• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » LÁ TRE VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

LÁ TRE VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

23/07/2020 23/07/2020 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

LÁ TRE VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN

Cây tre từ lâu đã trở thành một hình ảnh vô cùng quen thuộc và gần gũi với cuộc sống của mọi người dân Việt Nam. Cây tre đặc biệt là phần lá tre trong y học cổ truyền còn được biết đến là một dược liệu có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Hãy dành ít thời gian tham khảo bài viết này để biết rõ hơn về Lá tre và những công dụng chữa bệnh rất ít người biết đến.

Table of Contents

  • Lá tre là lá gì?
  • Đặc điểm của lá tre
  • Phân bố, thu hái, chế biến cây tre
  • Thành phần hóa học của lá tre
  • Công dụng dược lý của lá tre
  • Tác dụng của lá tre
  • Lá tre chữa bệnh gì?
  • Lưu ý khi sử dụng lá tre
    • Bài viết liên quan

Lá tre là lá gì?

Lá tre là phần lá của cây tre. Phần lá tre thuộc họ cỏ, lớp thực thực vật 1 lá mầm. Lá tre có các phiến lá chưa mở hết được gọi là trúc diệp. Lá tre khi ở dạng búp hay đọt thì được gọi là trúc diệp quyển tâm.

Đặc điểm của lá tre

Cấu tạo của lá tre gồm có 2 phần đó là: bẹ lá và phiến lá.

Bẹ lá đó là phần nối từ cành tre đến cuống lá. Có hình lòng máng, thường gắn chặt vào cành từ vị trí ở giữa của bẹ lá cùng cuống lá. Phần cuống lá có độ dài khá ngắn chỉ khoảng vài mm.

Phiến lá có đầu mũi nhọn, hình trứng thuôn, thường lật ra ngoài. Có lông cứng ở 2 mặt lá, khi sờ vào sẽ thấy thô ráp. Phiến là có chiều dài 10-20cm, chiều rộng 15-25mm. Phiến lá gồm có 3-5 đôi gân lá song song.

Đặc điểm của lá tre
Lá tre khá quen thuộc với nhiều người

Phân bố, thu hái, chế biến cây tre

Cây tre thường phân bố chủ yếu tại các khu vực ẩm ướt thuộc vùng Đông Nam Á. Cây tre phân bố dọc miền đất nước ở Việt Nam. Rộng khắp từ Bắc vào Nam. Có thể thấy hầu như địa phương nào cũng c1 trồng cây tre. Thường trồng tập trung nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc và khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Tre là loài cây ưa ánh sáng, ưa ẩm. Cây thường mọc tốt ở quanh đồng ruộng, ven chân đê, dọc bên bờ sông, bờ suối. Người ta thường thu hái lá tre ở thời điểm phiến lá chưa mở hết, có màu xanh mởn để làm thuốc chữa bệnh.

Lá tre có thể sử dụng khô hoặc tươi. Phổ biến nhất là sắc lấy nước uống. Hoặc còn có thể kết hợp củng các thảo dược khác để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả cao.

Thành phần hóa học của lá tre

Thông qua các nghiên cứu đã cho thấy được trong thành phần hóa học của lá tre có chứa chất cholin, chlorophyll…

Công dụng dược lý của lá tre

Lá tre theo đông y có tính lạnh, vị ngọt, hơi cay. Lá tre có khả năng đi vào kinh tâm và phế. Có thể đem lại hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, trừ cảm rất tốt.

Tác dụng của lá tre

Các tác dụng của lá tre đã được dân gian lưu truyền lại cho đến ngày nay. Dược liệu này rất tốt cho việc hỗ trợ chữa cảm sốt, viêm thận phù thũng, sỏi thận. Bên cạnh đó còn giúp trị hen suyễn, mụn nhọt, viêm bàng quang cấp tính, viêm phổi tràn dịch.

Tác dụng của lá tre
Có thể dùng lá tre trogn nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Lá tre chữa bệnh gì?

Lá tre và những công dụng chữa bệnh rất ít người biết đến gồm có:

  1. Hỗ trợ chữa trị mụn nhọt, giảm viêm tấy mưng mủ
  2. Hỗ trợ chữa cảm.
  3. Hỗ trợ điều trị co giật ở trẻ nhỏ.
  4. Hỗ trợ chữa trị cho thời kỳ đang mọc sởi.
  5. Hỗ trợ chữa bệnh thủy đậu.
  6. Hỗ trợ trị ho suyễn, trúng phong cấm khẩu.
  7. Chữa nấc.
  8. Hỗ trợ chữa bệnh viêm bàng quang cấp tính.
  9. Hỗ trợ chữa chứng miệng lưỡi lở loét.
  10. Hỗ trợ điều trị tiểu ra máu.
  11. Hỗ trợ chữa viêm màng phổi tràn dịch.
  12. Trị tăng huyết áp.
  13. Dự phòng viêm não B.
  14. Hỗ trợ chữa bệnh sỏi thận.
  15. Chữa chảy máu chân răng
  16. Chữa kiết lỵ kinh niên.
  17. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính.
  18. Hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, mất tiếng, đau họng.
Lá tre chữa bệnh gì?
Các công dụng của lá tre rất tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi sử dụng lá tre

Có thể sử dụng lá tre cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc bệnh cần đặc trị cho đến những người có cơ thể khỏe mạnh đều có thể dùng được.

Lá tre mang lại công dụng tốt cho những người bị đau họng, chảy máu chân răng, bị cảm, viêm phế quản cấp tính. Lá tre giúp trị sỏi thận, mụn nhọt, sỏi, thủy đậu, tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp, viêm màng não tràn dịch,…

Không nên sử dụng lá tre cho những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bệnh thận.

Nếu nam giới mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt cũng nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá tre.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được kiến thức bổ ích cho mọi người về Lá tre và những công dụng chữa bệnh rất ít người biết đến. Cám ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu và hẹn gặp lại ở những bài viết sau nhé!

Bài viết liên quan

  • LÁ SEN CÓ ĐẾN 14 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
  • CÂY ĐẠI LÀ GÌ? 6 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH ĐÁNG CHÚ Ý
  • 20+ CÔNG DỤNG CỦA CÂY RAU BỒ CÔNG ANH, RỄ, LÁ, HOA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: Công dụng dược lý của lá tre/ Lá tre là lá gì/ Tác dụng của lá tre/ Đặc điểm của lá tre

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « LÁ SEN CÓ ĐẾN 14 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KỲ DIỆU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Next Post: LÁ VỐI CHỮA BỆNH GÌ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ VỐI »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview