Hoa phù dung khá quen thuộc với nhiều người. Bởi đây là loại hoa có hình dáng đẹp lại mang nhiều công dụng chữa trị rất tốt cho sức khỏe. Nhằm giúp cho bạn đọc có thêm thông tin về Hoa phù dung và 20 tác dụng chữa bệnh bạn nên biết. Trong bài viết hôm nay sẽ nói nhiều hơn về hoa phù dung để mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Table of Contents
Hoa phù dung là cây gì?
Hoa phù dung hay còn được gọi bằng một số tên khác như: Địa Phù Dung, Mộc Liên, Túy Tửu Phù Dung, Sương Giáng hoặc Cự Sương. Tên khoa học của hoa phù dung là Hibiscus Mutabilis L.
Cây hoa phù dung thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae). Loại cây này thường mọc thấp dạng ở bụi. Nhiều nơi thường trồng hoa phù dung để làm cảnh.
Đặc điểm cây Hoa phù dung
Cây hoa phù dung có thân nhỏ, chiều cao tầm 2-5m, trên phần vỏ thân có nhiều xơ sợi. Cành hình sao, ngắn có lông.Lá cây phù dung có 5 cánh, mọc cách, cuống lá hình tim. Phần mép lá có răng cưa, có lông. Ở mặt dưới lá có nhiều lông hơn, lá xẻ dọc thành 5 thùy, có gân. Chiều rộng của lá khoảng 15cm, hình dạng khá giống bàn tay.
Vào mùa sương giáng cho đến hết mùa đông là thời gian mà hoa phù dung nở rộ. Khi nở hoa có kích thước lớn. Mỗi hoa có kích thước khoảng 10-15cm, hoa dạng cánh xốp mềm giống hoa giấy. Gồm 2 loại hoa đó là: hoa đơn có 5 cánh và hoa kép có nhiều lớp cánh. Tùy vào từng thời điểm trong ngày mà hoa sẽ có màu sắc thay đổi khác nhau. Buổi sáng hoa có màu trắng, chiều có màu hồng và màu đỏ sẫm khi tối. Bên cạnh đó còn có loại hoa phù dung thay đổi theo ngày. Ngày đầu tiên màu trắng, ngày thứ 2 có màu vàng tươi, ngày 3 có màu hồng và màu đỏ sẫm khi sang ngày thứ 4.
Hoa phù dung khi tàn sẽ cho ra quả có hình cầu. Bên ngoài quả được bao phủ bởi một lớp lông có màu vàng nhạt. Hạt có hình trứng, có lông mao bao quanh và có nếp nhăn.
Phân bố và thu hái hoa phù dung
Cây phù dung sinh trưởng tốt ở nơi có ánh sáng tốt, khí hậu mát mẻ. Nên được trồng ở sân vườn, công vi6n hay ban công để trang trí. Nguồn gốc của cây từ miền Đông của Ấn Độ. Hiện nay được trồng phổ biến ở Philippin, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ… Tại Việt Nam cũng trồng khá nhiều cây hoa phù dung nhất là ở các vùng phía Bắc.
Mùa hè và mùa thu là thời điểm thu hoạch lá phù dung. Phiến lá sẽ được cắt và đem phơi hoặc sấy khô để sử dụng dần.
Lá phù dung được hái vào mùa hè và mùa thu, phiến lá được cắt và phơi trong bóng râm hoặc sấy khô để dùng dần.
Thành phần hóa học của Hoa phù dung
Trong hoa phù dung có chứa các thành phần như: Anthocyamin, Hyperin, Rutin, Isoquerecitin, Hyperoside, Quercitin, Spiraeoside, 4’-glucoside, Quercimeritrin, … Cả hoa và lá cây phù dung đều chứa chất nhầy dính.
Khả năng thay đổi màu của hoa phù dung khá độc đáo. Do nó có chứa carotein và anthocyamin. Trong đó thành phần anthocyamin sẽ thay đổi dựa theo sự biến đổi của độ chua kiềm. Khi hoa phù dung mới nở anthocyamin không có màu nên hoa sẽ có màu trắng. Khi có ánh sáng mặt trời tác động dẫn đến anthocyamin có màu, độ chua tăng lên từ đó khiến hoa đổi màu dần từ hồng sang đỏ thẫm.
Tác dụng chữa bệnh của Hoa phù dung
Cây hoa phù dung không những để làm cảnh, cho bóng mát, chống bụi vào mùa hè. Mà cây hoa phù dung còn có rất nhiều tác dụng tốt từ phần hoa, lá, rễ và cả hạt.
Phù dung theo đông y có tính mát, vị cay. Mang lại công dụng giảm đau, thanh nhiệt, chữa phù thũng,…
Không chỉ là loại cây cho bóng mát, chống bụi vào mùa hè, là cây trang trí với màu sắc hoa độc đáo. Phù dung còn được biết đến với rất nhiều công dụng hữu ích từ hoa, lá, rễ và thậm chí là hạt. Theo đông y, phù dung có vị cay, tính mát, có tác dụng giải độc thanh nhiệt, chữa phù thũng, giảm đau,…
Hoa phù dung và 20 tác dụng chữa bệnh bạn nên biết đó là:
- Chữa bỏng.
- Chữa ung nhọt.
- Hỗ trợ trị viêm khớp.
- Hỗ trợ chữa bệnh ho ra máu.
- Trị chứng kinh nguyệt ra nhiều.
- Chữa chứng đau mắt đỏ.
- Chữa chắp và lẹo mắt.
- Hỗ trợ chữa trị chứng sưng vú.
- Hỗ trợ trị bệnh zona ( giời leo).
- Chữa tổn thương do chấn thương.
- Trị viêm kết mạc.
- Chữa cảm mạo.
- Chữa chín mé.
- Hỗ trợ chữa vết thương do ong đốt, rắn không độc và côn trùng cắn.
- Hỗ trợ chữa bệnh viêm âm đạo.
- Chữa bệnh viêm tuyến vú.
- Hỗ trợ chữa khí hư bất thường.
- Chữa chứng ho do hư lao.
- Chữa thống kinh.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ em hay bị đầy bụng do giun sán.
Lưu ý về hoa phù dung
Hiện nay còn có 1 loại phù dung khác đó là mỹ lệ phù dung, phù dung đẹp, râm bụt ấn. Tên khoa học của loại phù dung này là Hibiscus indicus (Burm f.) Hochr. Cây phù dung loại này cũng có hoa thay đổi màu như cây hoa phù dung bình thường. Tuy nhiên phần lá đài phụ của chúng dài 2-3,5cm. Rễ thường được sử dụng để làm thuốc chữa đầy bụng, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiêu thực tán kết, thông lâm chỉ huyết. Lá dùng để chữa ung sang thũng độc.
Bên cạnh các tác dụng chữa bệnh. Vỏ của thân cây phù dung trắng, mềm còn có thể được sử dụng để bện thừng, làm giấy hoặc dệt vải.
Trên đây là thông tin về Hoa phù dung và 20 tác dụng chữa bệnh bạn nên biết. Mong rằng có thể đem lại kiến thức bổ ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về loài hoa này.
Trả lời