Trong Đông y, bạch thược là một vị thuốc nam quý với nhiều tác dụng chữa bệnh. Không những nổi bật với màu sắc và hình dạng đẹp của hoa. Phần rễ của loại cây này là một dược liệu quá được dùng từ lâu đời. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về bạch thược và 16 công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong bài viết này nhé!
Table of Contents
Cây bạch thược là cây như thế nào?
Cây bạch thược hay còn gọi là thược dược, dư dung, kỳ tích, giải thương, kim thược dược, ngưu đỉnh, tiểu bạch thược,…. Tên gọi bằng tiếng anh đó là Radix Paeoniae albae. Tên khoa học của bạch thược đó là Paeonia lactiflora Pall. Đây là loại cây thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Đặc điểm của cây bạch thược
Bạch thược là một loại cây sống lâu năm. Có thân mọc thẳng đứng, không có lông. Chiều cao của cây hoảng 50-80cm. Cây có nhiều rễ củ to, có cài dài đến 30cm, đường kính 1-3cm. Vỏ ngoài của rễ cây có màu nâu, mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt. Cây có nhiều chồi và thường phát triển thành từng khóm.
Lá cây mọc so le với nhau, xé sâu thành 3-7 thùy. Có dạng hình trứng. Chiều dài khoảng 8-12cm, chiều rộng khoảng 2-4cm, có màu xanh nhạt hoặc sẫm, mép lá nguyên. Khi lá non sẽ khá giòn và dễ gãy. Lá sẽ chuyển sang màu vàng và rụng hết khi đến mùa thu. Hoa khá to và mọc đơn lẻ. Cánh hoa có màu trắng hoặc màu hồng nhạt. Mỗi bông hoa thường chứa 20-30 hạt, trong đó có nhiều hạt lép. Ở Trung Quốc mùa hoa nở vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 6-7.
Dược liệu: rễ cây khô có dạng hình viên chùy dài 15-20cm. Lớp mặt ngoài thường sẽ có màu nâu nhạt và vết nứt, mặt cắt có màu trắng mịn. Vùng chất mọc tách rời thành khe nứt và có mùi thơm khá đặc trưng.
Thành phần hóa học của cây bạch thược
Trong thành phần của cây bạch thược có chứa nhiều tinh bột, tamin, canxi oxalate, một tinh dầu. Bên cạnh đó còn có chứa chất béo, chất nhầy, axit benzoic, nhựa, glucoside thược dược (C22H28O11). Theo các nghiên cứu cho thấy bạch thược còn có chứa một số thành phần khác như paeonol, paeonin, sistosterol, paeniflorin và trierpenoids.
Bạch thược theo Đông y thường có vị đắng, chua, tính hơi hàn. Mang lại công dụng nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, chữa đau bụng, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều,…
Tác dụng chữa bệnh của bạch thược
Bạch thược và 16 công dụng chữa bệnh tuyệt vời có thể kể đến như:
-
Chữa đầu gối đau nhức, không co duỗi được.
-
Trị nhức đầu hoa mắt.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
-
Chữa hen suyễn.
-
Chữa ho gà.
-
Trị xương tăng sinh.
-
Điều trị loét dạ dày.
-
Chữa táo bón lâu năm.
-
Chữa đau bụng kinh.
-
Trị rong kinh, băng huyết.
-
Chữa chứng đau bụng lâm râm khi mang thai.
-
Trị đau bụng tiêu chảy.
-
Trị đau đầu do can dương vượng thượng.
-
Chữa kiết lỵ.
-
Điều trị chứng ù tai, hoa mắt, chân tay tê.
-
Chữa lỵ ra máu mủ.
Xem thêm:
- BẠCH QUẢ VÀ 8 TÁC DỤNG THƯỜNG DÙNG TRONG DÂN GIAN
- BẠCH TRUẬT VỊ THUỐC “KHẮC TINH” CỦA CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA
- BẠCH CHỈ VỊ THUỐC SỞ HỮU 25 TÁC DỤNG BẤT NGỜ
Tác dụng dược lý của cây bạch thược
Trong cây bạch thược có chứa Chất axit benzoic. Đây là chất có công dụng trừ đờm, chữa ho. Thành phần glucosid trong có trong bạch thược có công dụng ức chế khu trung ương thần kinh. Chính vì vậy giúp giảm đau và an thần tốt. Đồng thời còn chống lại được sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng. Bảo vệ chức năng gan và tăng lưu thông máu đến tim.
Qua các nghiên cứu còn cho thấy được rằng nước sắc từ cây bạch thược mang lại hiệu quả kháng khuẩn tốt. Đặc biệt là đối với những vi trùng lỵ, tụ cầu, phế cầu, trực tràng bạch hầu.
