• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » TOP DỊCH VỤ HAY » Top 5 dàn ý phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Top 5 dàn ý phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

30/03/2021 19/04/2021 nguyentuanhung 0 Comment

5/5 - (4 bình chọn)

Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải được sáng tác vào thời gian tháng 11 năm 1980. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước chúng ta đã thống nhất và đang trong giai đoạn đi lên để xây dựng một xã hội mới, một cuộc sống mới tuy nhiên vẫn còn muôn vàn khó khăn gian khổ, và đặc biệt hơn nữa đây là tác phẩm trong khoảng thời gian một tháng trước khi nhà thơ Thanh Hải qua đời. Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là một lời tâm niệm của tác giả và cũng là sự khát vọng mong muốn dâng hiến cho cuộc đời đẹp đẽ. Vì vậy đây là một đề tài được phân tích rất nhiều. Dưới đây là một số dàn ý chi tiết để phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mà bạn cần phải nắm để hiểu rõ cũng như là có một bài viết hấp dẫn theo ý của mình.

Table of Contents

  • 1. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 1
    • 1.1. Mở bài
    • 1.2. Thân bài
    • 1.3. Kết bài
  • 2. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 2
    • 2.1. Mở bài
    • 2.2. Thân bài
    • 2.3. Kết bài
  • 3. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 3
    • 3.1. Mở bài
    • 3.2. Thân bài
    • 3.3. Kết bài
  • 4. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 4
    • 4.1. Mở bài
    • 4.2. Thân bài
    • 4.3. Kết bài
  • 5. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 5
    • 5.1. Mở bài
    • 5.2. Thân bài
    • 5.3. Kết bài
    • Bài viết liên quan

1. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 1

1.1. Mở bài

Giới thiệu tổng quát về tác giả Thanh hải ( quê quán, năm sinh, năm mất, sự nghiệp, tác phẩm để đời, …) và tác phẩm mùa xuân nho nhỏ.

Thanh Hải một nhà thơ lỗi lạc và được biết đến là một hiện tượng hiếm thấy và đặc biệt trong nên thơ ca Việt Nam. Ông là một con người tài hoa, có khả năng lắng nghe mọi âm thanh sống động của cuộc sống xung quanh, ông có một tâm hồn thơ ca và giàu sức sống nghệ thuật. Ngay cả những lúc cần kề với cái chết thì Thanh Hải vẫn khát khao cống hiến cho cuộc đời này để nó thêm tươi đẹp hơn. 

Mùa xuân nho nhỏ ra đời và năm 1980, đây là một mùa xuân không lớn lao, không ồn ào mà đó chỉ là một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ, sâu lắng và tinh túy. Đây là một mùa xuân nho nhỏ trong cuộc đời tác giả cũng như là một lời tâm niệm của ông đối với cuộc đời trước lúc ra đi.

1.2. Thân bài

  • Mở đầu tác phẩm nhà thơ Thanh Hải đã đưa ta về những sự vật xung quanh, về với thiên nhiên chung quanh cũng như là tạo hóa của đất trời.
  • “ Dòng sông xanh”, “ Bông hoa tím” “ tiếng chim chiền chiện” tạo một không khí vui tươi, trẻ trung sau một khoản thời gian phải đựng cái lạnh lẽo, giá rét của mùa đông. Hơn nữa những âm thanh sống động này cũng khắc họa lên sâu sắc khung cảnh nhộn nhịp mà cực kỳ thanh bình tràn đầy sức sống của một mùa xuân tới.

“ Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

  • Từng giọt long lanh rơi mà tác giả muốn nói đến ở đây đó chính là những giọt mùa xuân đang rơi xuống từng giọt từng giọt. Và tác giả đã đư tay ra để hứng trọn mùa xuân vào trong lòng bàn tay

“ Mùa xuân người cầm súng

….

Tất cả như xôn xao”

  • Sự chuyển ngôi của mùa xuân, mùa xuân giống như một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và sẵn sàng chiến đấu để hy sinh vì tổ quốc.
  • Diệp từ “ Lộc “ trong đoạn thơ được láy lại rất nhiều lần trong đoạn thơ này mang ý nghĩa là chồi non, mùa xuân. Hoặc lộc cũng có thể là do chúng ta đã mang đến cho mùa xuân, cho sản xuất và cả cho chiến đấu. Hoặc lộc cũng là mang nguồn ý cho sự sinh sôi và nảy nở của sự sống.

