Viễn Phương mất vào năm 2005 tại TP. Hồ Chí Minh, có quê tại Tỉnh An Giang, Thuở nhỏ ông đi học, cho đến năm 1945 ông đã từ bỏ con đường học vấn để lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ và đầu quân vào chi đội 23. Trong cuộc đời của mình ông đã để lại được rất nhiều tác phẩm đặc sắc như: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972), Viếng lăng Bác (thơ, 1976), Như mây mùa xuân (thơ, 1978), Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981), Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982), Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988),… Trong số đó tác phẩm được biết đến nhiều nhất và hay nhất có thể nói là Viếng lăng bác. Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976 nhúng ngày đầu sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Sau khi đất nước đã thống nhất, lăng Bác được thành lập thì Viễn Phương có dịp ra thăm, trong lúc này ông đã viết nên bài thơ này với sự thành kính, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Người lãnh tụ vĩ đại của đất nước ta. Vì thế mới các bạn hãy tham khảo top 5 dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương hay nhất để có thể thấy được những cung bậc cảm xúc khi được viếng thăm lăng Bác.
Table of Contents
1. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mẫu số 1
1.1. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát và sơ lược về tác giả và tác phẩm
+ Viễn Phương mất năm 2005 quê ở An Giang là nhà thơ có cuộc đời gắn bó với cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta, trong thời gian đó ông đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm vĩ đại như: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972), Viếng lăng Bác (thơ, 1976), Như mây mùa xuân (thơ, 1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982), Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988),…
+ Bài thơ “ Viếng Lăng Bác” Là sự tôn kính, biết ơn và sự xúc động của Viễn Phương khi có dịp được đi thăm người lãnh tụ vĩ đại của nước ta và những năm 1976 khi đất nước vừa thống nhất. Bài thơ được viết bằng giọng thơ tha thiết, gần gũi và thể hiện được sự yêu thương và biết ơn Bác rất nhiều của tác giả.
1.2. Thân bài
* Cảm xúc của Viễn Phương khi đang đứng trước lăng Bác
- Tác giả với một xúc cảm chân thành mà bình dị, đây cũng là những nỗi niềm chung của những người con Miền Nam nhớ bác.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Câu thơ đầu tiên là những mong mỏi, chờ mong của một người con Miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác sau những năm tháng chiến chinh gian khổ, cho thấy sự xúc động, bồi hồi và nức nở bên trong.
- Từ con trong câu thơ muốn nói tác giả đã không còn khoảng cách với Bác và xem Bác như là một người cha thân yêu để bày tỏ cảm xúc của mình. Một từ ngữ gần gũi, bình dị thể hiện sự thương yêu vô bờ bến của ông với Bác.
- Tác giả sử dụng từ thăm, thay vì những từ ngữ khác ý muốn nói giảm, nói tránh đi những sự mất mát to lớn khi Bác ra đi.
- Hình ảnh ẩn dụ hàng tre ở trong bài:
- Từ xa xưa hàng tre là một hình ảnh rất gần gũi và bình dị đối với mỗi con người Việt Nam , đây là hình ảnh biểu tượng của dân tộc ta bao nhiêu đời qua.
- Cây tre cũng là đang nói đến con người Việt Nam. Tượng trưng cho sự bất khuất, kiên cường với tâm hồn thẳng thắng.
- Cảm thán từ “ ôi” Là cảm thán từ biểu thị sự bồi hồi, xúc độc và hơn hết là phẩm chất ngay thẳng, kiên cường của dân tộc ta.
* Cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng thăm Bác
- Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã rất thành công khi đã thành thạo tạo ra được cặp ẩn dụ sóng đôi và hình ảnh thực ở chỗ: Mặt trời trong tự nhiên thì rực rỡ, muôn vạn sắc màu và hình ảnh của con người Việt Nam.
- Tác giả nói đến mặt trời để ẩn dụ và ám chỉ đó là Bác, với cách ẩn dụ này tác giả đã thành công khi mang hình ảnh Bác gắn liền với mặt trời để muốn nói rằng Bác là người mang lại nguồn sáng, Bác là người so sáng cho dân tộc, cho cuộc cách mạng chống quân xâm lược của nước ta.
