Chè dây là một loại thảo dược thiên nhiên khá phổ biến tại Việt Nam. Loại cây này được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, mang lại nhiều giá trị tốt cho sức khỏe người dùng. Hãy cùng tham khảo ngay những tác dụng bất ngờ của chè dây trong chữa bệnh được cung cấp trong nội dung bài viết sau đây.
Table of Contents
Chè dây là cây gì?
Chè dây hay còn được gọi là trà dây, khau rả hay bạch liễm. Tên khoa học của chè đây đó là Ampelopsis cantoniensis. Đây là loài thực vật hai lá mầm nằm trong họ Nho.
Chè dây là một cây thuốc quý có thân dạng dây leo. Chiều cao của cây không quá 1m. Dây leo có chiều dài 2-3m và bám vào thân cây khác. Chiều dài của lá khoảng 7-10cm. Lá có răng cưa gần giống với lá kinh giới tuy nhiên lá chè dây thì có viền màu tía. Mặt lá nhẵn, mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới có màu xanh sẫm. Khi lá non có màu xanh thiên đỏ, lá càng già sẽ càng xanh.
Hoa có màu trắng và mọc thành chum trông giống như nụ hoa tam thất. Vào khoảng tháng 6-7 là thời điểm ra hoa. Đến tháng 9 ra quả. Quả chè dây có màu đỏ, nhỏ như quả si.
Chè dây khô thường có màu trắng mốc trên bề mặt lá do nhựa cây tiết ra trong quá trình chế biến.
Dưới đây là cách nhận biết chè dây qua đặc điểm thực vật đặc trưng:
- Là cây thân leo, mọc quấn quanh các cây to trong rừng để sinh sống. Thân và cành cây cứng có hình trụ mảnh, dài khoảng 2 – 3m, mọc cao không quá 1m. Cây có các tua cuốn chẻ đôi để bám vào thân cây khác, mọc đối diện với lá.
- Lá chè dây là lá kép lông chim, mọc so le, có 7 – 13 lá chét có cuống, đối xứng với tua cuốn, to bản, khi trưởng thành có thể dài 7 – 10cm. Lá có hình trái xoan gần giống với lá kinh giới, gốc tròn và nhọn dần về phía đuôi, có răng cưa ở mép lá. Mặt trên màu xanh nhạt không có lông, còn mặt dưới sẫm màu hơn, lá non có đỏ tía, chuyển xanh đậm dần khi già. Điểm đặc biệt nhất là mặt lá trên có nhiều vệt trắng loang lổ như bị nấm mốc.
- Hoa nở vào tháng 6, tháng 7, rất giống với nụ hoa của cây tam thất. Hoa mọc đối diện với lá thành chùm, phân nhiều nhánh, rộng 3 – 6cm, hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ nhau. Bông hoa có màu trắng hoặc trắng ngà, có lông mịn, thụ phấn nhờ côn trùng.
- Cây ra quả vào mùa thu (tầm tháng 9), quả mọng hình trái xoan, nhỏ và có màu đỏ giống quả si, khi chín chuyển sang màu đen, trong có 3 – 4 hạt.
Phân bố và thu hái chè dây
Cây chè dây thường mọc hoang trên các ngọn núi cao. Phổ biến ở Cao Bằng, Sơn La, Bắc Cạn, Lào Cai, Sa Pa, Tuyên Quang, Yên Bái,… Chè dây hiện nay đang được nhân giống và tự trồng nhiều hơn chè dây rừng.
Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào khoảng tháng 4 đến tháng 10. Lúc này cả lá và dây đều được hái về. Sau đó ngâm với nước ozon, rửa sạch và sấy hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học của chè dây
Chè dây có thành phần hóa học chủ yếu là flavonoid, tamin và 2 loại đường là glucose và Rhamnese. Mang lại hiệu quả tốt trong việc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng. Không những vậy, chè dây còn có công dụng điều trị mất ngủ, an thần, giải độc gan,…
Chè dây theo đông y có tính mát, vị ngọt, có tính kháng viêm và giải độc mạnh. Đây là một loại thảo dược không chứa độc tố. Không gây dị ứng hay ngô độc trong quá trình sử dụng.