“Đất nước bốn nghìn năm

…

Cứ đi lên phía trước”

  • Đoạn này tác giả đã viết với nhịp thơ khẩn trương và cực kỳ hối hả. kết hợp với đó là những sự liên tưởng rất chân thực về quá khứ cho đến tương lai.
  • Đây là một đoạn thơ khẳng định chắc nịch sự đi lên của đất nước. Tác giả Thanh Hải với mong muốn cứ mỗi lúc mùa xuân qua, nhìn lại thì đất nước vẫn sẽ cứ đi lên với những bước đi đầy vững chắc. Và Thanh Hải cũng muốn trở thành một mùa xuân chỉ nho nhỏ thôi để góp phần vào những bước đi của đất nước.

“ Ta làm con chim hót

…

Một nốt trầm xao xuyến”

  • Điệp ngữ ta làm ở đầu đoạn thơ chính là khát vọng chính đáng và tha thiết của tác giả khi muốn làm những công việc có ích cho đời. Tác giả dùng những từ ngữ bình dị, đơn sơ lại cực kỳ khiêm tốn để thể những những mong muốn tha thiết, đầy cảm động là muốn được cống hiến hết sức mình cho cuộc đời.
  • Tác giả đang nói những cái bé nhỏ  thành một cái ta thật lớn lao. Với giọng thơ cực kỳ nhẹ nhàng không ồn ào hay theo khuôn khổ tác giả đã làm cho người đọc cảm nhận được sâu sắc sự bình dị và đọng lại trong tâm hồn của mỗi người những âm thanh vang vọng để hướng họ hướng tới những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

“Một mùa xuân nho nhỏ

…

Dù là khi tóc bạc”

  • Ở đoạn này tác giả đã nhắc lại tự của bài thơ như là một lời nhắn nhủ với tất cả mọi người rằng hãy cứ sống và cống hiến hết mình, hết tuổi thanh xuân cho cuộc đời. Ngay cả khi già yếu bạn vẫn hãy cứ lạc quan, yêu đời và yêu cuộc sống cũng như là một mùa xuân nho nhỏ. Dù tuổi tác bạn ra sao thì bạn vẫn có thể cống hiến cho đời.

1.3. Kết bài

Tổng kết lại bài thơ và đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân cũng như là lời khuyên.

Con người của chúng ta khi đến gần với ngưỡng cửa của sự sống và cái chết đều luôn rất sợ hãi và khao khát được sống hơn bao giờ hết. Nhưng Thanh Hải thì khác, cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn có tâm lòng thanh cao, vẫn muốn giúp ích cho đời, cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng chính vì lý do đó mà các bạn trẻ hiện nay đừng nên sống buông thả, hãy làm những việc giúp ích cho đời. Hơn nữa dù già hay trẻ thì bạn vẫn có thể cống hiến được sức mình cho cuộc đời. Vì vậy đừng biến cuộc đời mình thành những ngày mệt nhọc như xã hội bây giờ.

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 1

2. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 2

2.1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Nhà thơ Thanh Hải là một nhà thơ lỗi lạc sinh năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Nhà thơ xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng lại tri thức do ba ông là một nhà giáo dạy học. Bài thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ “ được tác giả viết và những năm 1980 đây là thời điểm ông cận kề với cái chết. Bài thơ nói lên những thanh sắc rực rỡ của mùa xuân, cũng như là niềm tự hào khi đất nước đang bắt đầu phát triển và đi lên. Và cũng là những khát vọng mong muốn cống hiến cho đời của tác giả.

2.2. Thân bài

  • Cảm xúc của bài thơ cực kỳ liền mạch và đi xuyên suốt. Lúc đầu tác giả miêu tả về mùa xuân tại Huế sau đó rộng ra là mùa xuân to lớn hơn nữa đó là mùa xuân của đất nước và của Cách mạng Việt Nam. Và những đoạn cuối là cảm xúc của tác giả từ hào về dân tộc. Với bức tranh thơ mộng và đẹp đẽ của xứ Huế trong đoạn mở đầu, tác giả đã làm tiền đề cho những cảm xúc say mê và tận hưởng say đắm những âm thanh của mùa xuân.

