Thoát vị địa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Thậm chí nếu bệnh nặng có thể gây tàn phế nếu không sớm được chữa trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân và Cách điều trị tránh biến chứng. Hãy cùng tham khảo ngay thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Thoát vị đĩa đệm là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Đĩa đệm nằm ở giữa 2 đốt sống. Được hình thành bởi nhân nhầy phía bên trong và bao xơ ở bên ngoài.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
Căn bệnh này rất dễ gặp phải ở người cao tuổi và những người phải thường xuyên lao động nặng nhọc. Qua nhiều thống kê đã cho thấy có khoảng 30% dân số tại Việt Nam mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó, tỷ lệ nam giới mắc bệnh thường cao hơn so với nữ.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tại bất cứ đốt sống nào. Nhưng thường gặp nhất đó chính là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bên cạnh đó còn có thoát vị đĩa đệm cổ.
Bệnh gồm 4 giai đoạn:
- Phình đĩa đệm. Bao xơ lúc này vẫn bình thường. Tuy nhiên đĩa đệm đã bị tổn thương. Nhân nhầy có tình trạng biến dạng.
- Lồi đĩa đệm. Nhân nhầy có tình trạng muốn thoát ra khỏi bao xơ. Từ đó khiến cho bao xơ bị suy yếu, đĩa đệm bị phồng lồi.
- Thoát vị đĩa đệm thực sự. Sẽ có tình trạng bao xơ bị phá vỡ và nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài.
- Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời. Nhân nhầy lúc này sẽ tách ra thành một khối riêng và bị biến dạng. Bao xơ có thể bị rách ở nhiều phía. Đĩa đệm bị tổn thương toàn phần.
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Nhung – Trưởng phòng YHCT tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn, thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm dễ gây biến chứng nguy hiểm. Sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng. Khiến cho vận động của cơ thể bị hạn chế vận động. Người bệnh bị rối loạn cơ thắt, rối loạn cảm giác. Dễ mắc phải bệnh về tim mạch, loãng xương, teo cơ… Nguy hiểm hơn hết có thể dẫn đến bại liệt cả đời.
Không những vậy, bệnh nhân nếu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ có nguy cơ bị hội chứng đuôi ngựa, rối loạn đại tiểu tiện. Bệnh nhân mắc bệnh thoát vị tại cột sống cổ rất dễ bị thiếu máu não do dây thần kinh bị chèn ép.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình
Tìm hiểu thông tin cụ thể về Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân và Cách điều trị tránh biến chứng như sau:
Khi mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
♦ Đau tại chỗ. Bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng hoặc cổ. Các cơn đau diễn ra âm ỉ. Khi vận động, di chuyển, ho hoặc hắt hơi cơn đau sẽ dữ dội hơn. Khi ngồi nghỉ cơn đau sẽ giảm dần.
♦ Nóng và ngứa tại vùng bị thoát vị.
♦ Đau tay, chân. Vì những rễ thần kinh bị chèn ép nên khiến cho bệnh nhân xuất hiện các cơn đau ở vai , đùi, cánh tay, mông, bắp chân.
♦ Vận động của cơ thể hạn chế. Gặp nhiều khó khăn khi đi lại, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang.
♦ Tê bì, mỏi tay chân, sức lực ngày càng suy giảm. Các cơ bị yếu dần khiến cho việc di chuyển trở nên chậm chạp. Khả năng cầm nắm đồ đạc cũng hạn chế hơn.
♦ Bệnh nhân khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống các mạch máu chạy lên não bị chèn ép. Nên sẽ gặp phải triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
♦ Một số dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, mất ngủ…
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Nhung, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Bao gồm:
♦ Do tuổi tác. Càng lớn tuổi thì hệ thống xương khớp sẽ bị lão hóa, bào mòn. Chất dinh dưỡng để nuôi khớp và đĩa đệm cũng ít dần. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng rách bao xơ. Lớp nhân phía bên trong trở nên kém linh hoạt và thoát ra bên ngoài.
♦ Chấn thương. Một số chấn thương, va đập do tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Hoặc va chạm khi luyện tập thể thao khiến cho đĩa đệm bị tổn thương.
♦ Mắc các bệnh lý về cột sống. Những đối tượng bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo… Sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm rất cao.
♦ Hoạt động sai tư thế. Luyện tập thể thao, mang vác vật nặng quá sức sai tư thế… khiến cho đĩa đệm và cột sống bị tổn thương.
♦ Béo phì. Khi trọng lượng cơ thể quá tải sẽ gây áp lực đè nén lên vùng cột sống. Từ đó dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm.
♦ Do bẩm sinh. Có một vài người khi sinh ra đĩa đệm đã có vấn đề, bị bệnh thoái hóa cột sống, … Nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ cao hơn.
♦ Một số nguyên nhân khác như: Di truyền, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh…
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Cách chẩn đoán?
Các chuyên gia xương khớp cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm rất khó để chữa dứt điểm. các cách chữa hiện nay chỉ mang hiệu quả tạm thời chứ không thể khắc phục hoàn toàn được tình trạng bệnh.
Nhưng bệnh thoát vị đĩa đệm nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ. Nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể khống chế bệnh đến 80-90%. Chính vì vậy, ngay từ khi có các dấu hiệu ban đầu nghi ngờ mắc bệnh. Cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh cụ thể từ đó tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất.
Để có thể xác định được mức độ, tình trạng bệnh cụ thể. Bên cạnh việc khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện vài xét nghiệm như:
Chẩn đoán hình ảnh. Thông qua việc Chụp X-Quang, MRI, chụp CT, chụp cản quang.