- “ Người đi trong thương nhớ” diễn tả sự bồi hồi, tiếc nuối và xót xa khi Bác đã ra đi cũng như là sự kính cẩn của tác giả khi người ra đi và để lại đây sự thương nhớ vô vàng.
- “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một sự kết hợp cực kỳ tinh tế:
- Đoàn người đi vào lăng viếng thăm Bác là một hình ảnh tả thực, và cũng là một hình ảnh ẩn dụ khi mà tác giả muốn nhắc đến ánh sáng Cách Mạng của Bác đã soi sáng cho dân tộc ta.
- Bảy mươi chín mùa xuân là đang nói đến số tuổi của Bác. Và muốn nói là Bác đã dân hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của đất nước. Cũng như là lòng thành kính của tác giả muốn dâng lên Bác những tràng hoa biết ơn.
* Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác
- Nếu như lúc đầu tác giả đối với Bác là sự thành kính và biết ơn thì khi tiến vào lăng, sự biết ơn đó đã chuyển thành cảm xúc nghẹn ngào, xúc động.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Tác giả không chấp nhận sự thật, Bác không phải là đã ra đi mà vẫn còn ở mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang “ ngủ” một giấc dài.
- Hình ảnh Bác Hồ gắn với ánh trăng thể hiện tâm hồn sáng trong, liêm khiết của Bác, gợi lên một niềm xúc động nghẹn ngào.
- Bác giống như là ánh trăng vừa thanh cao không thể chạm đến lại vừa gần gũi đến lạ thường.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Tác giả vẫn biết Bác đã ra đi, những sự ra đi của Bác rất vĩ đại, và Bác đã hóa vào trời xanh để nhìn dân tộc ta, soi sáng cho dân tộc ta mãi mãi.
- Dù là Bác vẫn sẽ soi sáng mãi cho dân tộc ta, nhưng đứng trước sự thật tàn khốc, người ra đi thì tác giả đã không còn vẻ bình tĩnh mà là nhói đau ở trong tâm can khi đứng trước di hài của Bác.
- Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”
* Cảm xúc tác giả khi chuẩn bị từ biệt
- Cuộc chia ly đầy sự lưu luyến và bịn rịn, thấm đẫm những giọt nước mắt chân thành của tác giả.
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: Đây như là một lời giã từ của tác giả, mai rồi từ giã nơi đây để về miền Nam, tác giả nhớ thương Người đến rơi cả nước mắt.
- Tác giả muốn hóa thân thành “ chim”, “cây tre”, “ đóa hoa” để mong được ở cạnh bên Bác, gần bên Bác để chăm sóc cho người.
- Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh “ cây tre trung hiếu” Tác giả muốn nói đến tính cách kiên cường, bất khuất không bị khuất phục trước số phận của con người Việt Nam. Cũng như là một lời hứa chắc nịch của tác giả với Bác sẽ sống có trách nhiệm với giang sơn, đất nước.
+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.
1.3. Kết bài
- Bài thơ “ Viếng Lăng Bác” có giọng điệu trầm lắng, tha thiết, hình ảnh ẩn dụ và ngôn từ gần gũi, bình dị trong cuộc sống chúng ta thường thấy.
- Bài thơ gây xúc động mạnh đối với chúng ta, đồng thời thể hiện lòng thành kính của con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh.
2. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mẫu số 2
2.1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về nhà thơ Viễn Phương: Năm sinh, năm mất, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca, các tác phẩm để đời.
– Khái quát về bài thơ, hoàn cảnh ra đời và nỗi niềm kính yêu của tác giả dâng lên cho Bác Hồ kính yêu.
2.2. Thân bài
- Phân tích khổ 1: Cảm xúc khi ở ngoài lăng Bác
“ Con ở Miền Nam ra thăm Bác”
- Câu thơ như là một lời thông báo với Bác là người con ở Miền Nam sau bao ngày nhớ mong đã đến đây và thăm Bác.
