Bệnh nổi mề đay đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng, có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Mề đay có thể nhẹ và tự hết khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, phát ban toàn thân có thể nặng và kèm theo các triệu chứng khác như khò khè khó thở, thậm chí là sốc phản vệ. Để đánh bay căn bệnh mẩn ngứa khó chịu này, mọi người không nên bỏ qua những thông tin về bệnh nổi mề đay là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả không thể bỏ lỡ trong bài viết dưới đây.
Table of Contents
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mãn tính ở trung bì. Căn bệnh này khá phổ biến, dễ nhận biết và không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.
Dựa theo tiến triển, bệnh mề đay được chia thành 2 dạng: mề đay cấp (kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần) và mề đay mãn tính (kéo dài trên 6 tuần).
Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào biểu hiện bệnh, số lượng, cách tiếp xúc với dị nguyên và mức độ mẫn cảm của cơ thể. Ở mức độ nhẹ, dị ứng, nổi mề đay có thể tự khỏi. Ngược lại, đối với trường hợp mãn tính cần can thiệp điều trị chuyên khoa.
Bệnh mề đay có nguy hiểm không?
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể bệnh nhân sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất này làm cho người bệnh bị ngứa và rất khó chịu, liên tục có phản ứng gãi, làm da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Thậm chí, người bệnh mày đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. Mề đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.
Đặc biệt, bệnh mề đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.
Bệnh mề đay có tự khỏi không?
Theo các bác sĩ, mề đay cấp tính có thể mất dần theo thời gian và khỏi hoàn toàn trong một vài ngày (kéo dài không quá 6 tuần). Tuy nhiên, nếu là bệnh mày đay mãn tính thì rất lâu khỏi, có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Vì thế, nếu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy hoặc đau nhức, khó thở,… người bệnh nên sớm điều trị dị ứng, nổi mề đay để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.
Để chữa khỏi bệnh mề đay, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân gây kích ứng, mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng histamin, corticosteroid hay các loại thuốc điều trị được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Riêng các trường hợp bị nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất thấp. Đặc biệt, nổi mề đay do di truyền thường tái phát nhiều lần dù bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Đối với các trường hợp này, các phương pháp điều trị chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra nổi mề đay
Căn nguyên gây nổi mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều lý do. Những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa thường gặp gồm:
- Do dị ứng thức ăn;
- Do dị ứng thuốc;
- Do côn trùng cắn;
- Dị ứng hóa mỹ phẩm;
- Di truyền;
- Bệnh lý;
- Nguyên nhân tự phát.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay chẳng hạn như:
- Giới tính: Phụ nữ bị nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông;
- Tuổi tác: Người trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Triệu chứng của nổi mề đay
Dưới đây là một số triệu chứng nổi mề đay cơ bản:
- Nổi ban đỏ hoặc trắng ở trên mặt, thân mình, tay hoặc chân;
- Các loại ban khác nhau về kích thước và hình dạng;
- Ngứa.
Những triệu chứng trên tái phát thường xuyên và không thể lường trước được, đôi khi trong vòng vài tháng hoặc vài năm.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bệnh nổi mề đay:
- Không thuyên giảm trong vòng 48 giờ
- Trở nặng
- Mề đay gây đau đớn
- Làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
- Xuất hiện cùng với các triệu chứng khác
- Không đáp ứng với phương pháp điều trị.
Bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:
- Cảm thấy choáng váng
- Cảm thấy tức ngực hoặc khó thở
- Cảm thấy khô lưỡi và sưng họng.
Phòng ngừa bệnh mề đay
Một số cách phòng ngừa bệnh bệnh mề đay có thể áp dụng như sau:
- Người có cơ địa dị ứng với các chất trong phấn rôm, xà bông tắm, hải sản,… không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nữa;
- Người bị nổi mề đay do lạnh cần giữ ấm khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Nếu bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ;
- Người bị nổi mề đay do hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa,… không nên sử dụng hoặc dùng găng tay có độ dày thích hợp khi tiếp xúc với các tác nhân này;
- Tránh mặc quần áo làm từ những loại vải dễ gây kích ứng da như len, bố, da lộn,… Đồng thời, không mặc đồ quá chật để tránh tình trạng quần áo cọ xát vào da gây kích ứng tại chỗ;
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, mạt nhà,…
Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa như:
- Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa;
- Người bị nổi mề đay sau khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,… nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này;
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh;
- Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc nếu nguyên nhân nổi mề đay là do stress;
- Bổ sung thêm các thực phẩm giải nhiệt như đậu phụ, bí đao, củ cải, mướp đắng,… và các loại nước ép cà rốt, cam, mật ong, bưởi,…;
- Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.
