Theo các nghiên cứu khoa học, não cũng cần được luyện tập và chăm sóc thường xuyên mới đảm bảo hoạt động tốt. Yoga chính là một trong những bộ môn thể thao giúp tăng cường hoạt động của não, cải thiện trí nhớ và tập trung. Cùng WeFit tham khảo các bài tập yoga tốt cho não dưới đây!
Table of Contents
I. Tập yoga tốt cho não
Từ lâu, yoga được biết đến là một trong những bộ môn rất tốt cho sức khỏe, tăng độ dẻo dai, bền vững và thư giãn trí óc. Vậy đối với não bộ, nó có tác dụng như thế nào?
Tập yoga không chỉ nâng cao sức mạnh thể chất mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
Yoga được biết đến là có thể cải thiện sự dẻo dai và sức mạnh của bạn. Những động tác của yoga yêu cầu bạn kéo giãn cơ bắp một cách nhẹ nhàng, giúp cơ bắp bớt căng cứng và mệt mỏi tích tụ trong làm việc. Ngoài ra tập yoga còn tác động rất tốt đối với não bộ.
Lợi ích sức khỏe của yoga không chỉ nằm ở sự cải thiện sức khỏe thể chất, nó còn tạo ra những thay đổi tích cực trong não giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Các nhà nghiên cứu cho biết, tập yoga thường xuyên có thể làm thay đổi các hóa chất trong não bộ của bạn.
Những thay đổi này có thể giúp giảm ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng chẳng hạn như rối loạn lo âu hay trầm cảm. Đây là những lợi ích của yoga đối với não bộ:
1. Chống lại sự lo lắng
Theo nghiên cứu, yoga có thể làm tăng acid gamma-aminobutyric (GABA) trong não. Đây là một loại acid amin được mô tả như một chất dẫn truyền thần kinh có tác động thư giãn.
GABA đem tới hiệu ứng làm dịu trong khi bạn căng thẳng bằng cách ngăn chặn các hoạt động thần kinh trong não. Những người tập yoga thường xuyên có mức độ chất dẫn truyền thần kinh này cao hơn, đồng nghĩa với tác động của sự lo lắng giảm đi đáng kể.
Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy tập yoga giúp cơ thể sản sinh nhiều GABA trong não hơn là đi bộ và đọc sách.
2. Giảm đau mãn tính
Một tác dụng khác của yoga mà chưa chắn bạn đã biết đó chính là cải thiện khả năng chịu đau. Các nghiên cứu đã phát hiện ra tập yoga có thể giúp hỗ trợ hình thành chất xám trong não.
3. Giảm trầm cảm
Chất xám cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại trầm cảm. Tương tự như tác dụng của yoga đối với những người bị đau mạn tính, nó có thể làm tăng mức chất xám trong não của bạn, từ đó giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng của trầm cảm.
Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, tập yoga có thể có hiệu quả như một loại thuốc chống trầm cảm, và nó còn an toàn với phụ nữ mang thai.
II. Các bài tập yoga tốt cho não
1. Tư thế ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi gập người về phía trước là một trong những bài tập yoga tốt cho não được nhiều người áp dụng. Tư thế này hoạt động có thể thúc đẩy não một cách đáng kể, giúp não hoạt động tốt hơn.
Cách thực hiện:
– Ngồi trên sàn, lưng thẳng, hai chân áp sát vào nhau và gập ngón chân về phía đỉnh đầu.
– Hít sâu, giữ lưng thẳng
– Sau đó, thở ra đồng thời duỗi dài toàn thân về phía trước
– Tiếp tục thở ra và duỗi cho đến mức thấp nhất có thể, giữ tư thế thở một cách tự do.
Lưu ý: Trong khi tập, bạn có thể giữ hướng nhìn của mắt được cố định trên sàn nhà bằng cách nghiêng về phía trước. Giữ nguyên tư thế trong vòng 3 đến 4 phút.