- Cách xưng hô “ con” thân mật và gần gũi, Tác giả đã xem Bác như là một người cha đáng kính để kính trọng, yêu thương vô bờ bến. Với thái độ cực kỳ thành kính của tác giả thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tác giả. Ở một nơi xa xăm như Miền Nam, giờ đây người con ấy đã quay trở lại đây để thăm Bác một người cha đáng kính.
- Tác giả dùng từ thăm chứ không phải là từ viếng, đây là một câu nói bình dị, ý ám chỉ tác giả chỉ ra thăm Bác, và Bác vẫn còn là một thực thể sống, đây là một cách nói giảm và cũng là sự lưu luyến không chấp nhận thực tại của ông rằng Bác đã ra đi. Đồng thời cũng là mọt sự khẳng định rõ ràng và chắc nịch rằng Bác vẫn còn sống mãi trong lòng của mỗi chúng ta.
- Hình ảnh cây tre xung quanh lăng Bác vừa bình dị vừa gần gũi.
- Cây tre trong mấy nghìn năm qua đã là một biểu tượng dân tộc của nước ta. Với hình ảnh cây tre bình dị, gần gũi thể hiện nên con người Việt Nam vừa gần gũi, vừa bình dị là kiên cường, bất khuất và không chấp nhận số phận.
- Phân tích khổ 2: Cảm xúc khi vào trong lăng Bác và hình ảnh dòng người tấp nập thăm lăng Bác
“Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
- Hình ảnh ẩn dụ, tác giả nói đến mặt trời thực tại ngày ngày đều đi qua lăng, với nhiệm vụ mang đến sự sống cho nhân loại. Bác cũng là mặt trời, một mặt trời ở trong lăng cũng là người mang đến lẽ sống cho dân tộc Việt Nam. Với hình ảnh so sánh tưởng như là khập khiễng, nhưng lại vô cùng chính xác nói lên được sự vĩ đại, lớn lao của Bác. Bác giống như là sự sống, là người ươm mầm sự sống của dân tộc ta. Đồng thời đây cũng là sự biết ơn của tác giả dành cho Bác.
- Những câu thơ tiếp theo:
- Ngày ngày dòng người liên tục vào thăm lăng Bác, biết bao người cứ liên tục ra vào hằng ngày rồi lặng lẽ rời đi trong sự tiếc thương vô hạn với người Cha của đất nước ta. Với sự sâu lắng cùng với giọng thơ đều đều và kéo dài. Tác giả như muốn nói đến dòng người vô tận, thể hiện được tình cảm sâu sắc của mỗi người dành cho Bác.
- Kết vòng hoa để dâng lên 79 mùa xuân: Hình ảnh ẩn dụ, ý chỉ Bác đã mất năm 79 tuổi, thể hiện được sự biết ơn và lòng thành kính của tác giả muốn kết hoa để dâng lên cho Bác.
- Phân tích khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng
- Tác giả thay sự thành kính, biết ơn Bác ở những khổ đầu bằng sự xúc động, nghẹn ngào khi đến gần linh cữu của Bác. Đồng thời cũng thể hiện sự sâu sắc biết ơn của tác giả khi lần đầu đến thăm Bác.
“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
- Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ, ví trời xanh như Bác, ý muốn nói đến sự vĩ đại, và những lý tưởng của người vẫn còn mãi nơi đây như là trời xanh không bao giờ mất đi.
- Tuy nhiên dù Bác vẫn còn sống mãi trong lý trí nhưng vẫn không thể thoát khỏi hiện thực đó chính là Bác đã ra đi mãi mãi, vì thể mà tác giả vẫn không thể kìm nén được mà nhói ở trong tim.
- Phân tích khổ 4: Nhà thơ mong muốn được ở mãi bên Bác.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.”
- Sau giây phút thăm Bác thì cũng phải đến ngày rời đi, t6asc giả thể hiện cảm xúc bịn rịn, luyến lưu không muốn rời xa. Tác giả thể hiện sự xót xa khi phải ra đi về lại miền Nam.
- Để rồi từ đó tác giả muốn hóa thân thành “ chim” “lũy tre” “ nhành hoa” để được ngày ngày bên cạnh bầu bạn với Bác.
- Kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre, một lần nữa tác giả muốn nhấn mạnh sự bất khuất, hiên ngang cũng như là bình dị, gần gũi của con người Việt Nam.
2.3. Kết bài
- Đôi nét về nghệ thuật của bài thơ: thể thơ 8 chữ, có dòng 7 chữ, nhịp thở chậm rãi, sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
- Tổng kết lại toàn bộ nội dung và nêu lên những ý nghĩ của bản thân về bài thơ.
3. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mẫu số 3
3.1. Mở bài
- Gioiws thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương. Về cuộc đời và sự nghiệp, ngày tháng năm sinh, những tác phẩm nổi tiếng, …
- Vài nét về bài thơ “ Viếng lăng Bác” bài thơ đã ghi lại sâu sắc dấu ấn của Bác cũng như là những sự nhớ thương sâu sắc của người con từ miền Nam ra thăm Bác.
3.2. Thân bài
Phân tích khổ 1: Niềm xúc động nghẹn ngào của tác giả khi đến thăm lăng Bác
- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: Tác giả xưng con, ví mình là một người con từ miền Nam của đất nước ra thăm người cha đáng kính của mình.
- Tác giả sử dụng từ thăm, thay cho từ viếng mang ý nghĩa không chấp nhận thực tại là Bác đã mất, và đồng thời cũng mang ngụ ý muốn nói rằng Bác vẫn coinf sống mãi trong lòng của ông.
- “Hình ảnh hàng tre bát ngát”: Hiện lên trước mắt tác giả là hình ảnh của hàng tre bát ngát, trải dài quanh lăng Bác, hơn nữa hàng tre này cũng là đang ngụ ý về sự bất khuất và kiên cường của dân tộc ta. Dù đứng ở trước hoàn cảnh nào cũng không bao giờ từ bỏ. Và đùm bọc lẫn nhau.
Phân tích khổ 2, 3: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác, cũng như là sự nấc nghẹn khi thấy di hài của Bác
- Nếu như lúc đầu khi ở trước lăng Bác tác giả đối với Bác là sự nhớ nhung và biết ơn thì khi tiến vào lăng, sự biết ơn đó đã chuyển thành cảm xúc nghẹn ngào, xúc động.
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Tác giả không chấp nhận sự thật, Bác không phải là đã ra đi mà vẫn còn ở mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang “ ngủ” một giấc dài.
- Hình ảnh Bác Hồ gắn với ánh trăng thể hiện tâm hồn sáng trong, liêm khiết của Bác, gợi lên một niềm xúc động nghẹn ngào.
- Bác giống như là ánh trăng vừa thanh cao không thể chạm đến lại vừa gần gũi đến lạ thường.
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Tác giả ví Bác như là trời xanh là thứ xuất hiện mãi mãi và không bao giờ tan biến, cũng như Bác, luôn luôn vĩ đại và không bao giờ tan biến trong trí nhớ của mỗi con người Việt Nam. Dù trải qua bao nhiêu thời gian thì Bác vẫn ở đó, vẫn là ánh sáng chân lý của mỗi chúng ta.
- Tuy nhiên tác giả lại dùng từ ngữ đối lặp “ Vẫn biết > < Mà sao” dù là Bác vẫn sẽ soi sáng mãi cho dân tộc ta, nhưng đứng trước sự thật tàn khốc, người ra đi thì tác giả đã không còn vẻ bình tĩnh mà là nhói đau ở trong tâm can khi đứng trước di hài của Bác.
- “ Giấc ngủ bình yên” sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi nỗi đau mất mát khi Bác đã ra đi. Đồng thời cũng là sự tiếc nuối không chấp nhận sự thật nghiệt ngã rằng Bác đã ra đi mà chỉ nghĩ Bác vẫn còn đang ngủ.
- “ Vầng sáng dịu hiền” Tác giả muốn nói Bác như là vầng sáng của chúng ta, thật dịu hiền và cũng muốn nói lên tâm hồn thanh cao của Bác.