Người mắc bệnh mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Người bệnh mề đay cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp giảm ngứa, nổi mẩn, hỗ trợ tích cực việc điều trị và tránh bệnh trở nặng.
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá thu…)
- Ăn nhiều tỏi, nghệ.
- Bổ sung rau, củ, trái cây tươi, nhất là những loại quả chứa nhiều Vitamin C (cam, bưởi, ổi…)
- Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, hải sản…)
- Kiêng thực phẩm giàu đạm (thịt bò, sữa, thịt gà…)
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Kiêng thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích…
Điều trị nổi mề đay hiệu quả
Bệnh mề đay có liên quan đến yếu tố cơ địa nên rất khó điều trị khỏi hoàn toàn nếu không có giải pháp phù hợp. Một số cách chữa mề đay được áp dụng phổ biến hiện nay, được nhiều người áp dụng bao gồm:
Mẹo chữa mề đay mẩn ngứa bằng dân gian
Với kinh nghiệm dân gian, nhiều người bệnh lựa chọn giải pháp trị mề đay bằng các thảo dược quanh nhà dễ tìm kiếm như:
- Chữa mề đay bằng lá khế: Dùng một nắm lá khế rửa sạch, đun sôi rồi pha với nước tắm.
- Chữa mề đay bằng lá trà xanh: Lấy 20g lá trà xanh rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước rồi pha tắm. Ngoài ra, có thể dùng lá trà xanh hãm thành chè rồi uống trong ngày.
- Chữa mề đay bằng kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên vùng da bị mề đay. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Các bài thuốc dân gian tuy an toàn nhưng không đủ dược tính để điều trị mề đay hiệu quả. Một số trường hợp áp dụng sai cách, không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
Điều trị mề đay bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y tập trung điều trị triệu chứng ngứa và phù mạch nếu xảy ra. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Một số loại thông dụng như cetirizin, fexofenadine, loratadine, hydroxyzine… Loại thuốc này được khuyến cáo không sử dụng trong thời gian dài, hoặc sử dụng quá liều bởi có thể gây tình trạng li bì, sốt cao co giật, đặc biệt ở trẻ em. Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể gặp phải như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, khô miệng… Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng, chỉ sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ.
- Kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ nổi mề đay do nhiễm khuẩn. Loại kháng sinh thường được dùng là azithromycin.
- Thuốc bôi giảm ngứa tại chỗ.
- Thuốc bôi chứa thành phần kháng histamin hoặc corticosteroid.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc Tây chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý mua và dùng thuốc rất dễ gây các tác dụng phụ nguy hiểm và tình trạng kháng thuốc, khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Điều trị mề đay bằng Đông y lành tính – Phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người áp dụng
Đông y gọi mề đay mẩn ngứa là Ẩn chẩn, Phong chẩn, Phong chấn khối hay dân gian vẫn quen gọi là Phong ngứa, Tầm Ma Chẩn,… Cơ chế sinh bệnh mề đay mẩn ngứa theo Đông y có 4 nguyên nhân sau:
Thứ Nhất, do cản thụ phong hàn (hoặc phong nhiệt) gây uẩn tích tại bì phu khiến vinh vệ mất điều hòa.
Thứ Hai, do trường vị thấp nhiệt, cộng với cảm thụ phong tà uất tại cơ bì.
Thứ Ba, cơ thể suy nhược, khí huyết bất túc, bệnh lâu ngày khí huyết hao tổn…
Thứ Tư, tình chí nội thương, hai mạch xung nhâm mất điều hòa, can thận bất túc….
Muốn loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng mề đay, người bệnh cần loại bỏ bệnh từ bên trong, tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân bệnh. Các bài thuốc Đông y nguồn gốc thảo dược được đa số người bệnh lựa chọn hiện nay, bởi cho hiệu quả điều trị mề đay cao, lâu dài, ngăn tái phát, an toàn, không tác dụng phụ.
Trên đây là thông tin về bệnh mề đay là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả không thể bỏ lỡ mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho mình cũng như những người thân bên cạnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Trả lời