Test thần kinh. Các bác sĩ sẽ dùng phương pháp đo điện cơ. Từ đó có thể xác định được các dây thần kinh bị tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì? Những cách chữa trị hiệu quả
Khi đã xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị để bệnh nhân lựa chọn. Sau đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay:
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Khi có các dấu hiệu bị đau nhức. Bệnh nhân thường tìm đến các bài thuốc dân gian để chữa bệnh tại nhà. Gồm các bài thuốc dùng để đắp, chườm hoặc uống. Để chữa thoát vị đĩa đệm có thể dùng nhiều loại thảo dược trong thiên nhiên. Có thể kể đến các thảo như: lá lốt, ngải cứu trắng, đinh lăng, cây trinh nữ, đu đủ, xương rồng,…
Bài thuốc uống:
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Rửa sạch 1 nắm lá lốt, xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Cho thêm 300ml sữa bò và nước cốt để chung vào nồi và đun sôi lên. Sử dụng hỗn hợp nước lá vừa nấu xong dùng để uống mỗi ngày 2 lần.
Rễ đinh lăng và cỏ trinh nữ. Dùng mỗi loại 20g rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng nước sắc lên. Sử dụng hỗn hợp này để uống mỗi ngày.
Bài thuốc đắp, chườm:
Ngải cứu. Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, để ráo nước. Cho thêm muối hạt cùng với lá ngải cứu vào một chảo rang nóng. Sau đó để hỗn hợp này lên 1 cái khăn mỏng và dùng để đắp vùng bị thoát vị đĩa đệm.
Xương rồng. Dùng 2 đến 3 nhanh xương rồng rửa sạch và cạo hết phần cạnh có gai. Đập dập sau đó trộn đều với 1 nắm muối hạt. Cho hỗn hợp này lên chảo để sao nóng. Cuối cùng chỉ cần để hỗn hợp này lên 1 miếng vải mỏng để đắp lên vùng bị đau.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà tuy dễ thực hiện, lành tình. Nhưng hiệu quả đạt được lại không cao. Chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng bệnh chứ không thể khắc phục hoàn toàn. Phương pháp này không thể áp dụng cho trường hợp bệnh nặng vì không có tác dụng. Vì vậy, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được khám chữa một cách hiệu quả nhất.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học hiện đại
Phương pháp điều trị này khá phổ biến và được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 trong các cách chữa sau:
Điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y chữa thoát vị đĩa đệm giúp kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, đau nhức hiệu quả. Tùy vào từng cơ địa sức khỏe, mức độ bệnh, tuổi tác mà các bác sĩ sẽ kê toa với các loại thuốc đặc trị kết hợp như:
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol
- Thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen…
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…
- Vitamin nhóm B
- Một số bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng bằng Corticosteroids.
Lưu ý: Dùng thuốc tây chỉ có thể điều trị giảm nhanh được triệu chứng. Bệnh không thể được điều trị tận gốc nên khả năng tái phát khá cao. Không những vậy, thuốc tây y có thể gây một số tác dụng phụ. Người bệnh sẽ dễ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau dạ dày,… Khi lạm dụng sử dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Vì vậy, cần phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Vật lý trị liệu
Khi sử dụng vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, giãn cơ. Khả năng vận động được cải thiện tốt hơn. Nhưng phương pháp này chỉ được dùng để hỗ trợ chứ không phải áp dụng như một cách chữa riêng biệt.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)
Những trường hợp bị bệnh thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây nhiều đau đớn. Người bệnh lâu hồi phục, tốn khá nhiều chi phí. Rất dễ gặp tình trạng chảy máu, nhiễm trùng,…
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Nếu phương pháp Tây y chỉ tập trung vào việc chữa trị triệu chứng. Thì cơ chế chính của điều trị bằng Đông y đó là loại bỏ bệnh từ gốc. Giúp mang lại kết quả lâu dài. Để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, YHCT thường dùng nhiều bài thuốc từ thiên nhiên. Kết hợp cùng với thực hiện châm cứu, bấm huyệt. Từ đó hỗ trợ chữa bệnh một cách hiệu quả tốt nhất.
– Sử dụng các bài thuốc Đông y:Trong các bài thuốc Đông y thường có nhiều vị thuốc quý hiếm. Có công dụng loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Giúp giảm triệu chứng sưng viêm, đau nhức. Đồng thời giúp tăng cường chức năng của phủ tạng. Sức khỏe được bồi bổ ngày càng tốt hơn để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
– Châm cứu: Để thực hiện cách chữa này, bác sĩ sẽ dùng kim châm để tác động đến kinh mạch, huyệt đạo. Từ đó giúp khí huyết được lưu thông, giảm sưng đau, giảm viêm. Khả năng vận động được tăng cường.
– Xoa bóp, bấm huyệt: Bác sĩ sẽ dùng tay để xoa bóp. Giúp tác động đến huyệt đạo từ đó giúp giảm đau, đả thông kinh mạch hiệu quả.
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa thì phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm rất an toàn. Hoàn toàn không gây các tác dụng phụ nguy hiểm. Không cần can thiệp ngoại khoa. Hiệu quả cao và duy trì lâu dài. Bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y ở đâu uy tín?
Hiện nay, Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn là một địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín, chất lượng hàng đầu tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khắp cả nước. Bệnh nhân có thể liên hệ đến phòng khám qua:
Địa chỉ:
Cơ sở 1: số 1061B Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, quận Tân Bình,Tp.HCM.
Cơ sở 2: số 483 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM.
Số điện thoại: 028 6286 0111.
Trên đây là thông tin về Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân và Cách điều trị tránh biến chứng. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có thể sớm phát hiện và chữa trị kịp thời hiệu quả nhé!
Trả lời