Phân tích khổ 4: Những tình cảm, sự tiếc nuối của tác giả trước lúc ra về
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: Tác giả ngập tràn trong sự nuối tiếc khi ngày mai phải về Miền Nam, tác giả dùng từ rơi nước mắt thể hiện cho sự nuối tiếc cùng với nỗi nhớ thương đối với người cha vĩ đại của mình.
- Tác giả dùng phép ẩn dụ “ con chim”, “ đóa hoa”, “ cây tre” để mong muốn được ở bên bầu bạn và tâm sự cùng với Bác trong suốt những năm tháng còn lại.
- Kết bài là hình ảnh cây tre được lặp lại một lần nữa, như một lời khẳng định chắc nịch của tác giả về sự dũng cảm, bất khuất của con người Việt Nam.
- cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.
3.3. Kết bài
- Tổng kết những thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ “ Viếng lăng Bác”
- Bài thơ là nỗi niềm của tác giả khi được ghé thăm lăng Bác, cũng như sự biết ơn và tiếc nuối của ông khi mà Bác người cha vĩ đại của đất nước đã ra đi mãi mãi. Từ đó ông đã dâng lên Bác tất cả những sự thành kính và biết ơn sâu sắc của mình.
4. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mẫu số 4
4.1. Mở Bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
Viễn Phương mất vào năm 2005 tại TP. Hồ Chí Minh, quê tại Tỉnh An Giang. Trong cuộc đời của mình ông đã để lại được rất nhiều tác phẩm đặc sắc như: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện ký, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972), Viếng lăng Bác (thơ, 1976), Như mây mùa xuân (thơ, 1978), Quê hương địa đạo (truyện và ký, 1981), Lòng mẹ (truyện thiếu nhi, 1982), Sắc lụa Trữ La (truyện ngắn, 1988),… Trong số đó tác phẩm được biết đến nhiều nhất và hay nhất có thể nói là Viếng lăng bác. Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976. Sau khi đất nước đã thống nhất, lăng Bác được thành lập thì Viễn Phương có dịp ra thăm, trong lúc này ông đã viết nên bài thơ này với sự thành kính, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Người lãnh tụ vĩ đại của đất nước ta. Bài thơ như là những lời tâm tình sâu sắc từ tận trong tâm hồn của tác giả dành cho Bác. Cũng là tiếng nói chung của tất cả dân tộc Việt Nam dành cho Người.
4.2. Thân bài
Phân tích khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước cảnh quan bên ngoài lăng Bác
- những người con Miền Nam nhớ bác.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Câu thơ đầu tiên là những mong mỏi, chờ mong của một người con Miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác sau những năm tháng chiến chinh gian khổ, cho thấy sự xúc động, bồi hồi và nức nở bên trong.
- Cụm từ “ Con ở Miền Nam” vừa thể hiện được sự mất mát của tác giả khi mà ở rất xa lăng Bác, cũng vừa là sự tự hào khi mà miền Nam vừa mới đánh đuổi được giặc Mỹ ra khỏi mảnh đất quê hương.
- Từ “con” trong câu thơ là lời chân thật của một người con ở xa muốn nói với người cha của mình rằng mình đã từ miền xa về đây thăm cha. Với từ ngữ xưng hô bình dị của người miền Nam khi cho rằng Bác là cha của mình. Đây cũng là sự yêu thương, kính trọng vô bờ bến mà tác giả đặc biệt dành cho Bác.
- Tác giả sử dụng từ “thăm”, thay vì từ “viếng” ngụ ý muốn nói giảm, nói tránh đi những sự mất mát to lớn khi Bác ra đi.
- Hình ảnh ẩn dụ hàng tre ở trong bài:
- Từ xa xưa hàng tre là một hình ảnh rất gần gũi và bình dị đối với mỗi con người Việt Nam , đây là hình ảnh biểu tượng của dân tộc ta bao nhiêu đời qua. Cây tre cũng là đang nói đến con người Việt Nam. Tượng trưng cho sự bất khuất, kiên cường với tâm hồn thẳng thắng.