Tác dụng của chè dây
Tác dụng bất ngờ của chè dây trong chữa bệnh có thể kể đến bao gồm:
-
Diệt trừ vi khuẩn HP
Vi khuẩn Hp rất có hại đối với những người bị đau dạ dày. Loại vi khuẩn này gây viêm khiến cho vết loét lâu liền, gây biến đổi tế bào dẫn đến bị ung thư dạ dày. Thanh phần của chè dây với hoạt tính kháng sinh tự nhiên cao. Cùng với cơ chế diệt khuẩn và làm sạch. Do đó, khi sử dụng chè dây sẽ giúp loại trừ vi khuẩn HP ra khỏi niêm mạc của dạ dày.
-
Làm trung hòa dịch vị dạ dày
Hàm lượng axit khi tiết ra quá nhiều sẽ gây bệnh dạ dày, ợ chua, ợ nóng và đau bụng âm ỉ. Dùng nước chè dây sẽ giúp hạn chế đ0ược lượng axit dư thừa ở trong dạ dày khá tốt.
-
Chữa huyết áp cao
Chè dây phơi khô và hãm uống giống như trà mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm huyết áp từ từ cho đến ổn định.
-
Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi rôm do nóng trong
Chè dây có công dụng dụng thanh nhiệt, giải độc gan khá tốt.
-
Chữa viêm răng lợi
Mỗi ngày dùng nước chè dây đề súc miệng có tác dụng chống viêm do chè dây có đặc tính kháng sinh cao.
-
Chữa mất ngủ, có tác dụng an thần
Chè dây có công dụng tốt trong việc đào thải chất độc qua gan, giúp an thần, dễ ngủ và giảm stress. Không giống như những loại dược liệu khác chè dây không gây tác dụng phụ kèm theo khi sử dụng hỗ trợ hay kết hợp với thuốc chữa trị khác.
-
Giúp kháng viêm, làm lành vết loét dạ dày
Chè dây có chứa hoạt chất flavonoid mang lại hiệu quả giảm viêm cao. Từ đó các vết loét sẽ se lại, ngăn ngừa viêm nhiễm và sớm liền trở lại. Không những vậy nó còn giúp cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhanh chóng liền sẹo.
Xem thêm:
- 6 CÔNG DỤNG CỦA TRÀ DÂY RỪNG CỰC NỔI BẬT CÙNG CÁCH SỬ DỤNG
- CÂY CHÈ VẰNG – LOÀI CÂY HOANG DẠI VỚI NHỮNG CÔNG DỤNG ÍT AI BIẾT ĐẾN
- SẮN DÂY – TỪ LOẠI DÂY LEO MỌC DẠI ĐẾN VỊ THUỐC QUÝ TRONG ĐÔNG Y
Một số bài thuốc từ chè dây
Với những tác dụng tuyệt vời như vậy mà chè dây là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như dùng để chữa bệnh. Dân gian dùng cây chè dây chữa bệnh gì, dưới đây là những bài thuốc rất hay mà bạn có thể tham khảo.
Trà chè dây chữa bệnh đau dạ dày tá tràng
Để pha trà phải dùng dược liệu khô, nếu mua cây lá tươi thì phải sơ chế đem phơi khô dưới nắng, sấy khô hoặc sao vàng trên bếp cho đến khi khô hoàn toàn.
Mỗi ngày dùng 30 – 50g dược liệu khô hoặc pha 10g cho mỗi lần uống. Cho dược liệu vào ấm trà, đổ nước sôi và tráng qua, bỏ nước đầu. Đổ thêm khoảng 500 – 600ml nước sôi vào, hãm trà khoảng 20 phút là có thể dùng được.
Nước chè sau khi hãm sẽ có màu nâu cánh gián, mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu, có vị ngọt thanh dễ uống. Mỗi một liệu trình dùng liên tục chè dây trong khoảng 2 – 3 tuần.
Trà có thể thưởng thức nóng hoặc để tủ mát uống đều được nhưng ngon nhất vẫn là dùng ngay khi còn ấm nóng.
