Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp ngày càng tăng cao báo động. Bệnh không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mà còn có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Có thể thấy viêm khớp dạng thấp: Đừng chủ quan nếu không muốn tàn phế suốt đời! Hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Table of Contents
Viêm khớp dạng thấp là gì? Ai là đối tượng mắc bệnh?
Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn có tên tiếng anh là Rheumatoid arthritis. Đây là một thuật ngữ y học dùng để chỉ bệnh lý mãn tính xảy ra do rối loạn tự miễn ở người. Bệnh gây ra các tổn thương màng hoạt dịch, lớp sụn và xương dưới sụn. Theo các thống kê cho thấy ở nước ta có khoảng 0,5 – 2% dân số mắc phải căn bệnh này. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp. Trong đó phổ biến nhất ở nhóm các đối tượng như:
- Người trung niên và người già chiếm 80%.
- Người béo phì.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sau sinh.
- Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Diễn biến của bệnh khá phức tạp do cùng lúc xảy ra ở nhiều khớp. Nhất là những người trẻ trong đổi tuổi 20 – 40 sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó các tác nhân điển hình nhất đó là do:
♦ Hệ miễn dịch bị rối loạn. Các sụn khớp nếu bị tổn thương sẽ khiến cho cơ thể tự hình thành kháng thể. Từ đó vô tình tấn công sụn, khớp dẫn đến bị viêm.
♦ Do yếu tố di truyền. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy nếu gia đình có cha mẹ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Thì con cái có nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 2 – 3 lần so với bình thường.
♦ Cơ địa của mỗi người. Giới tính hay lứa tuổi đều có mối liên hệ mật thiết đến bệnh. Có đến 70 – 80% bệnh nhân đều là nữ.
♦ Do bị béo phì. Cân nặng là yếu tố có tác động trực tiếp lên các khớp. Khi trọng lượng quá lớn sẽ gây chèn ép, tạo áp lực cho khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh.
♦ Do mắc bệnh nhiễm trùng khớp. Khi các virus, vi khuẩn xâm nhập vào khớp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng hoạt dịch, khớp.
♦ Chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Những đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống nhiều bia rượu. Phải sống trong môi trường ẩm ướt, lạnh giá. Thường xuyên bị stress sẽ tác động xấu đến miễn dịch của cơ thể. Có thể thấy cũng là nguyên nhân điển hình dẫn đến mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Tùy vào từng giai đoạn nặng nhẹ mà bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có các biểu hiện khác nhau. Cụ thể triệu chứng bệnh như sau:
Triệu chứng bệnh giai đoạn khởi phát
- Bệnh diễn ra âm ỉ, các biểu hiện đau nhức không rõ ràng. Khi bệnh nhân cử động mạnh sẽ gia tăng áp lực cho khớp khiến cơ đau dữ dội hơi. Khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ dịu đi.
- Cảm giác mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược, trì trệ trong việc cử động.
- Đổ mồ hôi, sốt nhẹ, tê bì đầu ngón chân, ngón tay trước khi xảy ra cơn đau.
- Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn này thường sẽ kéo dài vài tuần. Thậm chí kéo dài vài tháng cho đến khi chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Triệu chứng bệnh giai đoạn toàn phát
- Tại khớp xuất hiện viêm, sưng tấy, cảm giác nóng ran tại khớp.
- Cơn đau tăng nhiều về đêm (gần sáng)
- Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp có tính đối xứng đến 95%, chẳng hạn khi gối trái bị viêm, đau gối phải cũng có biểu hiện tương tự.
- Cứng khớp vào buổi sáng (90% người bệnh gặp phải).
- Bệnh kéo dài nhiều năm, có thể xuất hiện theo từng đợt. Khi bị chấn thương, nhiễm khuẩn, gặp lạnh các triệu chứng sẽ bộc phát nặng nề hơn.
- Người mệt mỏi, ăn ngủ kém, gầy sút, rối loạn dây thần kinh thực vật.
- Ngoài da xuất hiện các hạt quanh khớp bị viêm đặc biệt là khuỷu tay, xương chày; da khô, teo.
Dựa vào những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp từ đó có thể sớm nhận biết được dấu hiệu bệnh. Bên cạnh đó, thông qua việc chụp Xquang bệnh nhân có thể thấy được các triệu chứng lâm sàng. Có thể thấy được tình trạng đầu xương bị mất vôi. Phần mềm quanh khớp bị cản quang, có hình khuyết nhỏ, khe khớp hẹp. Thấy được đầu xương bị bào mòn, dính, biến dạng khớp…
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không?
Theo bác sĩ Huỳnh Thị Nhung – chuyên gia xương khớp. Hiện đang là Trưởng phòng tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn cho biết, bệnh viêm khớp dạng thấp có diễn biến khá phức tạp. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng hơn nhiều với các bệnh xương khớp khác.
Viêm khớp dạng thấp: Đừng chủ quan nếu không muốn tàn phế suốt đời! Không những khiến khớp chịu nhiều tác động. Mà bệnh còn ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh, mắt, da hay tim mạch…
- Biến chứng tại khớp
- Gây loãng xương.
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Gây biến chứng tại mắt.
- Biến chứng đến phổi, tim mạch.
Về thắc mắc viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Cũng theo bác sĩ Huỳnh Thị Nhung, căn bệnh mãn tính này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Việc chữa trị chỉ có thể khắc phục triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Khi lựa chọn được phương pháp phù hợp và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh có thể được cải thiện đến 70 – 80%, tránh tái phát hiệu quả.
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng sẽ có ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy, bệnh nhân cần phải tìm hiểu cẩn thận. Áp dụng thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số cách chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến hiện nay:
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc:
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.
♦ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) gồm 2 dạng: Nhóm ức chế chọn lọc COX-1 như Diclofenac, Piroxicam… và nhóm ức chế chọn lọc COX-2: như Celocoxib, Etoricoxib…
♦ Thuốc Corticosteroid: Prednisone, prednisolone, methyprednisolone…
♦ Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs). Bao gồm nhóm kinh điển như Methotrexate, azathioprine, sulfasalazine, cyclophosphamide… Và nhóm DMARDs sinh học.
Ưu điểm của dùng thuốc đó là mang lại hiệu quả nhanh chóng. Giảm nhanh các sơm đau nhức, giảm sung viêm tức thì giúp người bệnh vận động được thoái mái hơn.
Nhược điểm của dùng thuốc đó là giúp giảm các triệu chứng bệnh tạm thời. Thuốc không thể loại bỏ tận gốc. Chính vì vậy các triệu chứng đau nhức, viêm sưng vẫn tái phát khi ngừng thuốc. Khi lạm dùng thuốc rất dễ gây nhờn thuốc. Gặp các tác dụng phụ như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày…
Để biết được bệnh viêm khớp dạng thấp nên uống thuốc gì hiệu quả. Bệnh nhân cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp uy tín.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng phẫu thuật
Tình trạng bệnh khi phát triển nặng, điều trị bằng thuốc không có kết quả tốt. Thì trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Bao gồm các hình thức phẫu thuật như:phẫu thuật chỉnh sửa trục. Tiến hành sửa gân hoặc thay thế khớp.
Điều trị bằng phẫu thuật có ưu điểm đó là thực hiện khá nhanh. Giúp hồi phục chức năng của sụn khớp hiệu quả, giảm sung viêm, giảm đau tốt.
Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế đó là nếu bị viêm đau ở nhiều khớp thì sẽ không phải là giải pháp chữa trị tốt. Khi không còn sự lựa chọn nào bác sĩ mới yêu cầu bệnh nhân áp dụng.
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng đông y
Không giống với biện pháp Tây y, Đông y thường sử dụng các bài thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Đảm bảo lành tính, an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu. Không gây tác dụng phụ hay gây nhờn thuốc. Chính vì vậy, hiện nay nhiều người bệnh thường có xu hướng chữa bệnh bằng Đông y hơn so với Tây y.
Chữa trị bằng YHCT sẽ tập trung chủ yếu vào trừ thấp, tán hàn, khu phòng. Khai thông khí huyết, kinh mạch. Giúp giảm tình trạng viêm đau ở các khớp. Bồi bổ chức năng của gan thận. Hệ thống miễn dịch được tăng cường. Dựa vào nguyên tắc này đã có rất nhiều bài thuốc Đông y ra đời để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Chữa bệnh bằng Đông mang lại ưu điểm đó là đảm bảo an toàn. Mang lại hiệu quả chữa trị tối ưu. Chi phí điều trị khá thấp. Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này đó là người bệnh cần kiên trì sử dụng. Cần phải bỏ thời gian để đun, sắc thuốc.
Nhưng điều này sẽ không là vấn đề quá khó khăn. Bởi hiện nay nhiều đơn vị đã cải tiến thuốc. Bào chế dưới dạng viên hoàn, cao,… Rất tiện lợi và dễ sử dụng. Nên bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm chữa bệnh hiệu quả mà không lo bị bất kỳ tác dụng phụ nào.
Khám, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp ở đâu uy tín?
Để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo và tin tưởng tím đến Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn. Đây là một địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chữa bệnh bằng YHCT kết hợp cùng y học hiện đang mang lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân có nhu cầu khám chữa có thể liên qua thông tin sau:
– Địa chỉ:
- Cơ sở 1: số 1061B Cách Mạng Tháng 8, P.7, quận Tân Bình,Tp.HCM
- Cơ sở 2:số 483 Phan Văn Trị, P.5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM,
– Điện Thoại: 028 6286 0111
– Khám bệnh: 7h30 – 19h30 tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày lễ)
– Website: yhoccotruyensaigon.com
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Phòng ngừa như thế nào?
Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần phải đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng mỗi ngày. Nên chú ý một số điều sau:
♦ Không nên ăn những thực phẩm chứa chất kích thích phản ứng viêm. Điển hình như những thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
♦ Tránh ăn các loại đồ nếp. Vì thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ viêm sưng khớp. Tránh ăn các thức ăn dị ứng như ngô, sữa, tôm, cua…
♦ Tránh xa các đồ lên men, muối chua như dưa muối, cà muối.
♦ Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có ga…
♦ Thay vào đó bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Chứa nhiều trong cam, dứa, ổi… Bên cạnh đó hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu omega-3. Có trong cá thu, cá ngừ, cá hồi, bơ…Thêm vào đó là nhóm thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin. Có chứa trong xương, sụn hầm…
Để tránh tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân cần phải chú ý:
- Không vận động, làm việc nặng nhọc, khuân vác quá sức.
- Tránh bẻ khớp, thực hiện hành động gây sức ép cho các khớp.
- Hạn chế đi giày cao gót, nên đi giày, dép đế bằng.
- Tập luyện bài tập hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Tránh việc tiếp xúc với không khí lạnh và môi trường ẩm thấp.
- Điều chỉnh, giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Thực hiện giảm cân nếu trọng lượng cơ thể quá cao.
Hy vọng với thông tin về viêm khớp dạng thấp: Đừng chủ quan nếu không muốn tàn phế suốt đời! Sẽ giúp ích được cho mọi người trong việc nhận biết sớm bệnh và có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Chúc mọi người tràn đầy sức khỏe.
Trả lời