Thận là cơ quan rất quan trọng trong việc tạo thành và bài trừ nước tiểu, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp chúng ta khỏe mạnh và duy trì sự sống. Bên cạnh đó, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác cho cơ thể. Chính vì vậy, khi chức năng thận suy yếu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ suy yếu theo. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về căn bệnh thận yếu. Hãy cùng tìm hiểu bệnh thận yếu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả để có được thêm nhiều thông tin về bệnh thận yếu bạn nhé!
Table of Contents
Bệnh thận yếu là gì?
Thận đảm nhận chức năng loại bỏ chất cặn bã, độc tố và nước dư thừa ra bên ngoài cơ thể của mỗi người. Không những thế, thận còn giúp cơ thể điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và sản sinh hồng cầu.
Bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng của thận, bệnh còn có tên gọi khác là thận suy. Bệnh thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà nó còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều những bệnh lý khác như: Yếu sinh lý nam giới, đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ….
Bệnh thận yếu thông thường được hình thành trong nhiều tháng đến 1 năm và gây ra rất nhiều tổn thương cho thận. Nhưng thường là do ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan làm tổn hại đến thận như: đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh viêm nhiễm ở bàng quang, thận ứ nước, ung thư bàng quang….
Nguyên nhân gây ra bệnh thận yếu
Bệnh thận yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, đa số mọi người đều mắc căn bệnh này bởi những nguyên nhân chính như sau.
- Do tiểu đường: Bị tiểu đường khiến nguy cơ gây ra triệu chứng thận yếu trở nên báo động hơn bao giờ hết và đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp.
- Khói thuốc và các chất kích thích: Khói thuốc bất kể là hút trực tiếp hay thụ động cũng đều làm cho chức năng thận yếu đi, đồng thời việc sử dụng các chất kích thích đặc biệt là ma túy tổng hợp sẽ làm gia tăng các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể mà thận khó có thể bài tiết được.
- Thừa cân: Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng thận yếu ở cả nam và nữ, do lượng mỡ trong cơ thể bị dư thừa chèn ép vào thận, làm giảm quá trình lưu thông máu dẫn đến chức năng thận bị suy giảm.
- Lạm dụng thuốc Tây: Đây là một trong những nguyên nhân thận yếu phổ biến nhất. Việc lạm dụng một số loại thuốc như: NSAIDs, thuốc giảm đau (Advil, Motrin)… gây co mạch máu và tổn thương mô thận.
- Bị thận yếu do lười vận động: Với thói quen lười vận động và tập luyện thể dục thì bạn có thể mắc bất kì một căn bệnh nào. Và dấu hiệu của bệnh cũng không phải là một ngoại lệ.
Triệu chứng của bệnh thận yếu
Những biểu hiện của bệnh thận yếu thường không dễ nhận biết ở những giai đoạn đầu. Những biểu hiện bệnh chỉ lộ rõ ở giai đoạn bệnh chuyển hướng nặng hoặc nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả biểu hiện bệnh đều khó nhận biết, người bệnh có thể nhận biết bệnh thận yếu qua những triệu chứng sau:
Thường xuyên đi tiểu nhiều về đêm:
Chức năng chính của thận là lọc nước và giúp đào thải nước tiểu thông quan đường tiểu. Khi thận bị suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng chức năng lọc nước cũng gặp phải vấn đề, khiến tần suất đi tiểu nhiều càng tăng cao.
Mặt khác, nước tiểu cũng bị thay đổi theo khi thận suy yếu. Ở những đối tượng khỏe mạnh, màu nước tiểu thường có màu trắng hoặc màu vàng nhạt và không có bọt hoặc rất ít bọt. Các đối tượng mắc bệnh thận yếu, màu nước tiểu bị sẫm lại và có xuất hiện bọt, thậm chí là bong bóng. Hoặc nước tiểu lẫn kèm máu ở một số trường hợp bệnh lý rẽ sang hướng nghiêm trọng.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó ngủ
Những cơn đau nhức xương khớp hay tình trạng tiểu đêm kéo dài khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, và thường xuyên bị mệt mỏi vào sáng hôm sau. Đây cũng chính là triệu chứng mà hầu như bệnh nhân nào cũng mắc phải.
Ngoài ra, não bộ cũng bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Khi thận suy yếu, chức năng lọc máu bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng não bộ không đủ dưỡng chất cần thiết. Từ đó gây ra những triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung, chân không thể đứng vững trong thời gian lâu,…
Tay chân lạnh, dễ rùng mình
Khi mắc bệnh thận yếu, người bệnh hay bị rùng mình, ớn lạnh đột ngột khi gặp gió hay gặp phải thời tiết lạnh. Điều đó có thể kéo theo những cơn nhức mỏi đầu gối, nhức mỏi tay chân,…
Mặt khác, khi thận suy, tình trạng lạnh tay chân, thậm chí đổ nhiều mồ hôi cả khi ở nhiệt độ cao là một biểu hiện khá phổ biến.