“ Mọc giữa dòng sông xanh 

Một bông hoa tím biết”

  • Bức tranh của miền quê xứ Huế hiện lên cực kỳ lãng mạn, thanh cao, phòng khoáng và cực kỳ êm dịu. Từ mọc được tác giả sử dụng phép đảo ngữ và lượng từ “ một “ tác giả đã rất thành công khi thể hiện được sự sống mãnh liệt của một loài hoa tím biếc. Tác giả không sử dụng những màu khác mà sử dụng màu tím để nhấn mạnh sự dịu dàng. Đây vừa là những tín hiệu mang xuân đến của đất trời lại cũng vừa là những sự đẹp đẽ, tinh túy của tự nhiên và tạo hóa.  
  • Tiếp đến tác giả ghi sâu những âm thanh lảnh lót của bức tranh mùa xuân qua tiếng chim hót. Khiến cho nhiều người mang một cảm xúc khó tả, vừa xốn xang lại bồi hồi khi chợt nhận ra rằng xuân đã về :

“ Ơi con chim chiền chiện

…

Tôi đưa tay tôi hứng”

  • Bằng sự chuyển đổi cảm xúc tài tình trong từng đoạn thơ tác giả đã rất thành công khi thể hiện được cảm xúc mãnh liệt. Ông muốn dang rộng vòng tay của mình để ôm lấy mùa xuân với sự nâng niu đầy trân trọng. Con chim chiền chiện hót lảnh lót vang trời, không những không tan ra mà nó còn đọng lại rất lớn trong tâm trí của mỗi người. Hơn nữa những giọt sương rơi xuống vừa đầy đặn tròn trịa để tác giả có thể hứng trọn mùa xuân trong lòng bàn tay.

“Mùa xuân người cầm súng

…

Lộc trải đầy nương mạ”

  • Từ  Mùa Xuân xuất hiện ở đầu khổ 1 – 3 gợi cho chúng ta mùa xuân của những người đang gánh vác trọng trách bảo vệ đất nước trên vai, của những con người cầm súng và những người đang ra đồng.  Tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp mộng mơ của mùa xuân mà mang theo cả mùa xuân trên vai người lính và trên những cánh đồng lúa mạ.

“Tất cả như hối hả

…

Cứ đi lên phía trước”

  • Cả đất nước, dân tộc đang mang trong mình một sự hừng hực khí xuân trong lành và sự sống mới. Tất cả mọi người ai ai cũng xôn xao, tất tả xây dựng một cuộc sống mới, cống hiến sức mình để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn nữa. Tất cả mọi người đang đóng góp một màu xuân nho nhỏ của mình để cống hiến và góp phần vào mùa xuân to lớn hơn của đất nước.
  • Mong muốn và tha thiết cống hiến cho đất nước công sức của mình và muốn hòa quyện vào đó như là một thể. 

“Một mùa xuân nho nhỏ

…

Dù là khi tóc bạc”

  • Mong muốn cống hiến cho đời, dù là khi còn trẻ hay là khi tóc đã bạc phơ thì mùa xuân nho nhỏ của mình vẫn có thể dành cho đất nước. Với sự lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời, không ồn ào, không phô trương nhưng lại mang lại sự cống hiến to lớn trong mọi lứa tuổi dù lớn hay nhỏ và trong mọi hoàn cảnh dù giàu hay nghèo.

“Mùa xuân tôi xin hát

…

Nhịp phách tiền đất Huế”

  • Khổ thơ cuối này là những lời da diết của tác giả, muốn cất lên tiếng hát cho đời. Đây là một khổ thơ hoàn toàn chất Huế, vừa đằm thắm lại vừa dịu dàng, sâu lắng.
  • Tiếng hát Nam Ai Nam Bình đằm thắm mà da diết, có cảm giác gần gũi để từ đó gợi lên một cuộc sống tươi đẹp về sau.

2.3. Kết bài

Những nghệ thuật tu từ sử dụng trong bài thơ và tổng quát lại bài thơ.

Với thể thơ năm tiếng, sử dụng nhiều điệp từ ngữ, tác giả đã tạo nên một thanh âm mùa xuân vừa trầm, lắng, bình dị lại vừa sôi động, nhiệt tình, từ đó nói lên những tha thiết muốn cống hiến cho đời cho đất nước những điều tốt đẹp nhất của bản thân dù là già hay trẻ. 

3. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 3

3.1. Mở bài

Khái quát về tác giả Thanh hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

Thanh Hải sinh năm 1930 tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông sinh ra trong một gia đình có nguồn gốc thơ ca do bố ông là một thầy giáo, sự trưởng thành của ông gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta. Với những tác phẩm hay để đời như: Mùa xuân nho nhỏ, những đồng chí trung kiên,… Và nổi bật hơn hết đó chính là bài thơ mùa xuân nho nhỏ được viết và những năm 1980 khi đất nước đã dừng kháng chiến và đang trong quá trình xây dựng, đây là bài thơ được viết trong những năm cuối đời của ông với ước muốn bình dị được cống hiến cho cuộc đời những thanh âm, màu sắc bình dị mà rộn ràng của mùa xuân mỗi đời người.

3.2. Thân bài

Sáu câu thơ đầu: 

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

  • 2 câu thơ đầu, thể hiện được nét dịu dàng, thơ mộng và sự sống bất diệt, bông hoa tím biếc mọc độc đáo ngay giữa dòng sông. Hơn nữa từ mọc được đảo ngữ lên đầu câu thơ tạo lên sự thú vị và độc đáo. Cũng như là sự vui mừng, hân hoan khi mùa xuân sắp đến.
  • Với màu xanh của bầu trời, kết hợp với màu tím biếc của hoa đã kết hợp hòa quyện với nhau và tạo ra một bức tranh mùa xuân cực kỳ nên thơ và độc đáo.

“ Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

  • Tiếng chim chiền chiện hót vang trời gọi mùa xuân về , hai từ hót chi diễn tả được những cung bậc cảm xúc thiết tha và tạo cho khoảng cách giữa người và vật thêm gần hơn.

“ Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

  • Những hạt sương mai tràn đầy buổi sớm mai trong trẻo như gói gọn cả bầu trờ trong đó được tác giả đưa tay hứng với sự nâng niu, chìu chuộng. Gioongs như là tác giả đang muốn giang rộng vòng tay để ôm hết bầu trời mùa xuân vào trong lòng.
  • Trong 6 câu thơ này tác giả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân với một vẻ đẹp bình dị, cùng những âm thanh vui nhộn. Đó là một vẻ đẹp bình dị của đất nước ta trong những ngày đầu đổi mới.

4 câu thơ tiếp theo:

“ Mùa xuân người cầm súng

…

Lộc trải dài nương mạ”

  • Từ “ Lộc “ xuất hiện 2 lần ở đầu câu thơ 1 và 3, mang ý nghĩa cực kỳ độc đáo. Lộc ở đây không chỉ là những chồi non xanh biếc khi mùa xuân đang đến. Lộc trong đoạn thơ chính là những chồi non hy vọng của người lính mang trên vai, mang theo bên mình một sức sống của mùa xuân, một niềm tin với đồng bào, dân tộc sâu sắc. Lộc ở đây cũng nói về những người nông dân cần mẫn ngoài đồng tạo nên màu xanh cho đất nước, mồ hôi của những người nông dân đã góp phần công sức to lớn và mùa xuân của đất nước.

“ Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao”

  • Trái ngược với  khung cảnh bình yên ở những câu trước, trong 2 câu thơ này mọi thứ dường như đang rất hối hả, vội vàng để đón mùa xuân đến.

“ Ta làm con chim hót

…

Một nốt trầm xao xuyến”

  • Hình ảnh chú chim lặng lẽ cất tiếng hót gọi mùa xuân về, những nốt trần những bản hòa ca khiến ta như hòa quyện vào sự khát khao cháy bỏng của sự hiến dâng cho đời một cách tự nhiên và lặng lẽ nhất.

“Một mùa xuân nho nhỏ

…

Dù là khi tóc bạc”

  • Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời mang ý nghĩa to lớn, ý muốn nói chúng ta ai cũng cần phải là một màu xuân nho nhỏ để hiến dâng cho đời những sự bình yên, dù là khi bạn còn ở tuổi đôi mươi hay là khi tóc bạn đã bạc phơ thì những mong muốn đóng góp một phần công sức thầm lặng cho cuộc đời vẫn không ngừng phát triển trong mỗi con người.