2. Tư thế niệm Phật
Tư thế niệm Phật là một trong những tư thế yoga tốt cho não. Bài tập này không chỉ có tác dụng cải thiện tinh thần mà còn giúp máu lưu thông tốt, giúp não linh hoạt. Đây cũng là bài tập thích hợp cho những người từng bị chứng rối loạn tiền đình.
Cách thực hiện:
– Đứng thẳng trên sàn, từ từ nâng chân phải đặt lên đùi trái
– Nâng hai tay lên trong tư thế thẳng đứng đồng thời chấp hai tay vào nhau.
– Điều chỉnh mắt nhìn về phía trước và tập trung tại 1 điểm.
– Giữ cơ thể thư giãn và hít thở đều.
– Giữ 10 nhịp thở rồi tiến hành đổi bên. Lặp lại động tác này thêm 2 lần.
3. Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là một trong những bài tập yoga tốt cho não. Thường xuyên thực hành bài tập này giúp tăng cường trí nhớ, tập trung và thúc đẩy não hoạt động linh hoạt. Ngoài ra, tư thế rắn hổ mang còn giúp cải thiện trí não một cách đáng kể.
Cách thực hiện:
– Nằm sấp trên sàn nhà, nâng bụng lên
– Chống 2 tay xuống sàn, nâng người tạo thành tư thế rắn hổ mang thấp
– Sử dụng lưng và cơ bụng để uốn cong lưng về phía sau.
– Giữ tư thế khoảng 4-5 nhịp thở, mỗi lần thở ra đẩy người cao lên một chút.
– Trong quá trình tập, cố gắng di chuyển cổ càng nhiều càng tốt bằng cách đẩy cổ ngược lại.
– Khoảng thời gian cho mỗi nhịp khoảng 30 giây.
4. Tư thế đứng bằng vai
Tư thế đứng bằng vai là một trong những bài tập yoga tốt cho trí não. Thông qua việc cung cấp máu lên não, tư thế này giúp bạn tăng cường trí nhớ và nâng cao khả năng tập trung. Ngoài ra, tư thế đứng bằng vai giúp bạn giải tỏa căng thẳng khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại, đặt hai cánh tay đặt xuôi dọc theo hai bên thân người.
– Hai lòng hai bàn tay úp xuống. Hít vào.
– Từ từ đưa hai đầu gối về phía ngực, tiếp đến hai khuỷu tay chống xuống sàn và nâng mông lên.
– Dùng hai bàn tay đỡ lấy hông. Thở ra.
Lưu ý: Giữ nguyên tư thế này khoảng 2 phút trong vài lần thực hành đầu tiên và sau đó tăng thời gian dần dần lên đến 30 phút.
5. Tư thế hoa sen
Tư thế hoa sen là một trong những bài tập yoga tốt cho não bộ. Thực hành tư thế này thường xuyên không những giúp tinh thần thoải mái mà còn giúp kích thích trí não hoạt động.
Cách thực hiện:
– Ngồi trên sàn, giữ lưng thẳng và duỗi thẳng chân.
– Gập chân phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái sao cho gót chân càng gần càng tốt.
– Gập chân trái và làm theo cách tương tự như trên.
– Hai tay duỗi thẳng, đặt ngón cái chồng lên ngón trỏ để tạo một vòng tròn và thả lỏng các ngón tay còn lại.
– Hít và thở ra sâu với hơi thở dài.
6. Tư thế trái núi
Tư thế trái núi cực kỳ đơn giản nhưng là một trong những tư thế yoga tốt cho não. Tư thế này giúp bạn tập trung tâm trí vào hơi thở, qua đó giúp thư giãn đầu óc và tinh thần.
Cách thực hiện:
– Đứng thẳng, giữ chân chắc trên sàn. Điều chỉnh bàn tay sao cho các ngón tay chỉ xuống đất.
– Giữ đầu và cột sống thẳng. Kéo giãn cổ nhưng tuyệt đối không làm căng cơ.
– Nhắm mắt và hít thở sâu 5 đến 10 lần.
III. Các tư thế Yoga giúp giải tỏa stress
1. Tư thế Yoga diều hâu
Tư thế này đòi hỏi bạn phải tập trung cả về cơ thể và tâm trí vào một điểm duy nhất, đây là cách quản lý căng thẳng rất tốt. Động tác giúp giải phóng sự căng thẳng ở vai và hông, đó là những điểm chung của những căng thẳng tích lũy.
Cách thực hiện:
– Từ Tadasana (tư thế trái núi) , duỗi chân ra xa nhau, rộng tay. Để cánh tay phải qua bên trái.
– Uốn cong khuỷu tay và đưa lòng bàn tay lại với nhau. Nếu điều đó làm tay bạn căng đau thì có thể đổi thành mặt sau của bàn tay chạm vào nhau.
– Chuyển trọng lượng đến bốn góc của bàn chân phải và uốn cong đầu gối một chút.
Nhấc đùi trái lên và qua đùi phải. Nếu đầu gối bạn khỏe , bạn có thể móc các ngón chân phía sau bắp chân phải, nếu không thể, hãy để chân ở đâu đó trong khả năng cho phép (Không cần quá ép quá căng, vượt quá khả năng)
– Giữ vững thân và bắt đầu đưa hông xuống trong khi duy trì độ dài ở cột sống. Chú ý giữ cho cái nhìn của bạn ổn định vững vàng trên mục tiêu chủ đích hướng nhìn ban đầu và chắc chắn rằng bạn vẫn hoạt động trao đổi hơi thở bình thường đó nhé.
– Để trở về trạng thái, từ từ bắt đầu thả lỏng và trở về Tadasana. Lặp lại ở phía bên kia.
Tip: Bạn cần đặt một vật thể làm dịu hoặc nâng cao tinh thần trước mắt bạn để sử dụng làm tiêu điểm sao cho thật hợp lý. Điều này sẽ ảnh giúp động tác phát huy tác dụng một cách tốt nhất.
2. Đứng gập người (Uttanasana)
Uttanasana có thể xoa dịu một tâm trí bận rộn, cân bằng hệ thần kinh, và thúc đẩy cảm giác bình tĩnh và bình an. Tích cực hơn, nó giúp cân bằng phản xạ khi bị kích thích quá mức, có thể đóng góp vào sự biến động và năng lượng cảm xúc quá mức khi bị căng thẳng.
Cách thực hiện:
– Từ dáng Tadasana, uốn cong đầu gối, hơi đụng vào phần thân, xoay người về phía trước từ hông, đặt hai tay lên trước hoặc dọc theo bàn chân của bạn.
– Chuyển trọng lượng lên mắt cá chân để cảm thấy phần xương chậu đang dần nâng lên trần. Nếu động tác căng quá mức chịu đựng, bạn có thể giữ đầu gối cong để bảo vệ lưng dưới. Nếu không thể nữa hãy kéo dài qua mặt sau của chân trong khi giữ trọng lượng ở mắt cá chân.
– Nắm giữ từng khuỷu tay bằng tay đối diện và thả lỏng các vùng xung quanh mắt, hàm, cổ, đầu và tâm trí.
– Bạn có thể giữ hơi thở lâu hơn nếu bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn bị huyết áp thấp, thì hãy không nên giữ động tác này quá lâu.
Thông qua bài viết trên, WeFit hi vọng sẽ mang đến những kiến thức về những bài tập yoga tốt cho não hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý các kiến thức liên quan về yoga để hiểu rõ hơn về bộ môn này.
Kiên trì và tập trung là hai từ khóa quan trọng mà người tập yoga cần ghi nhớ. Ngoài ra, các bạn cần duy trì lối sống khỏe mạnh và ăn uống khoa học để phát huy tác dụng của bộ môn Yoga.
Cùng trải nghiệm các bộ môn thể thao khác với ứng dụng WeFit– ứng dụng liên kết các hệ thống hơn 700 phòng tập chất lượng với nhiều bộ môn khác nhau như: gym, Zumba, Dance…
Trả lời