Ngày nay, bệnh viêm da cơ địa đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây triệu chứng đỏ da, bong tróc, ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu. Bệnh không được chữa trị dễ biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả viêm da cơ địa. Hãy cùng theo dõi nhé!
Table of Contents
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là căn bệnh về da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa với đặc trưng là tình trạng đỏ da, da khô và ngứa. Bệnh thường có tính chất mãn tính, tái phát định kỳ và thời gian bùng phát có thể kéo dài hàng tháng. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh phổ biến hơn cả và thường khởi phát khi trẻ còn nhỏ.
Viêm da cơ địa có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh, thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.
Do đó, khi gặp các triệu chứng viêm da cơ địa bạn nên thăm khám và chữa trị sớm để tránh bệnh di truyền sang thế hệ sau. Đặc biệt là phụ nữ nên chữa khỏi trước khi có ý định mang thai và sinh nở.
Dấu hiệu của viêm da cơ địa
Một số triệu chứng viêm da cơ địa phổ biến gồm:
- Ngứa từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm
- Những mảng màu từ đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, mặt trong khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ em, các mảng màu này xuất hiện ở mặt và da đầu.
- Những vết sưng nhỏ có thể rỉ dịch nếu bị trầy xước
- Da dày, khô, nứt và bong vảy
- Da sần sùi, nhạy cảm và sưng do trầy xước
Ngoài ra, tình trạng ngứa cũng rất phổ biến đối với bệnh nhân viêm da cơ địa, có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm. Viêm da cơ địa ở trẻ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, kém ngủ, kém ăn, cơ thể gầy sút. Viêm da do cơ địa đôi khi có các biểu hiện gần giống các bệnh da liễu eczema, á sừng, tổ đỉa nên nhiều người dễ nhầm lẫn.
Nên làm gì khi mắc phải bệnh viêm da cơ địa?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bày, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.
Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, bệnh có khả năng liên quan đến sự kết hợp của các yếu tố sau:
- Da khô và dễ bị kích ứng: điều này làm làn da không còn là một rào cản hiệu quả.
- Một biến thể gen ảnh hưởng đến chức năng rào cản da.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Vi khuẩn, chẳng hạn như Staphylococcus aureus trên da tạo ra một lớp màng ngăn chặn các tuyến mồ hôi.
- Điều kiện môi trường.
Nguy cơ mắc phải bệnh viêm da cơ địa
Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa như:
- Bệnh sử cá nhân hoặc gia đình mắc viêm da cơ địa, dị ứng, hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
- Người có nghề nghiệp là nhân viên y tế, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tình trạng viêm da.
- Sống ở thành phố.
- Người Mỹ gốc Phi.
- Trẻ nhỏ được đi nhà trẻ.
- Trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú ý.
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên…
Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng . Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Chế độ sinh hoạt phù hợp giúp kiểm soát bệnh viêm da cơ địa
Một số thói quen sau đây có thể giúp bạn kiểm soát viêm da cơ địa:
- Dưỡng ẩm cho làn da ít nhất hai lần một ngày.
- Tránh gãi vì sẽ làm trầy xước da.
- Dùng băng ẩm và mát để che vết thương rỉ dịch.
- Tắm nước ấm.
- Chọn xà phòng nhẹ không có thuốc nhuộm hoặc nước hoa.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Mặc quần áo cotton thoáng mát, có kết cấu mịn.
- Kiểm soát stress và lo lắng.
Viêm da cơ địa có thể chữa khỏi không? Điều trị viêm da cơ địa bằng cách nào là hiệu quả nhất?
Hiện nay, viêm da cơ địa có thể được điều trị khỏi hẳn và việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được phát hiện kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Một số người bệnh tự tìm hiểu và chữa theo phương pháp dân gian, cụ thể:
Cách chữa tại nhà bằng dân gian
Trong dân gian cũng có nhiều mẹo chữa viêm da và phổ biến nhất là các cách:
- Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bằng cách rửa thật sạch với nước, ngâm với chút muối, vò nát. Đun sôi lá trầu không với 1 – 2 lít nước, dùng nước đó để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Trị viêm da cơ địa bằng lá ổi: Hái 1 nắm lá ổi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Dùng nước này thấm lên tăm bông và thoa lên vùng bị viêm da cơ địa.
- Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Rửa sạch thân và lá vòi voi, đun sôi với nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này để tắm, rửa sát khuẩn ngoài da.
- Hạn chế triệu chứng viêm da bằng lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch. Đun sôi lá lốt với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm. Phần bã lá lốt có thể dùng để chườm nhẹ lên da để giảm ngứa.
Ưu, nhược điểm: Dễ tìm kiếm thảo dược, tiết kiệm, giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngoài da. Tuy nhiên, không loại bỏ được căn nguyên của bệnh, tái phát nhanh, tốn thời gian, nguy cơ bội nhiễm nếu sai cách hoặc không vệ sinh.
Thuốc trị viêm da cơ địa từ Tây y
Với Tây y, người bệnh thường được kê đơn thuốc trị viêm da cơ địa gồm kháng sinh, kết hợp với thuốc bôi có thành phần corticosteroid (corticoid) nhằm chống viêm, loại bỏ mụn nước và làm dịu cơn ngứa.
Ưu nhược điểm: Thuốc Tây y cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa chứa corticoid trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, ảnh hưởng tuyến thượng thận, làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng.
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y – phương pháp mang lại hiệu quả cao, an toàn
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm da cơ địa là do phong hàn hoặc phong nhiệt uất tích dưới da khiến bất cứ tác nhân gây bệnh nào khi xâm nhập dễ dàng phát tác. Cụ thể gồm các tác nhân sau:
- Cơ thể suy nhược
- Khí huyết không thông
- Khí hư sinh phong
- Ngoại tà xâm nhập
- Gan thận suy yếu
Tất cả những yếu tố này gây ra cơ chế yếu sinh phong sinh táo.
Việc điều trị chú trọng chữa bệnh tận gốc rễ, cải thiện cơ địa dị ứng, tăng chức năng đào thải của gan thận. Đồng thời điều trị vùng da bị viêm bên ngoài bằng cách bôi, vệ sinh sát khuẩn… Từ đó bệnh được chữa dứt điểm, tránh tái phát.
Một số cách chữa và vị thuốc trong Đông y được áp dụng như sau:
- Thanh nhiệt, giải độc: Chi mẫu, thạch cao
- Tiêu viêm, sát trùng: Khổ sâm, thương truật
- Tán phong, trừ thấp: Phòng phong, kinh giới, ngưu bàng tử, thuyền thoái
- Hoạt huyết: Sinh địa, đường quy, hồ ba nhân…
Trên đây là thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả viêm da cơ địa mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình cũng như những người thân bên cạnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời