Lô hội không chỉ mọng nước, dễ trồng, ít gây hại. Mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy tác dụng của cây lô hội trong việc chăm sóc sức khỏe rất tuyệt vời. Không chỉ đơn thuần dùng để bôi da mà lô hội còn giúp hỗ trợ chữa rất nhiều căn bệnh nữa đấy. Sau đây chúng tôi xin cung cấp thông tin về 27 Công dụng của cây lô hội trở nên quá phổ biến hiện nay.
Table of Contents
Lô hội là gì?
Cây lô hội có tên khoa học là Aloe vera L. var chinensis (Haw) Berger. Đây là loại cây thuộc họ Hành Tỏi (Liliaceae)
Cây lô hội còn được biết đến bằng một số tên gọi khác như: Dương Lô Hội, Chân Lô Hội, Lô Khoái, Long Tu, Nột Hôi, Nội Hội, Tượng Hội, Quỷ Đan. Ngoài ra còn có tên: Hổ Thiệt, Lưỡi Hổ, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).
Lô hội là 1 loại cây thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao khoảng 40 – 80cm. Lá của cây lô hội khá mập và mọng nước, màu xanh lục mọc sát nhau. Lá không có cuống, mẫm, dày. Có hình ba cạnh, mép lá dày và có răng cưa thô, lá phát triển từ gốc lên.
Mỗi cây lô hội có khoảng 10-20 lá. Lá thường mọc thẳng đứng, hơi xòe ra thành đóa giống như hoa hồng. Mỗi lá có chiều rộng 5 – 7cm, chiều cao 30 – 50cm. Đỉnh lá thường nhọn, có gai cứng màu vàng tầm 2mm, phiến đỉnh có màu hơi hồng.
Hoa của cây lô hội có màu vàng lục hoặc phớt hồng. Hoa thường mọc ở trung tâm của bó lá, mọc thành từng chùm dài. Mùa hè và thu là thời điểm hoa nở. Quả lô hội ban đầu có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng. Quả nang hình bầu dục, bên trong của quả có chứa nhiều hạt. Mỗi hạt có chiều dài 7mm, màu nâu đậm, có cánh.
Thành phần hóa học của lô hội
Trong thành phần của lô hội có chứa nhiều hoạt chất Aloin. Hoạt chất này gồm có nhiều antraglucosid ở dạng tinh thể chiếm tỉ lệ 16-20%. Có vị đắng và đem lại công dụng nhuận tẩy.
Một vài nghiên cứu còn cho thấy thành phần của lô hội còn có chứa một ít tinh dầu màu vàng mùi đặc biệt. Nhựa cây lô hội cũng có tác dụng tẩy chiếm 12-13%.
Theo y học hiện đại, cây lô hội có chứa các thành phần như:
Các Polysaccharid và Monosaccharid gồm có: glucose, xylose, aldopentose, arabinose, rhamnose, cellulose, mannose và acemannan.
Các enzyme trong đó có: Amilaza, lipaza, oxydaza, Catalaza và Allnilaza.
Prostaglandin cùng với axit béo chưa bão hoà như acid gama linolenic.
Nhóm anthraglycoside gồm có aloe Emodin, barbaloin, Aloezin, Aloinosit A, Aloinosit B, Aloectin, aloin, Anthranol, hysophanic và axít cinnamiaxít.
Phân bố và thu hái cây lô hội
Nguồn gốc của cây lô hội là từ Bắc Phi. Sau này cây lô hội du nhập vào Việt Nam và được trồng phổ biến ở các vùng như Phan Rang, Phan Thiết, và Phan Rí thuộc tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Cây lô hội khi phát triển đầy đủ kích thước thì người ta sẽ cắt lá tươi và bỏ phần vỏ. Sau đó làm sạch lớp mủ nhựa màu vàng rồi đem cắt thành từng khúc.
Nhựa cây lô hội khi cô đặc lại sẽ có màu đen, có thể đem vón thành bánh. Lô hội được chủ yếu được dùng để sản xuất mỹ phẩm, chế biến món ăn, nước giải khát. Trong Đông y còn sử dụng lô hội trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng của cây lộ hội
27 Công dụng của cây lô hội trở nên quá phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là:
- Hỗ trợ trị ho có đờm.
- Hỗ trợ chữa trị ho khạc ra máu.
- Chữa chứng nôn ra máu.
- Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ chữa tiểu đục, nước tiểu giống nước vo gạo.
- Hỗ trợ chữa cho trẻ em cam tích.
- Hỗ trợ trị chứng chóng mặt, đau đầu.
- Chữa tiêu hóa kém.
- Điều trị viêm loét tá tràng.
- Hỗ trợ chữa kinh bế, đau bụng kinh.
- Chữa bỏng.
- Hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa
- Chữa bệnh Eczema.
- Chữa bệnh viêm da.
- Hỗ trợ chữa bệnh quai bị.
- Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mãn tính.
- Chữa đau nhức do tụ máu, chấn thương.
- Chữa táo bón.
- Lô hội hỗ trợ trị mụn nhọt
- Trị trứng cá.
- Trị nám da.
- Điều trị xơ gan cổ trướng.
- Hỗ trợ chữa cao huyết áp và tiểu đường.
- Điều trị ung thư đại tràng.
- Trị bạch huyết.
- Chữa u não.
- Làm lành vết thương.
Công dụng của lô hội theo y học cổ truyền
Lô hội theo đông y có vị đắng, tính mát. Tác động vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị. Từ lâu cây lô hội đã được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc có công dụng giải độc, thanh nhiệt, mát huyệt, tả hỏa, cầm máu (chỉ huyết), thông đại tiện, nhuận tràng.
Dùng cây lô hội để hỗ trợ chữa trị các bệnh chóng mặt, đau đầu, phiền táo, viêm dạ dày, đại tiện bí. Bên cạnh đó còn chữa tiêu hóa kém, viêm mũi, cam tích, kinh bế, viêm tá tràng, co giật (kinh giản) ở trẻ em, tiểu đường…
Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, người tỳ vị hư nhược.
Mỗi một bộ phận sẽ có tác dụng chữa bệnh riêng biệt. Các tài liệu cổ cho biết lá lô hội đem lại tác dụng thông tiện, ngừng đau, mát máu, thúc kinh, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, tả hỏa.
Chủ trị bỏng nước, bỏng lửa, kinh bế, cam tích, ghẻ lỡ, nhọt lở độc sưng.
Hoa lô hội có tác dụng mạnh vị, lợi thấp. Chủ trị ho hắng, thấp chẩn, cảm nhiễm đường niệu, tiêu hóa không tốt,…
Trên đây là thông tin về 27 Công dụng của cây lô hội trở nên quá phổ biến hiện nay. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Nếu có nhu cầu sử dụng chữa trị bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ nhé!
Trả lời