Bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng đã từng trải qua tình trạng đau bụng kinh ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Thậm chí các cơn đau kéo dài còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được khám chữa nhanh chóng. Vậy nguyên nhân đau bụng kinh và cách phòng tránh hiệu quả cho chị em là gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng theo dõi ngay thông tin trong bài viết sau.
Table of Contents
Nguyên nhân đau bụng kinh
Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan – Bác sĩ chuyên khoa 1 Trưởng phòng tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn cho biết, đau bụng kinh thường được chia thành 2 dạng chính. Bao gồm đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Tùy thuộc vào từng dạng đau bụng kinh mà sẽ có nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát còn có thể được gọi là đau bụng kinh cơ năng. Khi bị đau bụng kinh nguyên phát chị em sẽ gặp phải các triệu chứng đau quằn quại, cơn đau diễn ra dữ dội. Cơ thể mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, mặt tái nhợt. Bên cạnh đó còn có thể bị buồn nôn, chóng mặt,…
Nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát có thể là do:
- Tử cung bị co thắt quá độ. Thời gian hành kinh sự co thắt của tử cung diễn ra trong thời gian dài, khó để thả lỏng hoàn toàn. Nếu tử cung bị co thắt quá độ sẽ gây tình trạng đau bụng.
- Tử cung co thắt không bình thường: Khi tử cung co thắt không bình thường sẽ khiến cho cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu. Gây tình trạng co thắt. Thậm chí khiến cơ tử cung bị co rút và gây hiện tượng đau bụng kinh. Huyết áp cao là một trong những tác nhân khiến cho tử cung có thắt không bình thường.
- Hàm lượng chất PG (prostaglandin) nội mạc tử cung và trong máu kinh tăng cao. Thông qua các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng PG trong máu của những bạn gái bị đau bụng kinh thường cao hơn so với người không bị đau. Các kích thích này có thể gây tình trạng co thắt không bình thường tại cơ tử cung. Khiến cho các bạn gái bị đau bụng nhiều hơn.
- Hẹp ống dẫn trứng. Nếu ống dẫn trứng bị hẹp sẽ khiến cho việc đẩy máu kinh ra bên ngoài trở nên khó khăn hơn. Chính vì điều này sẽ gây ra các cơn đau quằn quại và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát còn gọi là đau bụng kinh thực thể. Khi này chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định. Nhưng mỗi khi đến kỳ kinh vẫn còn bị cơn đau bụng hành hạ.
BS Nguyễn Thùy Ngoan cho biết, đau bụng kinh thứ phát hay đau bụng kinh thực thể có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Điển hình có các bệnh như:
- Lạc nội mạc tử cung. Khi mắc phải bệnh này các lớp nội mạc tử cung thay vì nằm ở bên trong tử cung. Thì nó lại di chuyển lạc sang các bộ phận khác như buồng trứng, ống dẫn trứng,… Chính bởi vì những mô mô di chuyển lạc này sẽ khiến chị em chịu nhiều đau đớn khi hành kinh.
- U xơ tử cung (nhân xơ tử cung). U xơ khi ở kích thước nhỏ sẽ không cản trở quá trình thụ thai. Tuy nhiên khi đã phát triển kích thước lớn, các khối u xơ có thể gây đau bụng kinh, rong kinh. Thậm chí biến chứng vô sinh, sảy thai rất nguy hiểm.
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung. Khi mắc bệnh này các mô nội mạc tử cung sẽ xuất hiện ở bên trong cơ của thành tử cung. Chị em sẽ bị đau bụng kinh dữ dội vào kỳ kinh nguyệt và có thể bị chảy máu kinh nguyệt nặng.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID). Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Gây ra do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng đau bụng kinh
Tìm hiểu nguyên nhân đau bụng kinh và cách phòng tránh hiệu quả cho chị em là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đau bụng kinh ở nữ giới có thể do tác động của nhiều yếu tố như:
- Nữ giới dưới 30 tuổi.
- Dậy thì sớm, trung bình khoảng 11 tuổi hoặc có thể sớm hơn.
- Gặp phải tình trạng rong kinh, máu kinh ra nhiều.
- Nữ giới chưa sinh con.
- Loạn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích.
Phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Hiện nay, để chữa đau bụng kinh có thể áp dụng một số phương pháp hiệu quả như:
Chữa đau bụng kinh bằng mẹo dân gian
Phương pháp này được thực hiện khá đơn giản. Phổ biến nhất là dùng lá nhọ nồi để đun thành nước uống giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh. Tuy mang lại hiệu quả tốt nhưng đây chỉ là một cách chữa tạm thời. Cơn đau bụng kinh vẫn còn thể tái diễn sau đó.
Một số mẹo dân gian thường được chị em áp dụng để giảm đau bụng kinh như:
Uống nước gừng để làm ấm bụng giúp giảm đau.
