Vảy nến là một trong những bệnh da liễu phổ biến hiện nay. Những thể bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến các bạn định nghĩa bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Table of Contents
Bệnh vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn biến nghiêm trọng.
Cơn bùng phát bệnh thường xảy ra do những vết thương nhỏ, khi bạn bị stress, nhiễm trùng, tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô, bạn bị béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác. Đôi khi, vảy nến có thể xuất hiện mà không có lí do rõ ràng.
Những đối tượng dễ mắc phải bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh tương đối phổ biến. Bệnh vảy nến thường xảy ra ở người lớn. Tỷ lệ nam và nữ mắc bệnh là như nhau. Bệnh cũng có thể di truyền trong mỗi gia đình. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Các thể bệnh vảy nến thường gặp
Tùy theo vị trí xuất hiện và phạm vi tổn thương do bệnh gây ra, các chuyên gia chia thành các thể bệnh riêng biệt:
- Vảy nến thể mảng: Các mảng da xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
- Vảy nến mụn mủ: Xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.
- Vảy nến giọt: Tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em, sau đợt viêm họng do Streptococcus.
- Viêm khớp vảy nến: Sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…
- Vảy nến móng: Móng dày, có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
- Vảy nến da đầu: Trên da đầu có vảy hoặc những mảng da dày màu trắng bạc.
- Vảy nến nếp gấp: Gặp ở người bị béo phì, tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông…
Bệnh vảy nến có lây không?
Vảy nến là bệnh ngoài da không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc thông thường. Chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, hôn, dùng chung vật dụng, quần áo với người bị vảy nến mà không cần phải lo lắng gì. Tuy nhiên, bệnh vảy nến có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bệnh).
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Vảy nến là một bệnh có diễn biến không ổn định. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị các biến chứng sau: Đỏ da toàn thân, vảy nến mủ, viêm khớp, nhiễm trùng da… Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vảy nến là yếu tố nguy cơ đối với hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch (nghĩa là dễ mắc hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch hơn), nhất là đối với những người bị vảy nến nặng.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể được gây ra do các nguyên nhân sau:
- Yếu tố di truyền: Có khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố gen, trong gia đình có người mắc vảy nến. Khoảng 70% các cặp song sinh cùng mắc.
- Cơ chế miễn dịch: Cơ chế miễn dịch suy yếu, tiết các hoạt chất sinh học làm thúc đẩy tăng sinh, làm rối loạn quá trình biệt hoá tế bào sừng.
- Nhiễm trùng: Quá trình vệ sinh vết thương không cẩn thận, khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng.
- Lạm dụng thuốc: Bệnh nhân đã sử dụng thuốc có chứa thành phần corticoid, thuốc Lithium, không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần,…trong thời gian dài.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến
Nếu bạn có các yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc vảy nến:
- Có tổn thương trên da như vết cắt, trầy, vết cắn của côn trùng hoặc bị cháy nắng.
- Uống quá nhiều rượu.
- Hút thuốc.
- Căng thẳng, stress.
- Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ (ví dụ như trong tuổi dậy thì và mãn kinh).
- Uống một số loại thuốc như lithium, một số loại thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm bao gồm ibuprofen, thuốc ức chế men chuyển (được sử dụng để điều trị cao huyết áp) và thuốc chẹn beta (được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết).
- Viêm họng.
- Rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như HIV, làm cho bệnh vảy nến dễ bùng lên hoặc khởi phát.
Triệu chứng của bệnh vảy nến
Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể khác nhau ở nhiều người, bao gồm một hoặc các triệu chứng sau:
- Vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng;
- Có thể xuất hiện những vết nứt đau;
- Da khô, nứt, có thể chảy máu;
- Ngứa, đỏ da và lở loét da;
- Sưng và cứng khớp.
Vảy nến da đầu, ở mặt, ở cùi chỏ, bàn tay, đầu gối, bàn chân, ngực, phần lưng dưới, và những nếp gấp giữa bụng là những nơi người bệnh thường thấy bệnh xuất hiện. Móng tay và móng chân là những nơi thường bị tổn thương. Ngoài ra còn xuất hiện viêm da cơ địa bạn cần có biện pháp phòng ngừa. 25% người bệnh có triệu chứng viêm khớp nặng hơn khi bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Nên gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn trên bề mặt da;
- Màng da vảy nến làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của bạn;
- Xuất hiện những triệu chứng ở khớp, chẳng hạn như đau, sưng;
- Các dấu hiệu và triệu chứng của vảy nến khiến những sinh hoạt thường ngày của bạn trở nên khó khăn.