- Cảm thán từ “ ôi” Là cảm thán từ biểu thị sự bồi hồi, xúc độc và hơn hết là phẩm chất ngay thẳng, kiên cường của dân tộc ta.
Phân tích đoạn 2: Cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
- Với cặp từ tả thực và ẩn dụ sóng đôi, tác giả đã rất thành công khi miêu tả về dòng người và thăm Bác tấp nập và không bao giờ ngớt. Lớp này đi rồi sẽ đến lớp khác cứ như vậy mãi mãi không dừng.
“Ngày ngày mặt trời đi qua bên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
- Câu thơ trên có 2 mặt trời: Mặt trời thứ nhất là mặt trời tự nhiên, soi sáng cho vạn vật phát triển và sinh sôi. Mặt trời thứ hai là mặt trời trong lăng ý ám chỉ Bác, là một mặt trời soi sáng con đường Cách Mạng của Việt Nam.
- Với hình ảnh ẩn dụ Bác như mặt trời, Tác giả đã thể hiện được sự lớn lao, vĩ đại của Bác khi và muốn nói đến sự hy sinh của Bác để soi sáng cho người dân Việt Nam ta.
- “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một sự kết hợp cực kỳ tinh tế:
- Bảy mươi chín mùa xuân là đang nói đến số tuổi của Bác. Và muốn nói là Bác đã dân hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của đất nước. Cũng như là lòng thành kính của tác giả muốn dâng lên Bác những tràng hoa biết ơn.
Phân tích đoạn 3: Cảm xúc của tác giả khi và lăng
- Tác giả thật sự vỡ òa cảm xúc của mình khi nhìn thấy di ảnh của Bác. Thay vì sự thành kính biết ơn thì bây giờ tác giả đã chuyển cảm xúc của mình thành nấc nghẹn và tiếc nuối da diết.
- “ Giấc ngủ bình yên” tác giả không chấp nhận sự thật là Bác đã ra đi, ông vẫn còn muốn níu kéo và cho rằng Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ bình yên.
- Bác được ví như vầng trăng, vừa so đường chỉ lối cho con người vào những ngày tăm tối, vừa gần gũi, có mặt trong cuộc sống lại vừa thanh cao khó với tới. Muốn nói Bác rất gần gũi và có tâm hồn thanh cao mà không ai có thể so sánh được.
- Tác giả ví Bác như bầu trời xanh luôn mãi mãi ở đó, soi sáng cho chúng ta mãi mãi mà không bao giờ ngừng dõi theo ta trọng mọi bước đi.
- Sử dụng từ ngữ đối lập “ vẫn biết >< Mà sao” dù vẫn biết Bác sẽ sống mãi trong lòng của mỗi người chúng ta nhưng đứng trước sự ra đi của Người tác giả vẫn không ngừng được cảm giác nhói đau từ tận tâm can.
Phân tích khổ 4: Cảm xúc của tác giả trước lúc sắp phải rời lăn
- Cảm xúc vỡ òa của tác giả khi mà sắp phải rời xa lăng Bác để trở về miền Nam, tác giả nấc nghẹn và thể hiện sự nhớ thương da diết.
- Tác giả muốn mượn hình ảnh của “ con chim”, “bông hoa”, “cây tre” để ở bên Bác bầu bạn, tâm sự. Và đó cũng là khát vọng mãnh liệt của tác giả.
4.3. Kết bài
- Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, có lúc 7 chữ với nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng thể hiện nỗi lòng, tình cảm của nhà thơ cũng như là hàng triệu con người Việt Nam hướng về Bác. Từ đó muốn nhắc nhở dân tộc Việt Nam hãy chung sống với nhau như những người anh em thân thiết.
5. Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương mẫu số 5
5.1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Viễn Phương: Năm sinh, năm mất, cuộc đời và sự nghiệp thơ ca, các tác phẩm để đời.
- Khái quát về bài thơ, hoàn cảnh ra đời và nỗi niềm kính yêu của tác giả dâng lên cho Bác Hồ kính yêu.