Không những vậy, bạch thược qua các nghiên cứu còn có tác dụng kích thích nhu động của dạ dày và ruột cô lập ở thỏ.
Một số bài thuốc từ bạch thược
Đa phần các bài thuốc Đông y sẽ sử dụng bộ phận rễ để điều chế, ngoài ra trong dân gian còn tận dụng lá cây phơi khô, sắc nước uống để giúp điều trị chứng men gan tăng, đem lại hiệu quả rõ rệt.
Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như sau:
Bài thuốc 1: Đối với những người bị táo bón kinh niên
Sử dụng 30g bạch thược, 15g cam thảo, 200ml nước. Sắc hai vị trên trong vòng 30 phút. Uống 2 – 4 thang đối với người bị táo bón nhẹ. Người bệnh kinh niên cần uống mỗi tuần 1 thang cho tới khi điều trị dứt điểm.
Bài thuốc 2: Chữa rối loạn kinh nguyệt
Lấy 12g bạch thược khô, đương quy 12g, sinh địa 10g, xuyên khung, sài hồ mỗi loại 10g cùng hương phụ chế 8g. Sắc tất cả các nguyên liệu trên, lấy nước uống giúp giảm đau bụng kinh.
Bài thuốc 3: Choáng váng đầu óc, hoa mắt, ù tai chân tay tê
Đương quy, bạch thược, thục địa, táo nhân mỗi loại 20g, xuyên khung, mộc qua cam thảo lần lượt 8g. Sắc một thang uống hàng này, sau một tháng sẽ dứt điểm tình trạng trên.
Bài thuốc 4: Điều trị đau nhức đầu gối
50g rễ cây bạch thược đã sao vàng, 15g uy linh tiên, 15g kê huyết đằng, 12g cam thảo, 12g mộc qua. Đem tất cả các loại thảo dược vào ấm sắc lấy nước uống, dùng thay thế nước lọc hàng ngày giúp cải thiện tình trạng đau nhức vùng xương khớp.
Bài thuốc 5: Chữa viêm loét dạ dày
Chuẩn bị 15 – 20g bạch thược và cam thảo. Đem các vị thảo dược trên sắc uống 1 thang/ ngày.
Bài thuốc trị sỏi thận
Sắc chung các dược liệu 10g bạch thược, 30g kim tiền thảo, 12g sinh địa, 6g kê nội kim, 5g cam thảo và 18g hải kim sa đằng với 500ml nước, sau khi còn 200ml sẽ cho 3g hổ phách mạt khuấy đều, uống 2 lần/ ngày.
Bài thuốc trị đau đầu
Các nguyên liệu gồm kỳ tích, đương quy, địa hoàng khô, phòng phong, kinh giới, xuyên khung, khao bản, mạn kinh tử, sài bồ mỗi loại 6g. Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước ngày uống 1 thang trong thời gian 2 – 3 tháng. Điều trị đau đầu, thiếu máu não hiệu quả.
Còn rất nhiều bài thuốc điều trị hen suyễn, đau bụng tiêu chảy, hay đái tháo đường sử dụng vị thuốc này. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa của từng người, các bài thuốc sẽ có tính hiệu quả khác nhau. Để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia.
Những lưu ý khi sử dụng thảo dược để chữa bệnh
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh vị thuốc đông y này có tác dụng phụ gây hại tới sức khoẻ. Tuy nhiên rất nhiều người nhầm lẫn giữa thảo mộc này với các loại dược liệu khác, điều này dễ làm thay đổi công dụng của bài thuốc, nguy hiểm hơn là hình thành độc tố cho cơ thể. Một số kiêng kỵ trước khi sử dụng vị thuốc này đó là:
- Không sử dụng chung vị thuốc bạch thược với thạch hộc, miết giáp, tiêu thạch, phản lê lô, tiểu kê.
- Người bệnh mắc huyết hư hàn cần tránh sử dụng bạch thược.
- Theo cuốn “Dược phẩm Hoá Nghĩa” có ghi: “Người mắc bệnh thuỷ đậu, nổi mụn, mẩn ngứa, sốt nhẹ không được sử dụng ngưu đình sẽ tổn thương nội tạng”.
- Đau bụng, trúng gió gây tiêu chảy, lạnh bụng tuyệt đối không sử dụng bạch thược để điều trị, do cây có tính hàn, hạn chế đông máu sẽ xuất huyết khi sử dụng.
- Những bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
- Tình trạng bệnh kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám chữa bệnh kịp thời.
- Mặc dù thảo dược có tác dụng chữa bệnh an toàn, không gây biến chứng, tuy nhiên cần lựa chọn những nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc đầy đủ.
Trên đây là thông tin về bạch thược và 16 công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hy vọng sẽ cung cấp được các kiến thức bổ ích cho bạn. Cám ơn đã theo dõi bài viết!
Trả lời