Người mắc bệnh vảy nến nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người mắc bệnh vảy nến cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Bệnh cạnh việc giữ gìn vệ sinh cho vùng da bị vảy nến thì người bệnh cần chú ý những điều sau đây:
Những thực phẩm nên ăn
- Bổ sung các thực phẩm giàu omega – 3 như cá hồi, cá thu.
- Ăn các loại trái cây giàu beta – caroten như đu đủ, cà rốt, lựu, xoài, hồng khô…
- Bổ sung chất xơ như rau củ và các loại trái cây như chuối, rau bina…
Những thực phẩm nên kiêng ăn
- Thịt, trứng, sữa: trong các thực phẩm này có chứa một lượng lớn arachidon, là chất xúc tác khiến cho việc viêm nhiễm diễn ra nhanh hơn.
- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Cồn có trong các loại rượu, bia sẽ làm biến đổi chất đạm thành các chất gây dị ứng cơ địa. Ngoài ra việc lạm dụng các chất kích thích làm giảm hiệu suất đào thải của gan, kéo dài bệnh và ảnh hưởng đến việc điều trị.
Cách chăm sóc, vệ sinh khi mắc bệnh vảy nến
Khi mắc bệnh vảy nến, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:
- Chú ý vệ sinh vùng da bị bệnh, tránh sử dụng mỹ phẩm và các chất tẩy rửa mạnh.
- Không sử dụng nước quá nóng hoặc chà xát mạnh lên da. Rửa sạch tay trước khi bôi thuốc lên vết thương.
- Vào thời điểm hanh khô, nên chú ý dưỡng ẩm và làm mềm da bằng những sản phẩm dịu nhẹ.
- Đối với vảy nến da đầu, không nên sử dụng dầu gội có chứa axit salicylic hoặc pH cao. Lưu ý mát xa nhẹ nhàng để không gây tổn thương da.
Bệnh vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không?
Bệnh vảy nến ở giai đoạn ban đầu thường có biểu hiện lâm sàng mảng da viêm, khô, vảy trắng và không có cảm giác ngứa hoặc rát. Nếu được phát hiện kịp thời và thay đổi thói quen sinh hoạt điều độ hoàn toàn có thể ức chế được sự phát triển của bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh do di truyền, hoặc bệnh trở nặng thành thể mủ, nên sử dụng thuốc để áp chế bệnh.
Người bệnh có thể tham khảo những liệu pháp kết hợp cả thuốc uống, bôi, rửa. Cần tuân thủ đúng phác đồ và xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp hoàn toàn có thể phục hồi da như bình thường và kéo dài thời gian chống tái phát bệnh.
Chữa vảy nến bằng Đông Y – Liệu pháp điều trị vảy nến hiệu quả
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan – Một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc điều trị bệnh vảy nến bằng phương pháp đông y tại TPHCM, bệnh vảy nến trong Y học cổ phương còn gọi là bệnh tùng bì tiễn. Do huyết nhiệt, phong hàn, huyết táo không đảm bảo được dinh dưỡng đến da mà hình thành các lớp vảy trắng, đỏ rát. Căn cứ vào đó mà điều trị song song cả trong lẫn ngoài mới cho hiệu quả tốt nhất. Các bài thuốc Đông y có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo đồng thời kết hợp với thuốc bôi loại bỏ các tác nhân gây viêm bên ngoài, bong vảy tự nhiên.
Ưu điểm của phương pháp này:
- Đi sâu vào tận cơ thể, tác động vào căn nguyên gây bệnh, cho hiệu quả lâu dài.
- Sử dụng các dược liệu thiên nhiên an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ.
Nhược điểm: Thời gian điều trị bằng Đông Y thường kéo dài, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và theo đúng lộ trình.
Trên đây là thông tin về bệnh vảy nến là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình cũng như những người thân bên cạnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Trả lời