Chữa bệnh sốt rét
Sử dụng 60g trà dây, 60g hồng bì, 12g mỗi loại lá đại bì, lá tía tô, rễ cỏ xước, rễ xoan rừng, lá cây hoặc vỏ thân cây vối. Tất cả rửa sạch sẽ, sắc cùng 400ml nước, cô đặc lại còn 100ml thì có thể dùng được. Mỗi ngày cho người bị sốt rét uống 1 lần, dùng trong 3 ngày sẽ có biến chuyển tích cực.
Chữa các vấn đề về răng miệng
Uống nước trà dây mỗi ngày hoặc nhai nát vài lá tươi, nhả bã có tác dụng chữa hôi miệng, viêm sưng lợi, đau răng, trắng sáng răng hiệu quả.
Điều trị cảm mạo
Uống nước sắc trà dây rất tốt cho người bị cảm mạo, giúp hạ sốt nhanh, hết đau sưng ở hầu họng, giải cảm. Cách chữa rất đơn giản, chỉ cần uống 15 – 20g dược liệu sắc thuốc trong vài ngày thì sẽ khỏi.
Chữa đau nhức xương khớp
Dùng một nắm lá cây tươi đem hơ nóng trên lửa cho quắt lại, sau đó gói vào miếng vải. Đắp trực tiếp lá thuốc trên vùng bị đau nhức cho đến khi thuốc nguội hẳn. Dùng liên tục nhiều ngày sẽ giảm đau, hết tê nhức tay chân, đặc biệt hiệu quả với người bị chấn thương, ngã gây tổn thương ở xương khớp.
Chữa tiêu chảy, đau quặn thắt bụng
Dùng 50g cây thuốc tươi cùng 15g gừng tươi, sơ chế, rửa sạch, gừng xắt thành lát. Sắc 2 vị thuốc cùng với 2 bát con nước trên lửa vừa trong khoảng 15 phút là có thể uống.
Người bệnh chia nước thuốc uống thành 2 – 3 lần trong ngày, người cao tuổi và trẻ em giảm một nửa liều lượng.
Một số lưu ý khi sử dụng chè dây
- Một người nên sử dụng liều lượng chè dây trung bình là 60-70g trên 1 ngày.
- Nên uống trà chè dây trước bữa ăn khoảng 30 phút để phát huy tác dụng tốt.
- Không dùng nước trà dây để qua đêm vì sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn khá cao.
- Trên thị trường hiện đang có nhiều sản phẩm trà dây kém chất lượng. Do đó cần lựa chọn cẩn thận trước khi mua. Khi pha nóng trà dây khô sẽ có màu nâu đỏ, nâu cánh gián, vị ngọt mạt chứ không có màu như trà xanh.
- Trà dây khô thường có lớp trắng bám trên lá, sẽ gây khó nhận biết với chè bị mốc hay nhựa cây. Vì vậy cần bảo quản kỹ lưỡng để tránh bị ẩm mốc.
- Khi dùng quá liều sẽ gây vàng da, vàng mắt, mệt mỏi. Tùy vào từng cơ địa mà mà kết quả đạt được cũng khác nhau.
- Những ai đang điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Mua cây chè dây ở đâu và giá bao nhiêu?
Cây chè dây là dược liệu quý có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời và có thể sử dụng như một loại trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, loại cây này chỉ mọc ở núi rừng Tây Bắc và hiện nay được nhân giống ở nhiều nơi.
Cây có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây non, hiện nay cũng có nhiều đại lý bán giống cây chè dây. Tuy nhiên, không phải ở đâu cây thuốc cũng sinh trưởng được, chè dây chỉ sống tốt ở những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng như núi rừng Tây Bắc. Hơn nữa, quá trình trồng cho đến khi thu hoạch làm thuốc cũng rất tốn công sức, việc bào chế dược liệu cũng kỳ công.
Do đó, tốt nhất để làm thuốc chữa bệnh, bạn nên mua dược liệu khô sẵn có tại hiệu thuốc Đông Y hoặc đại lý phân phối dược liệu. Hiện nay, giá bán dược liệu chè dây khô trên thị trường đang dao động 150.000 – 250.000 VNĐ/kg tuỳ đại lý.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn biết được tác dụng bất ngờ của chè dây trong chữa bệnh. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết nhé!
Trả lời