Hoa quỳnh được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm bởi nó chỉ nở đẹp khi đêm đến. Không những vậy, loài cây này còn có công dụng chữa trị các vấn để sức khỏe rất hữu hiệu. Hãy cùng tham khảo ngay về Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Cây hoa quỳnh là cây gì?
Cây hoa quỳnh có cùng họ với cây xương rồng. Thân của cây hoa quỳnh có dạng đốt, hơi dẹp, hình dạng giống như những chiếc là lớn. Thân có màu xanh lục và phần mép trên có màu hơi tía. Ở phần rìa của mép thân có gai, có nhiều lông tơ trắng nhỏ xen giữa.
Hoa quỳnh khá lớn, mùi rất thơm và thường nở về đêm. Lớp bên ngoài cánh hoa có màu nâu hay cam nhạt. Các cánh hoa ở bên trong thường có màu trắng, đỏ hoặc màu tím. Phần cuống của nhị và nhụy hoa khá dài. Hoa quỳnh chỉ nở khoảng vài tiếng và vào sáng hôm sau sẽ héo rũ.
Nguồn gốc của cây hoa quỳnh là từ các vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles, Mexico, Mỹ. Hiện nay cây hoa quỳnh đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới để làm cảnh.
Tại Việt Nam gồm có một số loại hoa quỳnh phổ biến như: hoa quỳnh trắng, quỳnh đỏ, nhật quỳnh,… Mỗi một loại hoa đều mang những đặc điểm và nét đẹp riêng biệt.
Công dụng từ cây hoa quỳnh
Trong đông y phần thân và hoa của cây quỳnh là bộ phận có thể dùng để làm thuốc. Nên thu hái hoa vào ban đêm khi nó mới nở. Thân cây hoa quỳnh có thể thu hoạch quanh năm. Vị thuốc từ cây hoa quỳnh có thể sử dụng tươi hoặc khô hay ngâm rượu đều rất tốt.
Ngoài ra, các bộ phận khác của cây còn có thể được sử dụng tùy theo từng mục đích.
Hoa quỳnh theo đông y có tính bình, vị ngọt. Đem lại công dụng tiêu viêm (sưng đỏ đau) cầm máu, thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), hóa đờm (làm loãng và tan đờm). Thân cây quỳnh tính mát, có vị chua, hơi mặn. Mang lại công dụng chỉ thống (chống đau), tiêu thũng, tiêu viêm.
Ở một số tài liệu còn cho biết hoa quỳnh có thể chế biến cùng thịt lợn thành món ăn để hỗ trợ chữa một số bệnh như: lao phổi, lao hạch, viêm phế quản. Bên cạnh đó, hoa quỳnh còn có công dụng hỗ trợ chữa sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Trong y học cổ truyền còn sử dụng hoa quỳnh ngâm với rượu gạo để chữa chứng đau bụng, bôi lên các vết bầm tím mang lại hiệu quả tốt. Có thể ngâm bằng hoa quỳnh tươi hoặc khô và để càng lâu càng tốt. Có thể để được đến vài năm. Sau Khi ngâm khoảng 10-15 ngày là có thể dùng được.
Một số bài thuốc từ hoa quỳnh
Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại có thể chữa trị các chứng bệnh như:
1, Trị ho, long đờm.
2, Chữa ho do viêm họng.
3, Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi.
4, Chữa lên cơn hen.
5, Hỗ trợ trị các bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
6, Hỗ trợ chữa mụn nhọt, sưng đau do té ngã.
7, Chữa xuất huyết tử cung.
8, Hỗ trợ trị bệnh viêm phế quản.
9, Hỗ trợ chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
10, Trị bệnh đái tháo đường.
11, Chữa đau vai, tức ngực, khó thở.
12, Tác dụng bổ phổi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoa quỳnh
Khi sử dụng hoa quỳnh để điều trị các vấn để về sức khỏe. Hãy lưu ý một số vấn để sau đây:
- Những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây hoa quỳnh không được sử dụng dược liệu này.
- Tuyệt đối không dùng dược liệu của cây hoa quỳnh cho phụ nữ đang mang thai.
- Khi có các triệu chứng như mê sảng nhẹ, rối loạn tâm thần, áo giác. Cần phải ngưng sử dụng ngay lập tức.
- Tuyệt đối không lạm dụng cây hoa quỳnh để chữa trị. Điều này có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm như: kích ứng dạ dày, nhịp tim thất thường, co thắt tim, tức ngực.
- Khi sử dụng dược liệu của cây hoa quỳnh nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phát huy tác dụng tốt nhất.
- Việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng là rất quan trọng và cần thiết.
Hy vọng qua nội dung bài viết trên đây đã giúp mọi người biết đến Hoa Quỳnh và 12 bài thuốc “diệu kì” mang lại. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!
Trả lời