Từ xa xưa hoa hồi đã được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Không những là một gia vị quen thuộc mà hoa hồi còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Nhằm giúp mọi người có thêm kiến thức về Hoa hồi và top 15 tác dụng hiếm có trong dân gian. Trong bài viết sau đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn về thảo mộc quý này.
Table of Contents
Hoa hồi là gì?
Hoa hồi chính là quả hồi của cây đại hồi, hoặc tiểu hồi. Hoa hồi có số lượng cánh là 8 xoè ra như cánh hoa, Người Trung Quốc còn gọi hoa hồi với tên gọi khác là “bát giác hồi hương”. Hoa hồi trong tiếng Anh có tên là là Aniseed. Tên tiếng Pháp của hoa hồi là Anise. Tên kha học của hoa hồi là Ilicium verum Hook. Đây là một loại gia vị nhưng lại chứa nhiều giá trị tốt về mặt dược liệu.
hoa hồi (tức quả hồi) theo đông y thường có vị ngọt, tính cay, nóng, mùi thơm. Có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều chứng bệnh. Được sử dụng dưới dạng nguyên đoá, tinh dấu hoặc bột xay.
Đặc điểm của cây hoa hồi
Cây hoa hồi có cao từ 6-10m, thân cây thẳng, to. Loại cây này thuộc nhóm cây nhỡ. Các cành thẳng, nhẵn, khi còn non có màu lục nhạt và lúc già có màu nâu xám. Lá mọc so le, có hình trứng thuôn hay hình mác. Đầu lá hơi nhọn, chiều rộng từ 3- 4 cm, chiều dài tầm 8 – 12 cm. Phiến lá nhẵn bóng, giòn. Mặt trên có màu xanh hơn mặt dưới.
Bông của cây hồi mọc đơn lẻ hoặc mọc theo chum 2-3 bông ở nách lá. Phần đài hoa màu trắng, mép đài hoa hôi hồng. Cánh hoa có màu hồng thẩm. Mỗi hoa có từ 5-6 cánh. Cuống hoa ngắn và to. Thời điểm ra hoa là tầm tháng 3-5.
Quả ké, gồm 8 đài. Mỗi đài có chiều dài từ 10-15mm, xếp thành hình dạng như ngôi sao, đường kính từ 2,5-3cm. Thực tế cho thấy hoa hồi khi còn non có màu xanh lục và chuyển sang màu nâu sẫm khi già. Cây hồi ra quả và tháng 6 và kéo dài cho đến tháng 9. Quả của cây đại hồi thường cay hơn quả của cây tiểu hồi. Vị khá giống cam thảo, thường được đưa vào trong thành phần của bột ngũ vị hương.
Phía trong mỗi đài của hoa hồi thường có 1 hạt hồi trơn nhẵn. Có công dụng dùng để nấu ra tinh dầu hồi. Khi cây hồi được 5 tuổi là có thể thu hoạch được. Trên thực tế thì những cây hồi 20-30 năm tuổi được thu hoạch nhiều nhất. Thường chia thành 2 vụ thu hoạch mỗi na7m đó là: tháng 6 – 9 và tháng 11 – 12.
Phân bố cây hồi
Cây hoa hồi có nguồn gốc từ vùng Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam. Hiện nay cây cũng phân bố khá nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Bắc Mỹ, các nước Đông Á và Đông Nam Á khác.
Các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Vân Nam, Hải Nam đảo, Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có nhiều cây hồi nhất. Tại Việt Na, cây được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và Cao Bằng. Qua các khảo sát cho thấy cây hồi cũng khá phổ biến ở miền Trung của nước Pháp.
Thành phần hoá học của hoa hồi
Trong thành phần hóa học của hoa hồi có chứa trans-anethol (C10H120) chiếm tới 80,5%, -terpinen, paracymen, 4-terpineol, sabinen, anisalde-hyd, myrcen, methylchavicol, -3-caren, linalood, -phellandren, -pinen, limonen, acid oleic, acid stearic, và acid shikimic, tecpen, anisatin, saola, estragok, andehyde axeton anisic, camphen, metyleugnolm, dipenten,… Có trên 20 loại hợp chất khác nhau. Trong hoa hồi có Acid shikimic với tỷ trọng 2,5%. Đây là một nguyên liệu để làm nên tamiflu – một loại thuốc dùng trị cúm gia cầm H5N1. Bên cạnh đó còn có chứa Oseltamivir Phosphate là 6%.
Tác dụng của hoa hồi
Hoa hồi thường được xay thành bột để làm gia vị trong các món ăn. Không những vậy, hoa hồi còn được dùng làm thuốc để chữa đau bụng, dạ dày co bóp quá mức, thấp khớp, nôn mửa, cảm cúm. Tinh dầu của hoa hồi còn có thể sử dụng để làm ra rượu, bia, nước ngọt,…
Hoa hồi và top 15 tác dụng hiếm có trong dân gian mà bạn có thể tham khảo qua đó là:
- Tác dụng kích thích hệ tiêu hóa. Hỗ trợ trị chứng đau bụng, chữa đau dạ dày.
- tác dụng kích thích vị giác.
- Lợi sữa.
- Chữa thấp khớp.
- Hỗ trợ chữa ngộ độc do cá, thịt, rắn độc cắn.
- Trị chứng cảm cúm, khử đờm.
- Hỗ trợ điều hoà khí huyết, ngăn ngừa mỏi cơ xương.
- Kháng khuẩn tốt.
- Xua đuổi côn trùng.
- Chữa nôn mửa, ỉa chảy.
- Trị đái dầm, đái nhiều.
- Xoa bóp ngoài da.
- Trị hôi miệng.
- Làm thuốc chữa bệnh đau lưng.
- Hỗ trợ trị đại tiểu tiện khó khăn.
Lưu ý khi sử dụng hoa hồi
Mặc dù mang lại nhiều công dụng tốt. Nhưng trong hoa hồi có chứa các chất độc như cis-athenol. Chính vì vậy, bạn không được sử dụng quá nhiều và quá liều. Điều này rất dễ gây ngộ độc vô cùng nguy hiểm.
Nếu có nhu cầu sử dụng dược liệu hoa hồi chữa trị các vấn để sức khỏe. Việc quan trọng và cần thiết đó là phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Giúp đảm bảo sử dụng đúng cách, an toàn, hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn có thêm thông tin bổ ích về Hoa hồi và top 15 tác dụng hiếm có trong dân gian. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Trả lời