Hiện nay nhiều người thường truyền tai nhau uống nước từ lá vối rất tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh. Thế nhưng nhiều người vẫn còn hoang mang về những tác dụng của lá vối cho sức khỏe. Trong nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người biết được Lá vối chữa bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng lá vối. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Table of Contents
Cây lá vối là gì?
Cây vối có tên khoa học là Clesitocalyx operculatus. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Cây lá vối hay còn được gọi là cây vối. Đây là loại cây thân gỗ, chiều cao của cây từ 10-15m. Vỏ thân cây vối nứt dọc và phân cành, có màu nâu xám. Cành non dẹt, sau đó thành hình trụ và có lớp vảy.
Lá vối thường mọc đối, phiến lá có hình bầu dục. Hai mặt của lá vối đều có màu xanh lục nhạt, có đốm nâu. Chiều dài khoảng 9-18cm, chiều rộng 4-8cm. Đầu lá vối thường nhọn, gốc lá thuôn. Phần mép lá không có răng cưa, không có lông, có gân lá 8-10 đôi. Cuống lá vối có chiều dài 3-4mm, ở phía đỉnh có cánh.
Hoa của cây lá vối mọc thành cụm. Cụm hoa có hình chùy thường mọc ở nách lá đã rụng. Hoa của cây lá vối thường có màu trắng, lục nhạt và không có cuống. Quả vối khá nhỏ, có hình trứng hay hình bầu dục. Quả thường nhăn nheo, có đường kính tầm 7-12mm. Quả vối khi chín sẽ có màu tím sẫm giống như quả sim, bên trong có dịch.
Lá vối, nụ vối và cành non đều tỏa ra hương thơm dễ chịu. Cây lá vối gồm có 2 loại đó là vối nếp và vối tẻ. Cây vối nếp thường có lá nhỏ, màu ngà vàng. Còn cây vối tẻ sẽ có lá to, màu xanh đậm. Khi uống, nước vối nếp sẽ có hương vị đậm đà và thơm hơn nước của vối tẻ.
Phân bố và thu hái lá vối
Cây vối mọc phổ biến ở một số nước như Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, phía Bắc Trung Quốc đến Bắc Australia.
Tạ Việt Nam, cây lá vối là loại cây ưa sáng nên thường mọc tự nhiên trên các bờ suối, ao hồ và những vùng đất thấp nhiều màu mỡ.
Bên cạnh đó, cây lá vối còn được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Vũng Tàu,…
Vào mùa xuân hè chồi và lá non sẽ ra khá nhiều. Vào khoảng tháng 5-7 cây sẽ ra hoa và quả chín vào khoảng tháng 8-9.
Lá và nụ vối lá bộ phận được sử dụng. Sau khi thu hoạch lá và nụ vối sẽ được đem rửa sạch nhựa và để ráo rồi cho vào thúng. Sau đó sẽ dùng rơm rạ để phủ lên trên lá cho đến khi lá chuyển màu đen. Lúc này sẽ lấy lá ra rửa sạch rồi đem phơi khô để dùng dần.
Việc ủ lá vối sẽ có tác dụng phá hủy chất diệp lục trong lá và chất ngứa do nhựa. Điều này sẽ giúp cho nước vối được ngon hơn.
Thành phần hóa học của cây lá vối
Trong thành phần của lá vối, nụ vối có chứa tanin, vitamin và một số chất khoáng. Ngoài ra còn có chứa 4% tinh dầu có mùi thơm.
Trong nụ vối có các hoạt chất (chủ yếu là polyphenol). Chất này có khả năng ức chế được hoạt tính của men alpha-glucosidase. Đồng thời giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ đó kiểm soát đường huyết trong cơ thể khá tốt.
Nụ vối có chứa Beta-sitosterol có khả năng điều hòa chuyển hóa cholesterol và hỗ trợ làm giảm mỡ máu.
Lá vối có chất kháng sinh đem lại tác dụng diệt được nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn bạch cầu, Streptococcus, Salmonella, Bacillus subtilis,…
Lá vối theo đông y thường có tính mát, ít độc, vị đắng hơi cay. Đem lại công dụng dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nước lá vối đặc có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng khá tốt.
Lá vối chữa bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng lá vối như sau:
Công dụng của lá vối
- Hỗ trợ chữa chứng đầy, trướng bụng, ăn không tiêu.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ và hay đi phân sống.
- Hỗ trợ trị tiêu chảy.
- Hỗ trợ chữa thấp chẩn cấp và mạn tính.
- Hỗ trợ trị lở ngứa, chốc đầu.
- Làm giảm mỡ máu, giảm hàm lượng cholesterol.
- Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, vàng da.
- Chữa bỏng.
- Hỗ trợ trị viêm da, ngứa.
- Chữa cảm lạnh làm bụng đầy, thân thể mệt mỏi.
- Hỗ trợ quá trình giảm cân.
- Hỗ trợ chữa cho bệnh nhân bị gout.
- Giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
- Hỗ trợ tiêu hóa ở phụ nữ đang mang thai.
- Giải khát, lợi tiểu, đào thải độc tố bên trong cơ thể.
- Hỗ trợ cho phụ nữ sau sinh nhanh săn bụng và ăn ngủ tốt.
- Chữa bệnh đái tháo đường.
- Giải độc lá ngón.
Những lưu ý khi sử dụng Lá vối
Các nghiên cứu cho thấy dùng lá vối tươi sẽ đem lại hiệu quả cao hơn lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Nhưng trong lá vối tươi có chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên có thể gây hao huyết và tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.
Do đó, nên dùng lá vối khô để pha nước uống. Với những đối tượng quá gầy, cơ thể suy nhược thì không nên sử dụng lá vối hoặc nụ vối để điều trị.
Khi uống nước lá vối cần lưu ý:
Không nên uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly hoặc ấm nước lá vối.
Khi bụng đói không được uống nước lá vối và không được uống nước quá đặc. Lá vối có công dụng kích thích tiêu hóa nên sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều. Điều này có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng,…
Nếu muốn dùng lá vối đạt hiệu quả cao. Bạn cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập thật khoa học.
Trước khi sử dụng lá vối để điều trị. Cần phải hiểu rõ được bệnh tình của mình và nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết được Lá vối chữa bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng lá vối. Chúc bạn và gia đình có nhiều niềm vui và sức khỏe!
Trả lời