5.2. Thân bài
Khổ thơ 1: Cảm xúc khi đứng trong khuôn viên lăng Bác
- Tác giả ở miền Nam của đất nước. sau ngày giả phòng mới có dịp ra thăm bác.
- Hai từ “ Miền Nam” tác giả như muốn nhấn mạnh hơn nữa cái khoảng cách xa xôi về mặt địa lý giữa một bên là miền Nam của tổ quốc một bên là miền Bắc của Tổ Quốc.
- Hàng tre xung quanh lăng Bác mang lại cảm giác gần gũi, bình dị thể hiện được sự trung quân, bất khuất của những con người Việt Nam, đây cũng là một hình ảnh thân thuộc của người dân Việt Nam.
- Tác giả xưng con với Bác, muốn thể hiện mình là một người con ở xa đến thăm người cha của mình. Một từ ngữ bình dị, bình thường tuy nhiên trong hoàn cảnh này lại cực kỳ da diết. Bởi Bác đã ra đi mãi mãi. Từ thăm của tác giả như muốn níu kéo Bác và không muốn chấp nhận sự thật là Bác đã ra đi.
Khổ thơ 2, 3: Cảm xúc của tác giả khi nhìn dòng người vào thăm Bác, và nấc nghẹn khi đứng trước di hài của Bác.
- Tác giả không chấp nhận sự thật, Bác không phải là đã ra đi mà vẫn còn ở mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang “ ngủ” một giấc dài.
- Hình ảnh Bác Hồ gắn với ánh trăng thể hiện tâm hồn sáng trong, liêm khiết của Bác, gợi lên một niềm xúc động nghẹn ngào.
- Bác giống như là ánh trăng vừa thanh cao không thể chạm đến lại vừa gần gũi đến lạ thường.
- Tác giả ví Bác như là trời xanh là thứ xuất hiện mãi mãi và không bao giờ tan biến, cũng như Bác, luôn luôn vĩ đại và không bao giờ tan biến trong trí nhớ của mỗi con người Việt Nam. Dù trải qua bao nhiêu thời gian thì Bác vẫn ở đó, vẫn là ánh sáng chân lý của mỗi chúng ta.
- Dù là Bác vẫn sẽ soi sáng mãi cho dân tộc ta, nhưng đứng trước sự thật tàn khốc, người ra đi thì tác giả đã không còn vẻ bình tĩnh mà là nhói đau ở trong tâm can khi đứng trước di hài của Bác.
- “ Giấc ngủ bình yên” sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi nỗi đau mất mát khi Bác đã ra đi. Đồng thời cũng là sự tiếc nuối không chấp nhận sự thật nghiệt ngã rằng Bác đã ra đi mà chỉ nghĩ Bác vẫn còn đang ngủ.
- “ Vầng sáng dịu hiền” Tác giả muốn nói Bác như là vầng sáng của chúng ta, thật dịu hiền và cũng muốn nói lên tâm hồn thanh cao của Bác.
Khổ thơ cuối: Cảm xúc vỡ òa khi sắp phải rời xa lăng Bác
- Những sự kìm nén của tác giả vỡ òa ra thành tiếng nấc nghẹn, nỗi xót xa dâng trào và trở thành giòng lệ.
- Tác giả muốn trở thành “ con chim”, “ Cành hoa”, “ cây tre” để được mãi ở bên kề cạnh với Bác và bầu bạn với Bác trong những ngày sau.
- Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh lữ tre bất khuất, tác giả lần nữa thể hiện sự trung quên của con người Việt Nam.
5.3. Kết bài
Tóm gọn lại nội dung của bài thơ là tình cảm của tác giả dành cho Bác, cũng như là hàng triệu người dân Việt Nam dành cho Bác. và những phương pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài.
Trên đây là một số mẫu dàn ý chi tiết phân tích bài thơ “ Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Hy vong qua đây bạn sẽ thấy yêu thêm người cha vĩ Đại của đất nước Hồ Chí Minh và cũng từ đó hiểu sâu sắc hơn bài thơ “ Viếng lăng Bác” để có cho mình một bài thơ cực kỳ đặc biệt.
Trả lời