“ Mùa xuân ta xin hát

…

Nhịp Phách tiền đất Huế”

  • Đây là phần suy nhất trong bài tác giả nhắc về quê hương xứ Huế của mình. Với giọng ca Nam ai, Nam Bình đặc trưng của xứ Huế tha thiết, lắng đọng ý muốn nói về tình yêu tha thiết quê hương của tác giả. 

3.3. Kết bài

Với những biện pháp nghệ thuật tài tình, nghệ thuật điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ, đảo ngữ cùng với giọng thơ sâu lắng, da diết lại mạnh mẽ ngân vang nhà thơ Thanh Hải đã góp phần tạo nên một bức tranh mùa xuân tràn đầy năng lượng, âm thanh và sự hy vọng. Từ đó nhắc nhở chúng ta dù là già hay trẻ, gái hay trai thì cũng đều phải cống hiến hết mình cho xã hội, cho đất nước và lấy đó làm niềm vui cho bản thân.

4. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 4

4.1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm

Thanh Hải sinh năm 1930 trong thời kỳ đất nước đang phải gồng mình chống Mỹ cứu nước. Vì thế mà trong suy nghĩ của ông luôn mang trong mình tư tưởng yêu nước, muốn cống hiến công sức mình cho đất nước. Trong cuộc đời của mình Thanh Hải đã sáng tác rất nhiều bài thơ ca để lại dấu ấn quan trọng, tuy nhiên một trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là bài thơ “ Một mùa xuân nho nhỏ”. Đây là bài thơ được tác giả sáng tác vào những năm tháng cuối đời, và cũng là lúc đất nước đang xây dựng và phát triển sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ , vì thế mà bài thơ mang một sự tha thiết yêu thương và mong muốn cống hiến công sức mình vào sự phát triển của đất nước.

4.2. Thân bài

Bức tranh mùa xuân yên bình hiện lên trong 6 câu thơ đầu:

“ Mọc giữa dòng sông xanh

…

Tôi đưa tay tôi hứng”

  • Từ mọc được đảo lên trên cùng miêu tả hình ảnh bông hoa tím biếc mọc lên giữa hồ và cực kỳ nổi bật trên một nền trời màu xanh. Thể hiện được sự sống cực kỳ mãnh liệt của một bông hoa nhỏ.
  • Tiếng hót của chú chim chiền chiện ngân vang làm cho không gian tĩnh mịch trên mặt hồ của bông hoa tím bị phá vỡ, tuy nhiên sự phá vỡ này chỉ như một nét động nhỏ trong cả bầu trời rộng lớn làm cho bạn cảm thấy gần gũi.
  • Tác giả vid những giọt sương sớm ban mau như là mùa xuân hứng trọn vào lòng bàn tay để nâng niu và chìu chuộng.

“ Mùa xuân người cầm súng

…

Tất cả như xôn xao”

  • Những hình ảnh người lính cầm súng, người dân ra đồng là những hình ảnh cực kỳ gần gũi và bình dị của thời lúc bấy giờ. Tác giả muốn mượn từ Lộc để miêu tả rõ nét hơn mùa xuân, với những người lính, mùa xuân là màu xanh của màu áo, màu xanh của lớp ngụy trang, đối với người nông dân mùa xuân là những giọt mồ hôi  đểu làm ra những hạt lúa, làm ra một cánh đồng đầy nương mạ.
  • Tác giả đã cực kỳ thông minh khỉ chỉ ra mùa xuân cho hai lớp người này. Một bên là những người trên tuyến đầu tổ quốc, một bên là những người hậu phương vững chắc, ai cũng đều bỏ ra những giọt mồ hôi để đổi lại mùa xuân cho đất nước.
  • Sau đó tác giả lại như hối hả, như xôn xao, để tạo không khí hăng hái, háo hức khi bước qua mùa xuân của đất nước trong thời bình.

“ Đất nước bốn nghìn năm

…

Cứ đi lên phía trước”

  • Khổ thơ thể hiện sự tin tưởng chắc nịch và đất nước ta ở tương lai sau này sẽ sáng mãi như những vì sao. Và hơn thế nữa là một lúc mỗi đi lên phía trước để phát triển hơn nữa.