Suy giảm ham muốn tình dục
Thận là cơ quan đóng vai trò trong việc cân bằng và sản sinh nội tiết tố sinh dục ở người. Thận ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông máu đến bộ phận sinh dục, đặc biệt ở nam giới. Khi có vấn đề về thận, lượng máu cung cấp cho dương vật không đủ để giúp dương vật dương cứng và sản sinh tinh binh.
Bên cạnh đó, những cơn mệt mỏi, đau nhức xương khớp cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bệnh không có hứng thú trong chuyện chăn gối.
Có sự thay đổi ở lớp da
Thận đảm nhận vai trò sản sinh hồng cầu cho máu, cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Khi chức năng của thận gặp vấn đề, sự mất cân bằng hồng cầu trong máu sẽ khiến cho bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý về da, da nổi những đốm đỏ, nổi lên những cơn ngứa ngáy khó chịu, da đổi màu.
Hơi thở và vị giác có vấn đề
Những cơn đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược luôn khiến người bệnh ăn không ngon, miệng thường xuyên bị đắng, vị giác kém đi, hơi không sâu hoặc gặp có khăn khi hít thở. Điều đó dẫn đến cơ thể bị suy sụp, sụt cân và có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đường tiêu hóa.
Đau lưng
Ở những mức độ nhẹ, người bệnh chỉ đau theo cơn hoặc đau âm ỉa trong một thời gian ngắn. Khi bệnh chuyển hướng nghiêm trọng, những cơn đau trở nên dữ dội hơn, lưng không đủ thẳng, gây khó khăn trong việc khom xuống hay xoay người.
Khi thận suy giảm chức năng, sự điều tiết nước, máu và các chất dinh dưỡng cho xương khớp cũng bị giảm sút. Điều đó dẫn đến tình trạng loãng xương, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng. Và đây cũng chính là dấu hiệu báo động bệnh lý đang ở mức độ nặng và cần nhanh chóng điều trị kịp thời.
Bệnh thận yếu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nhóm thực phẩm người mắc bệnh thận yếu nên ăn
Rau xanh: Tỏi, súp lơ, hành tây, cải bắp… giúp bổ sung vitamin B6, vitamin A, C có tác dụng khử độc, giảm chất béo tích tụ trong máu từ đó đẩy lùi tình trạng thận yếu, giúp thận làm việc hiệu quả hơn.
Các loại quả mọng: Quả mâm xôi, việt quất, dâu tây, ớt chuông,… có khả năng tăng cường khả năng thải lọc của thận và phân hủy chất thải trong máu nhằm loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Người thận yếu nên ăn nhiều cá: Cá thu, cá hồi, cá ngừ,… chứa nhiều omega 3 giúp chống viêm, ngăn ngừa tổn thương của thận. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên bổ sung cá trong bữa ăn từ hai tới ba lần/tuần.
Những thực phẩm người bệnh thận yếu cần tránh xa
Thực phẩm giàu kali và phốt phát: Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa hai chất này chính là cách tốt nhất để giảm tải công việc và áp lực cho thận, dẫn đến tình trạng thận yếu mãn tính. Bao gồm: Sôcôla nóng, bia, nước ngọt, pho mát, chuối, sữa chua, bơ đậu phộng…
Thực phẩm giàu protein: Kiểm soát được lượng protein vào cơ thể hàng ngày có thể giúp thận hoạt động tốt hơn. Những loại thức ăn giàu protein mà người bệnh thận yếu nên tránh xa như: Cá bơn, cá ngừ, cá hồi, ức gà, và thịt bò…
Thực phẩm nhiều muối: Làm tăng lượng oxalate bên trong nước tiểu – phân tử hấp thụ nhiều dẫn tới suy thận. Do đó, người bị thận yếu, suy thận cần phải điều chỉnh lượng muối sử dụng hàng ngày sao cho phù hợp nhất.
Cách điều trị thận yếu bằng phương pháp đông y hiệu quả bền vững
Từ nhiều năm về trước, các thầy thuốc đông y đã phát hiện ra các loại cây có lợi cho quá trình hoạt động của thận. Những dược liệu này được dùng để bào chế thành các bài thuốc nam, giúp đả thông kinh mạch, thanh lọc máu, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, góp phần điều trị các bệnh lý liên quan đến thận hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bài thuốc nam có tính an toàn cao, lành tính, tác dụng lâu dài, và không gây kích ứng hay có bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, các bài thuốc này đều sử dụng các loại cây quen thuộc, dễ tìm kiếm, có giá thành hợp lý.
Các bài thuốc nam chữa thận yếu được chế biến từ nhiều thành phần khác nhau. Nguyên liệu có thành phần 100% từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe bệnh nhân. Đây được các chuyên gia đánh giá là phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao, an toàn nhất đối với bệnh thận yếu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp người bệnh biết thêm về bệnh thận yếu là gì? nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị hiệu quả. Để mang lại hiệu quả điều trị cao, bệnh nhân cần phải kiên trì điều trị lâu dài. Chúc các bạn đều áp dụng điều trị thành công và lấy lại một hệ bài tiết, một cơ thể khỏe mạnh nhé!
Trả lời