Tổ đỉa là một căn bệnh viêm da đặc biệt, thường khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng. Người bệnh cần sớm nắm bắt được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách chữa kịp thời, hiệu quả. Những ai đang bị căn bệnh này đeo bám, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa trong bài viết sau đây để tìm ra liệu pháp điều trị bệnh dứt điểm nhé!
Table of Contents
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là tình trạng da bị viêm nhiễm hoặc viêm da cơ địa. Bệnh tổ đỉa được đặc trưng bởi dấu hiệu nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mu tay chân, gây ngứa ngáy, khó chịu. Mỗi mụn nước có kích thước từ 1 – 2mm và sẽ lành lại sau khoảng trên 3 tuần. Tuy nhiên, chúng thường tái phát. Các mụn này thường không có màu đỏ. Các cuộc tấn công lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nứt da và làm da dày lên.
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa là căn bệnh không quá nguy hiểm và không có yếu tố lây lan bên ngoài. Người thân bệnh nhân hoàn toàn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần cách ly. Tuy nhiên, tổ đỉa hay mề đay là các căn bệnh khó chữa và dễ gây bội nhiễm, nhất là khi chúng ta không phát hiện sớm nguyên nhân và triệu chứng để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa
Người mắc bệnh tổ đỉa thường xuất hiện các mụn nước nhỏ trên da, có các đặc điểm sau:
- Các mụn nước rất nhỏ (đường kính 3mm hoặc nhỏ hơn). Chúng xuất hiện trên đầu và hai bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân;
- Các mụn nước đục và nằm sâu. Chúng bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da và không dễ bị vỡ. Cuối cùng, những mụn nước kết hợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn;
- Các mụn nước có thể gây ngứa, đau hoặc không có triệu chứng gì cả. Mụn nước gây khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích;
Một số đặc điểm khác
- Mụn nước sẽ vỡ khi gãi, giải phóng chất dịch bên trong khiến cho da trở nên cứng và cuối cùng là nứt. Nứt da gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ và thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để chữa lành. Da khô và sẽ có vảy trong giai đoạn này;
- Chất dịch từ các mụn nước là huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích. Nó không phải là mồ hôi như trước đây nhiều người vẫn nghĩ;
- Trong một số trường hợp, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng hạch bạch huyết sưng. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách;
- Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
- Nguyên nhân gây tổ đỉa rất đa dạng nhưng thường gặp nhất ở những yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% bệnh nhân là do di truyền.
- Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.
- Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
- Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan,.. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
- Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
- Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.
Những ai thường mắc phải bệnh tổ đỉa?
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da phổ biến thứ 3 ở bàn tay. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần đàn ông. Khoảng một nửa trong số những người bị bệnh tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa, một hình thức phổ biến của bệnh chàm.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa?
Yếu tố nguy cơ bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Căng thẳng. Bệnh tổ đỉa xuất hiện nhiều hơn nếu bạn bị căng thẳng thể chất và tinh thần;
- Tiếp xúc với kim loại. Chúng bao gồm coban và niken, thường là trong môi trường công nghiệp;
- Da nhạy cảm. Những người bị phát ban sau khi tiếp xúc với một số chất kích thích có nhiều khả năng bị bệnh tổ đỉa;
- Chàm cơ địa. Một số người bị chàm cơ địa có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
Bệnh tổ đỉa có thể chữa khỏi hẳn không?
Mặc dù không truyền nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tổ đỉa là căn bệnh tái phát nhiều lần và khó chữa dứt điểm. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền nên các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc tổ đỉa cần đi khám định kỳ thường xuyên.
Đối với những thể tổ đỉa mọc ở bàn chân thường gây khó khăn trong việc đi lại và có nguy cơ vỡ rất cao. Khi vỡ dễ dẫn đến tình trạng sưng viêm, nếu vệ sinh không cần thận để tiếp xúc với vi khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm.
Dựa theo biểu hiện bệnh, triệu chứng bệnh tổ đỉa khi tái phát sẽ chỉ kéo dài trong 3-4 tuần và tự lặn. Tuy nhiên, bệnh sẽ tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Cách điều trị bệnh tổ đỉa
Điều trị bằng Thuốc Tây
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da do bệnh tổ đỉa mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân những loại thuốc sau:
- Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramine, Loratadine: Giúp đẩy lùi nguyên nhân.
- Kem và thuốc mỡ Corticosteroid: Tác động khiến mụn nước biến mất.
- Nước muối sinh lý hoặc dung dịch: Làm sạch vùng da tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra, hạn chế lây lan.
- Tiêm Triamcinolone: Tiêm trực tiếp đến vùng thương tổn tác động phục hồi da từ bên trong.
- Thuốc chống nhiễm khuẩn: Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn do bệnh tổ đỉa khi mụn nước bong ra.
- Thuốc kháng khuẩn histamin: Giảm ngứa, hạn chế nhiễm trùng, làm lành tổn thương trên da.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc Nam
Các bài thuốc Nam giúp đẩy lùi mụn nước, làm lành vùng da tổn thương một cách an toàn, hiệu quả.
- Bài thuốc trị tổ đỉa bằng Lá lốt: Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt và chia ra uống 3 lần/ngày. Phần bã lá lốt đem đun sôi cùng nước, sau đó ngâm tay chân khoảng 15 phút.
- Tỏi: Chuẩn bị 2 củ tỏi, bóc vỏ, đập dập và ngâm cùng 300ml rượu trắng khoảng 1 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi xoa trực tiếp lên vùng tổ đỉa khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
- Rau răm: Lấy 50g rau răm, rửa sạch, giã nát cùng ½ thìa cafe muối trắng. Dùng hỗn hợp rau răm và muối chà xát lên phần da bị tổ đỉa. Áp dụng 2 lần/ngày để đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Y học cổ truyền cho rằng, tổ đỉa hình thành là do nhiệt tà hoặc độc tà, phong thấp kết lại ở bì phu bàn chân, bàn tay. Bởi vậy, nếu chỉ sử dụng các bài thuốc bôi bên ngoài, bệnh chắc chắn vẫn sẽ tái phát.
Đối với Tây Y, các loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa được dùng cũng chỉ cho tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa và chống bội nhiễm. Để đạt được hiệu quả triệt để, bệnh nhân nên sử dụng những phương pháp Đông Y chuyên sâu và toàn diện.
Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế diễn biến của bệnh tổ đỉa
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh tổ đỉa nếu áp dụng các biện pháp sau:
Chườm ẩm, lạnh có thể giúp làm giảm sự khó chịu liên quan đến ngứa da. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ sau khi chườm. Kem dưỡng ẩm có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt.
Những loại kem dưỡng ẩm có thể bao gồm:
- Mỡ bôi trơn như Vaseline;
- Các loại kem như Lubriderm hoặc Eucerin;
- Dầu khoáng;
- Ngâm với nước cây phỉ.
Thay đổi chế độ ăn uống có thể có ích nếu thuốc không ngăn chặn được bùng phát. Vì dị ứng niken hay coban có thể gây ra bệnh chàm, nên bạn hãy loại bỏ thực phẩm có chứa những chất này. Bạn có thể bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi làm như vậy.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả bệnh tổ đỉa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc điều trị bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau!
Trả lời