“ Tai làm con chim hót

…

Một nốt trầm xao xuyến”

  • Với mong muốn bản thân trở thành một con chim, một cành hoa ( Hình ảnh vừa tự do, vừa phóng khoáng lại bình dị như ở đầu bài thơ tác giả đã nhắc đến ). Tác giả mong muốn mình có thể mang đến cho đời những đóng góp nào đó. Tác giả cũng muốn hóa thân vào những bài hòa ca để mang đến những nốt trầm lặng lẽ dâng hiến cuộc đời mình cho sự phát triển của đất nước.

Một mùa xuân nho nhỏ

…

Nhịp phách tiền đất Huế.”

  • Sự bình dị, gần gũi của tác giả bộc lộ cực kỳ rõ nét qua những câu từ, hơn nữa tác giả còn có một mong muốn vô cùng to lớn đó chính là mỗi người chúng ta đều là một mùa xuân nho nhỏ, và khi những mùa xuân nho nhỏ ấy đều có chung một nhiệm vụ là đóng góp cho đất nước thì đất nước sẽ cực kỳ phát triển và đi lên. Từ đó sẽ trường tồn vĩnh cửa như những vì sao sáng.
  • Mỗi người trong chúng ta dù già hay trẻ đều sẽ là một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ cống hiến và dâng lên những gì tốt đẹp nhất cho đời
  • Đoạn thơ nói về sự tự hào của tác giả về xứ Huế với câu hát Nam ai, Nam bình, thể hiện tình yêu quê hương và đất nước vô cùng chảy bỏng trong lòng ông.

4.3. Kết bài

Với thể thơ năm chữ bài thơ mùa xuân nho nhỏ, giọng điệu vừa chậm rãi lại linh hoạt. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân với nhiều màu sắc khác nhau. Từ đó muốn nhắn nhủ tất cả mọi người không phân biệt già trẻ hãy sống và cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho đất nước.

5. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải bài số 5

5.1. Mở bài

Giới thiệu tổng quát về tác giả Thanh hải ( quê quán, năm sinh, năm mất, sự nghiệp, tác phẩm để đời, …) và tác phẩm mùa xuân nho nhỏ.

Thanh Hải một nhà thơ lỗi lạc sinh năm 1830 trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ cứu nước của nhân dân và đất nước ta. Ông là một con người tài hoa, sinh ra trong một gia đình có bố là thầy giáo và mẹ là nông dân. Do đó mà ông cũng đã bị ảnh hưởng một phần thơ ca ngay từ khi còn bé.

Vì vậy mà ông cực kỳ giàu sức sống nghệ thuật cho đến lúc kề cận cái chết ông vẫn không quên để lại một tác phẩm cực kỳ đặc sắc cho đời. Tác phẩm mùa xuân nho nhỏ ra đời và năm 1980, đây là một mùa xuân không lớn lao, không ồn ào mà đó chỉ là một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ, sâu lắng và tinh túy.

Đây là một mùa xuân nho nhỏ trong cuộc đời tác giả cũng như là một lời tâm niệm của ông đối với cuộc đời trước lúc ra đi.

5.2. Thân bài

“ Mọc giữa dòng sông xanh

…

Tôi đưa tay tôi hứng”

  • Bức tranh mùa xuân hiện lên với màu sắc hài hòa giữa khung trời màu xanh và bông hoa màu tím, thể hiện được sức sống mạnh mẽ của một bông hoa nhỏ. Từ đó liên kết với con người chúng ta phải sống có nghị lực vươn lên trong cuộc sống và vượt qua tất cả khó khăn, thử thách phía trước.
  • 4 câu tiếp theo không gian đã không còn yên tĩnh như lúc đầu mà đã động. Con chim thì hót vang trời, còn tác giả thì đưa tay hứng giọt sương.
  • Hình ảnh chú chim hót báo hiệu một mùa xuân nữa sắp đến làm bạn cảm thấy bình dĩ, thân thuộc.
  • Tác giả ví những giọt sương sớm mai như là một mùa xuân nho nhỏ. Từ đó ông đưa đôi tay ra hứng giọt sương như muốn ôm trọn cả mùa xuân vào lòng bằng sự nâng niu và cảm xúc vô cùng triều mến.
  • Với những từ ngữ gần gũi, bình dị, tác giả đã khắc họa nên một mùa xuân của người cầm súng và mùa xuân của người ra đồng cực kỳ chân thật qua các câu thơ:

“ Mùa xuân người cầm súng

…

Tất cả như xôn xao”

  • Trong đoạn tác giả sử dụng điệp từ lộc 2 lần nhằm nói về mùa xuân của người lính, một người nơi chiến tuyến và người nông dân, một người hậu phương nhằm ám chỉ đây là những người mang lại mùa xuân cho đất nước.
  • 2 câu cuối của đoạn lại mang đến một chiều không gian khác, sự hối hả và xôn xao của những người lính cũng như là người dân với mong muốn đón một cái tết bình yên sau khi kết thúc chiến tranh.

