thanh quản.
  2. Tác dụng thanh nhiệt cơ thể.
  3. Hỗ trợ trị rôm sảy cho trẻ.
  4. Giải ngộ độc rượu.
  5. Hỗ trợ chữa cảm sốt, không ra mồ hôi.
  6. Cầm máu.
  7. Hỗ trợ trị cảm nắng, nhức đầu.
  8. Hỗ trợ chữa bị ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nóng.
  9. Hỗ trợ chữa vùng ngực bụng nóng, cồn cào, khát nước.
  10. Hỗ trợ chữa bị cảm nắng, sốt nóng, nôn ọe, khát nước.
  11. Hỗ trợ trị chảy máu mũi thường xuyên.
  12. Hỗ trợ điều trị cảm mạo, lạnh ít nóng nhiều.
  13. Hỗ trợ chữa bệnh viêm ruột cấp tính, lỵ.
  14. Hỗ trợ điều trị sởi mới phát.
  15. Hỗ trợ chữa sốt mới bắt đầu, khát nước, khó chịu.
  16. Hỗ trợ điều trị cảm sốt, nhức đầu.
  17. Hỗ trợ chữa mụn trứng cá.
  18. Hỗ trợ điều trị mụn nhọt sưng đau.
  19. Hỗ trợ chữa bị rắn cắn.
Công dụng của sắn dây
Sắn dây đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi dùng sắn dây

Củ sắn dây tươi dùng để luộc ăn rất tốt cho tỳ vị và giúp giải nhiệt cơ thể. Có thể dùng bột sắn dây pha với đường trắng cùng nước sôi để nguội rồi cho thêm một ít nước cốt chanh hoặc quất. Mùa hè có thể cho thêm vài viên đá để uống giải nhiệt.

Bột sắn dây có đặc tính hàn rất mạnh. Do đó nếu như cho trẻ nhỏ uống nên khuấy bằng nước sôi cho chín sẽ giúp giảm tính hàn và giúp trẻ hấp thụ dễ hơn.

Không nên uống bột sắn dây nếu cơ thể đang có cảm giác mệt mỏi, chân tay lạnh, tụt huyết áp.

Không sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ có dấu hiệu động thai, co bóp tử cung. Những người khỏe mạnh mỗi ngày cũng không nên uống quá 2 ly sắn dây.

Trên đây là thông tin về Sắn Dây – Từ loại dây leo mọc dại đến vị thuốc quý trong Đông y. Mặc dù đem lại nhiều tác dụng tốt nhưng tác dụng của sắn dây cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chữa trị bằng dược liệu này để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhé!

Bài viết liên quan

  • TÁC DỤNG BẤT NGỜ CỦA CHÈ DÂY TRONG CHỮA BỆNH
  • 10+ THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN NHẤT 2019
  • BẠCH CHỈ VỊ THUỐC SỞ HỮU 25 TÁC DỤNG BẤT NGỜ
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Công dụng của sắn dây/ Lưu ý khi dùng sắn dây/ Sắn dây là cây gì

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « CÂY SAO ĐEN VÀ NHỮNG TÁC DỤNG ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
Next Post: 26 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH TUYỆT VỜI CỦA SÂM BỐ CHÍNH »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview