• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » TOP DỊCH VỤ HAY » 10 TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ BỆNH TRẦM CẢM

10 TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ BỆNH TRẦM CẢM

14/06/2020 14/06/2020 nguyentuanhung 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

10 TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH TỰ ĐÁNH GIÁ BỆNH TRẦM CẢM

Không phải ai cũng biết được bản thân mình rất có thể bị trầm cảm trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Đây là căn bệnh không những ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe thần kinh. Thậm chí nghiêm trọng hơn hết bệnh còn dẫn đến nguy cơ tử vong. Vì vậy, trong bài viết sau đã tổng hợp 10 triệu chứng và cách tự đánh giá bệnh trầm cảm. Cùng tham khảo qua để sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời.

Table of Contents

  • Trầm cảm là gì?
  • Biểu hiện của trầm cảm
    • Về mặt cảm xúc
    • Về mặt tư duy
    • Về mặt hành vi
    • Về mặt cơ thể
  • Bảng câu hỏi tự đánh giá trầm cảm
    • Đánh giá kết quả
    • Bài viết liên quan

Trầm cảm là gì?

Trong cuộc đời sẽ có một lúc nào đó bản thân cảm thấy buồn. Thực tế cho thấy những cảm xúc buồn bã, chán nản rất bình thường. Nhất là vào những giai đoạn gặp khó khăn. Tuy nhiên, những ai không thể thoát khỏi cảm xúc này trong một khoảng thời gian dài thì rất có thể bị bệnh trầm cảm.

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc điển hình trong các rối loạn tâm thần. Bệnh gây ra cảm xúc buồn rầu, lo âu quá mức và kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc, học tập. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách.

Theo thống kê cho thấy tỷ lệ bị trầm cảm ở nữ giới chiếm ¼ và nam giới là 1/10. Tỷ lệ chung mắc bệnh trầm cảm là 15%. Không ai là miễn dịch với bệnh trầm cảm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Không phân biệt địa vị, văn hóa, quốc gia.

Có khoảng 80 – 90% bệnh nhân trầm cảm có thể được chữa trị một cách hiệu quả. Độ tuổi trung bình khởi phát trầm cảm xấp xỉ 40. Có khoảng 50% người bệnh trầm cảm khởi phát trong độ tuổi 20 – 50. Những người lớn tuổi và trẻ em cũng có thể bị trầm cảm.

Biểu hiện của trầm cảm

Về mặt cảm xúc

  • Khí sắc giảm. Người bệnh có nét mặt buồn bã. Nhiều lúc không phản ứng lại với những kích thích bên ngoài.
  • Tâm trạng luôn thấy chán nản, buồn rầu.
  • Không còn hứng thú với các hoạt động trong cuộc sống.
  • Khóc nhiều hoặc không thể khóc được.
  • Luôn có cảm giác cô đơn dù xung quanh có nhiều người.

Về mặt tư duy

  • Mất đi sự tự tin vốn có. Người bệnh tự đánh giá thấp bản thân mình. Luôn cho rằng mình không làm được gì tốt hoặc không hoàn thành được công việc được giao phó.
  • Luôn thấy mình có tội. Những trường hợp bị bệnh nặng còn có các hoang tưởng tự buộc tội bản thân.
  • Luôn suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân và mọi thứ xung quanh. Nhất là luôn bị quan về tương lai, không thấy được định hướng rõ ràng.
  • Có cảm giác rất vô vọng.
  • Bệnh nặng rất có thể nghĩ đến việc tự tử.

Về mặt hành vi

  • Phản ứng chậm chạp. Gặp nhiều khó khan ngay cả khi chỉ làm các việc đơn giản.
  • Ăn uống không ngon miệng. Không cảm thấy đói hoặc không muốn ăn uống.
  • Mất ngủ, thường xuyên giật mình thức giấc hoặc dậy rất sớm.
  • Không thể làm việc bình thường như trước.
  • Khả năng tập trung suy giảm. Ngay cả những việc nhỏ nhặt cũng không có khả năng chú ý, tập trung làm được.
  • Trường hợp nặng bệnh nhân còn có ý định tự sát.

Về mặt cơ thể

  • Thường xuyên bị đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Cảm giác dễ mệt mỏi dù chỉ làm những việc nhẹ nhàng. Toàn thân mệt mỏi nhất là vào buổi sáng.
Biểu hiện của trầm cảm
Các dấu hiệu của người bị bệnh trầm cảm

Bảng câu hỏi tự đánh giá trầm cảm

Trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết mình có bị trầm cảm hay không. Do đó họ đã không khám chữa kịp thời. Dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe.

Bảng 10 triệu chứng và cách tự đánh giá bệnh trầm cảm sau đây sẽ giúp cho bạn đánh giá được bản thân hoặc người thân xung quanh có bệnh hay không. Từ đó sớm gặp bác sĩ để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Triệu chứng Có Không
1. Rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, khó ngủ. Thường xuyên thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều?    
2. Luôn có cảm giác mệt mỏi hoặc không có năng lượng, uể oải?    
3. Ăn uống không ngon miệng. Ăn quá nhiều hoặc quá ít?    
4. Không có hứng thú hoặc không quan tâm đến sinh hoạt, công việc hoặc giải trí?    
5. Cảm giác bực bội, buồn rầu, khó chịu    
6. Có suy nghĩ chán nản, buông xuôi mọi thứ. Luôn có ý nghĩ bản thân không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân?    
7. Khả năng tập trung kém.    
8. Cảm giác bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên. Hoặc cử động và lời nói chậm chạp hơn so với bình thường.    
9. Trong 2 tuần đã có ý định tự tử hoặc muốn gây thương tích cho bản thân. Hoặc có suy nghĩ chán sống, không hài lòng với cuộc sống.    
10. Có cảm giác thường xuyên lo lắng về các rối loạn trong cơ thể mình hay không (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đau cơ, đổ mồ hôi, v.v…)    

Đánh giá kết quả

Nếu như 5 câu trả lời là “có” hoặc nhiều hơn. Rất có thể bạn đã có dấu hiệu bị trầm cảm. Hãy mang bảng trả lời câu hỏi đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị hiệu quả kịp thời. Tránh để lâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Trên đây là thông tin về 10 triệu chứng và cách tự đánh giá bệnh trầm cảm. Hãy luôn yêu thương bản thân. Xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, lạc quan để phòng tránh bệnh một cách tốt nhất bạn nhé!

Bài viết liên quan

  • ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TRẦM CẢM BẰNG ĐÔNG Y Ở ĐÂU TỐT TPHCM?
  • TOP 5 BÁC SĨ ĐÔNG Y CHỮA BỆNH TRẦM CẢM TỐT Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI
  • ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH PARKINSON BẰNG ĐÔNG Y Ở ĐÂU TỐT TPHCM?
DMCA.com Protection Status

Category: TOP DỊCH VỤ HAY Tags: Biểu hiện của trầm cảm/ Trầm cảm là gì/ triệu chứng và cách tự đánh giá bệnh trầm cảm

Previous Post: « CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Next Post: BỆNH VIỆN AN VIỆT CÓ TỐT KHÔNG? Ở ĐÂU, CHUYÊN VỀ GÌ VÀ LƯU Ý QUAN TRỌNG »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview