Ngưu tất là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền. Đây là vị thuốc đa công dụng với nhiều giá trị tốt cho sức khỏe, bồi bổ cơ thể khá tốt. Trong bài viết sau đây xin giới thiệu 17 tác dụng chữa bệnh của cây ngưu tất ghi trong sách cổ để mọi người có thể hiểu rõ hơn.
Table of Contents
Cây ngưu tất là cây gì?
Cây ngưu tất hay còn có các tên gọi khác như: hoài ngưu tất, cây cỏ xước,… Tên khoa học của cây ngưu tất đó là Achyramthes bidentata Blume. Đây là loại cây thuộc họ nhà Giền Amaranthaceae.
Người ta thường sử dụng phần rễ của cây ngưu tất để phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Trong các sách cổ có nhắc đến vị thuốc này khá giống đầu gối của con trâu. Nên từ đó có tên gọi là ngưu tất (ngưu nghĩa là là trâu, tất là cái đầu gối).
Đặc điểm cây ngưu tất
Ngưu tất là một trong những loại cỏ xước. Do đó nhiều người thường nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L. Cây ngưu tất có thân mảnh, hơi vuông chút. Chiều cao của cây ngưu tất trung bình khoảng 1m, có một số cây chiều cao tới 2m. Lá có chiều dài từ 5-12cm, chiều rộng từ 2-4cm. Lá có cuống, mọc đối. Đầu lá nhọn, mép lá nguyên, phiến lá có hình trứng. Cụm hoa ngưu tất mọc thành bông ở kẽ lá hoặc mọc ở đầu cành.
Phân bố, thu hái và chế biến cây ngưu tất
Tại Việt Nam bắt đầu trồng giống ngưu tất di thực từ Trung Quốc. Loại cây này có rễ to hơn loại ngưu tất mọc hoang dại ở nhiều nơi trên nước ta. Nhưng có thể dùng rễ ngưu tất ở nước ta rửa sạch, sấy hoặc phơi khô làm thuốc được.
Thành phần hóa học của cây ngưu tất
Qua các nghiên cứu cho thấy trong thành phần rễ của cây ngưu tất có chứa chất saponin. Khi mang đi thủy phân thì cho ra axit oleanic C30H48O3 và glucoza, rhamnoza, glactoza. Ngoài ra, nó còn có chứa thêm muối kali, inokosteron và ecdysteron.
Công dụng và liều dùng ngưu tất
Theo đông y ngưu tất có tính bình, vị đắng, chua, không độc, đi vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng hành ứ (sống), phá huyết, mạnh gân cốt (làm chính), bổ can thận.
Trong dân gian thường sử dụng dược liệu ngưu tất để hỗ trợ điều trị một số căn bệnh như: đau bụng, kinh nguyệt không đều, viêm khớp. Mỗi ngày sử dụng khoảng 3-9g ngưu tất để sắc lấy nước uống. Lưu ý không sử dụng dược liệu ngưu tất cho phụ nữ đang mang thai hoặc ra nhiều kinh nguyệt. Do có tính hoạt nên ngưu tất cũng không sử dụng cho người di tinh hoặc mộng tinh.
Để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu cao, xơ vữa động mạch. Ta viên ngưu tất ở dạng cao khô mỗi viên khoảng 0,25g hoặc thuốc ống mỗi ống khoảng 4g ngưu tất khô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên hoặc 1 ống sau khi ăn. Thực hiện liên tục khoảng 1-2 tháng thì ngưng.
Tác dụng của cây ngưu tất
17 tác dụng chữa bệnh của cây ngưu tất ghi trong sách cổ đã được tổng hợp lại như sau:
- Chống bại liệt, co giật, xơ vữa mạch máu, phong thấp, teo cơ, đột quỵ.
- Hỗ trợ chữa cho người bị ngã máu ứ bên trong, bị thương máu tụ bên ngoài hoặc chân tay nhức mỏi do đi xa về.
- Hỗ trợ chữa đau nhức đầu, đau mắt, chóng mặt, bốc nóng. Chữa ù tai, đau mắt, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, đau nhức dây thần kinh. Chữa khó ngủ, co giật, rút gân, táo bón, giảm béo phì.
- Giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride.
- Hỗ trợ trừ phong thấp, tráng dương, tán hàn, hòa huyết mạch. Giúp mạnh gân cốt, chữa mỏi gối, đau lưng, chóng mặt, chân tay yếu, chân tay lạnh, hoa mắt.
- Hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, cholesterol cao.
- Hỗ trợ chữa trị tắc kinh, bế kinh.
- Hỗ trợ trị sốt, sổ mũi.
- Hỗ trợ điều trị bệnh quai bị.
- Hỗ trợ trị bệnh viêm thận, viêm gan, viêm bàng quang, tiểu đỏ, tiểu ra sỏi, tiểu vàng thẫm.
- Hỗ trợ chữa bệnh viêm cầu thận, tiểu đỏ, tiểu són, phù thũng, tiểu vàng thẫm. Chữa bệnh viêm gan virus, tiểu ra máu, viêm bàng quang, da vàng.
- Hỗ trợ chữa bệnh thấp khớp đang sung.
- Hỗ trợ điều trị huyết hư, kinh nguyệt không đều.
- Hỗ trợ trị viêm đa khớp dạng thấp.
- Trị phù thũng, suy thận, vàng da, nặng chân
- Hỗ trợ chữa bệnh mỡ máu cao, nhức đầu chóng mặt. Chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, mờ mắt, ù tai.
- Hỗ trợ trị sổ mũi do chứng viêm mũi dị ứng.
Trên đây là thông tin tham khảo về 17 tác dụng chữa bệnh của cây ngưu tất ghi trong sách cổ. Hy vọng đã đem lại được các kiến thức bổ ích cho độc giả.
Trả lời