Dùng lá trầu không rửa sạch và nhai với muối.
Mật ong pha nước ấm để uống.
Lưu ý: mẹo dân gian chỉ có tác dụng giảm đau bụng kinh do các yếu tố sinh lý. Nếu nguyên nhân đau bụng do mắc bệnh phụ khoa thì đây không phải là phương pháp phù hợp.
Chữa đau bụng kinh bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y chữa đau bụng kinh chỉ có tác dụng tạm thời. Chứ không mang lại hiệu quả lâu dài. Có 3 nhóm thuốc chính được dùng để khống chế cơn đau bụng kinh gồm:
Nhóm thuốc chống co thắt cơ: đây là nhóm thuốc có chứa thành phần dipropylin, alverin, drotaverin giúp giãn các cơ ở tử cung, giảm những cơn đau do các cơ co thắt.
Nhóm thuốc điều chỉnh nội tiết tố nữ: gồm có các thành phần như estrogen, progesteron, dydrogesterone hoặc lynestrenol, điều chỉnh nội tiết tố về trạng thái cân bằng, ổn định.
Nhóm thuốc chống viêm không steroid: đây là những loại thuốc chống viêm nhiễm, dùng cho các bạn nữ chưa quan hệ tình dục.
Theo khuyến cáo cả bác sĩ nữ giới không được tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi qua bác sĩ. Chỉ dùng khi thật sự đau đớn, khó chịu. Nếu dùng thường xuyên và lạm dụng có thể gây nhờn thuốc và các tác dụng phụ nguy hiểm.
Điều trị đau bụng kinh hiệu quả bằng phương pháp Đông y
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị đau bụng kinh. Trong đó Đông y được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả mang lại hiệu quả lâu dài nhất. Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Ngoan, đau bụng kinh trong Đông y bắt nguồn từ việc mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm – Xung. Từ đó cản trở khí huyết, ứ tắc lại nên gây tình trạng đau.
Để khắc phục chứng đau bụng kinh thường sử dụng những vị thuốc thảo dược có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, tán ứ như: Trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đương quy, huyền sâm…
Tùy vào từng tình trạng bệnh và cơ địa sức khỏe của người bệnh. Mà các bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp nhất. Thường thì sau khi dùng bài thuốc chữa đau bụng kinh triệu chứng sẽ giảm rõ rệt ngay tháng đầu tiên. Tình trạng đau bụng kinh sẽ ngày càng đỡ dần và có thể chấm dứt hoàn sau khoảng 3-4 tháng áp dụng theo đúng liệu trình của bác sĩ.
Các bài thuốc Đông y sử dụng vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên sẽ giúp bồi bổ cơ thể từ bên trong. Đảm bảo an toàn, tuyệt đối không gây tác dụng phụ. Hiệu quả lâu dài và không gây tái phát sau điều trị.
Một số cách phòng tránh đau bụng kinh
Trước kia, để giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ thường áp dụng cách tự nhiên như chườm nóng, uống nước gừng… Tuy nhiên hiện nay, chị em đã sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh.
Thường xuyên dùng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, chị em có thể tham khảo qua một số cách sau đây để giúp giảm đau bụng kinh tốt hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng lành mạnh
Trước kỳ kinh 3-5 ngày, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu như sữa chua, rau củ… Tránh các thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng.
Ăn những thực phẩm chua nhẹ như salad, bắp cải muối, canh chua, nộm… đây là những món ăn hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Vận động nhẹ nhàng, đi bộ trước khi hành kinh
Trước ngày hành kinh 1, 2 ngày bạn nên đi bộ nhiều hơn để cơ thể được thoải mái. Đồng thời có thể kết hợp dùng ngải cứu, ích mẫu sắc lấy nước uống sẽ giúp giảm đau bụng kinh khi đến kỳ khá tốt.
Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín đúng cách sạch sẽ. Có quan hệ tình dục lành mạnh sẽ giúp chị em phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm phụ khoa từ đó ngăn ngừa đau bụng kinh hiệu quả.
Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn
Nếu chưa có ý định sinh con hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn. Tránh việc nạo phá thai cũng như phẫu thuật buồng tử cung.
Thăm khám phụ khoa định kỳ
Việc thực hiện khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp chị em sớm phát hiện bất thường ở cơ quan sinh dục. Nhất là các bệnh phụ khoa gây đau bụng kinh. Điển hình như, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
Ngoài ra, trong ngày hành kinh chị em không nên vận động mạnh, nên tắm nước ấm, massage bụng, uống đủ nước và bổ sung vitamin, khoáng chất… giúp hạn chế đau bụng kinh.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân đau bụng kinh và cách phòng tránh hiệu quả cho chị em. Chúc các bạn gái trải qua một kỳ kinh nhẹ nhàng và luôn khỏe mạnh.
Trả lời