“ Đất nước bốn nghìn năm

…

Cứ đi lên phía trước”

  • Tác giả ví đất nước như một vì sao sáng, có thể trường tồn mãi theo thời gian, và ngày càng chói sáng và đi lên.

“ Tai làm con chim hót

…

Một nốt trầm xao xuyến”

  • Với mong muốn bản thân trở thành một con chim, một cành hoa ( Hình ảnh vừa tự do, vừa phóng khoáng lại bình dị như ở đầu bài thơ tác giả đã nhắc đến ). Tác giả mong muốn mình có thể mang đến cho đời những đóng góp nào đó. Tác giả cũng muốn hóa thân vào những bài hòa ca để mang đến những nốt trầm lặng lẽ dâng hiến cuộc đời mình cho sự phát triển của đất 

nước.

Một mùa xuân nho nhỏ

…

Nhịp phách tiền đất Huế.”

  • Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời mang ý nghĩa to lớn, ý muốn nói chúng ta ai cũng cần phải là một màu xuân nho nhỏ để hiến dâng cho đời những sự bình yên, dù là khi bạn còn ở tuổi đôi mươi hay là khi tóc bạn đã bạc phơ thì những mong muốn đóng góp một phần công sức thầm lặng cho cuộc đời vẫn không ngừng phát triển trong mỗi con người.
  • Mỗi người trong chúng ta dù già hay trẻ đều sẽ là một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ cống hiến và dâng lên những gì tốt đẹp nhất cho đời
  • Tác giả với mong muốn, khát vọng cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước. Ngay cả khi ông đã bước vào những tháng ngày cuối cuộc đời thì vẫn muốn cống hiến hết sức mình cho tổ quốc. 
  • Đoạn thơ nói về sự tự hào của tác giả về xứ Huế với câu hát Nam ai, Nam bình, thể hiện tình yêu quê hương và đất nước vô cùng chảy bỏng trong lòng ông.

5.3. Kết bài

Tổng kết lại bài thơ và đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân cũng như là lời khuyên.

Con người của chúng ta khi đến gần với ngưỡng cửa của sự sống và cái chết đều luôn rất sợ hãi và khao khát được sống hơn bao giờ hết. Nhưng Thanh Hải thì khác, cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn có tâm lòng thanh cao, vẫn muốn giúp ích cho đời, cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng chính vì lý do đó mà các bạn trẻ hiện nay đừng nên sống buông thả, hãy làm những việc giúp ích cho đời. Hơn nữa dù già hay trẻ thì bạn vẫn có thể cống hiến được sức mình cho cuộc đời. Vì vậy đừng biến cuộc đời mình thành những ngày mệt nhọc như xã hội bây giờ.

Qua những mẫu dàn ý trong top 5 dàn ý phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, bằng những mẫu câu lập luận sắc bén, hy vọng các bạn sẽ hiểu được những dụng ý của tác giả trong bài viết và qua đây không những mong các bạn có thể viết cho mình được một bài văn hay, cảm xúc mà còn mong các bạn nhận ra được giá trị nhân văn của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải để từ đó có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của đất nước thông qua việc cố gắng phấn đấu và học hành. Chúc các bạn có một bài văn thật xuất sắc.

Bài viết liên quan

  • Jai Yoga 
    Kể tên 7 địa chỉ tập luyện yoga quận Thanh Xuân tốt nhất cho cả nam và nữ!
  • Top 4 bài văn phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất
  • Chia sẻ 2 theme Premium wordpress của Mythemshop miễn phí

Category: TOP DỊCH VỤ HAY

Previous Post: « Top 5 dàn ý phân tích tác phẩm Trao Duyên trích Truyện Kiều Nguyễn Du
Next Post: Top 5 dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương hay nhất »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview