• Trang chủ
  • Về tôi
  • Điều khoản
  • Sitemap
  • Liên hệ

Nguyễn Tuấn Hùng

Blog Cá Nhân chia sẻ thông tin hữu ích

  • TOP DỊCH VỤ HAY
  • Đồ Chơi Xe Hơi
  • Sức Khoẻ
    • Cây Thuốc Dân Gian
  • Review Công Ty
  • Tài chính
Trang chủ » Cây Thuốc Dân Gian » TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

11/07/2020 27/05/2021 Nguyễn Thùy Ngoan 0 Comment

5/5 - (1 bình chọn)

 

TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trần bì là một trong những vị thuốc đông y vô cùng quen thuộc với mọi người

Trần bì là một trong những vị thuốc vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Trần bì có tính ấm, mùi thơm và vị đắng có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết và tiêu đờm, thường được dùng chữa đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa,.. và nhiều triệu chứng bệnh lý khác.

Table of Contents

  • Trần bì là gì?
  • Đặc điểm của cây quýt
  • Phân bố và thu hái quả quýt
  • Thành phần hóa học của trần bì
  • TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 
  • Một số bài thuốc từ trần bì
    • Chữa ho có đờm
    • Chữa viêm tuyến vú cấp
    • Chữa tiêu chảy
    • Trẻ bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa
    • Chữa nấc sau khi ăn
    • Chữa khô phổi, ho lâu, khô họng, đau cổ
    • Trị nứt nẻ da
    • Điều trị gan nhiễm mỡ
    • Điều trị trĩ chảy máu
    • Trị viêm phế quản cấp tính
    • Giải rượu
    • Chữa viêm đại tràng
  • Lưu ý khi dùng trần bì
    • Liều dùng sử dụng
    • Tác dụng phụ
    • Bài viết liên quan

Trần bì là gì?

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam.

TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trần bì có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam.

Đặc điểm của cây quýt

Trần bì là bộ phận vỏ của cây quýt chín vàng đã qua khâu bào chế. Cây quýt là loại cây nhỏ, thân cây dựng đứng, cành có các gai nhọn. Lá cây quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những kẽ lá. Quả màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sùi, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.

MÔ TẢ DƯỢC LIỆU:

  • Trần bì: Thường cắt thành 4 miếng, mỗi miếng phần nhiều là hình bầu dục, chỗ cuống quả liền lại, có lúc miếng vỏ tách rời ra hoặc thành xiên méo. Mặt ngoài mầu vàng đỏ hoặc nâu đỏ, có đường nhăn và điểm lõm nhỏ hình tròn, đem ra ánh sáng thấy có điểm lõm nhỏ nhưng không rõ lắm. Mềm nhưng khô thì dòn, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng phẳng. Mùi thơm, vị hơi ngọt sau đó thấy đắng, cay.
  • Quảng Trần Bì: Thường bóc thành 5 miếng, hoặc xé rời từng miếng. Mặt ngoài mầu tía nâu hoặc nâu hồng nhạt, nhiều đường nhăn, có điểm lõm hình tròn, đưa ra sáng thấy hơi thấu sang. Mặt trong mầu vàng trắng ngà, lồi lõm, có những gân xơ không đều, cũng có điểm nhỏ lõm xuống. Mềm nhũn, khó bẻ gẫy, chỗ gẫy không bằng.
TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trần bì có mùi thơm đặc biệt, dễ uống

Phân bố và thu hái quả quýt

Cây quýt được trồng rất nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc. Tại nước ta,  cây quýt được trồng rải rác các tỉnh miền Bắc và miền Nam, nhiều nhất các tỉnh: Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị,…trồng chủ yếu để ăn quả là chính.

  • Bộ phận dùng làm thuốc: Vỏ quả chín
  • Thời gian thu hoạch: Mùa xuân và đông
  • Chế biến: Theo Đông Dược Học Thiết Yếu, trần bì được bào chế theo cách như rửa sạch và phơi khô. Có thể dùng sống hoặc sao vàng. Còn theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược, trần bì đem rửa sạch nhưng rửa không lâu. Sau đó, lau và cạo sạch phía bên trong rồi thái nhỏ và phơi nắng cho đến khô. Hoặc cũng có thể tẩm mật ong hoặc muối rồi sao qua. Tùy thuộc theo bài thuốc và loại bệnh mà cách chế biến khác nhau.
  • Bảo quản: bảo quản thảo dược trần bì ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Giữ thảo dược tránh xa trẻ em và vật nuôi. Trong trường hợp cần tiêu hủy thảo dược, không vứt bỏ chúng một cách bừa bãi và tránh gây ô nhiễm môi trường.
TRẦN BÌ THẦN DƯỢC TẠI GIA KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Trần bì được dùng làm làm phương thuốc chữa các bệnh vô cùng hiệu quả

Thành phần hóa học của trần bì

Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 

Tác dụng đối với cơ trơn của ruột và dạ dày

Theo Trung Dược Học, tinh dầu trần bì có công dụng kích thích đường tiêu hóa, giúp ruột bài khí tích trệ ra ngoài một cách dễ dàng. Đồng thời giúp tăng tiết dịch vị và làm giãn cơ trơn của dạ dày và ruột.

Chống loét và kháng viêm

Thành phần hóa học chứa trong trần bì bao gồm A-Humulenol acetat và Humulene có tác dụng giống như vitamin P. Nếu đem chích Humulene vào ổ bụng của chuột nhắt với liều 170 – 250 mg/kg, giúp làm giảm tính thẩm thấy của mạch máu do Lecithin dung huyết làm tăng. Với liều 10 mg Humulene còn có công dụng kháng histamin. Còn hoạt chất A-Humulenol có tác dụng làm giảm sự điều tiết dịch vị dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Chữa bình suyễn, khu đàm

Thành phần hóa học trong trần bì được xem là thuốc kích thích niêm mạc đường hô hấp, giúp làm tăng tiết dịch và loãng đờm. Bên cạnh đó, xuyên trần bì có tác dụng làm giãn phế quản và hạ cơn hen. Sử dụng dịch cồn chiết xuất từ quất bì có thể ngăn chặn cơn co thắt phế quản ở chuột lang do histamin gây ra.

Kháng khuẩn, tiêu viêm

Trần bì có tác dụng ức chế sự sinh trường của các chủng khuẩn như trực khuẩn dung huyết hoặc ái huyết, tụ cầu khuẩn.

Công dụng đối với hệ tim mạch

Nước sắc của trần bì tươi hoặc dịch chiết của trần bì với cồn ở liều lượng bình thường có tác dụng hưng phấn tim. Nếu dùng ở liều lượng lớn có công dụng ức chế. Tiêm dịch chiết vào tĩnh mạch của chó và thỏ thấy có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng khi bơm vào dạ dày không có tác dụng trị liệu.

Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm trà uống. Liều lượng tối đa mỗi ngày 4 – 12 gram.

Xem thêm:

  • HOA HỒI VÀ TOP 15 TÁC DỤNG HIẾM CÓ TRONG DÂN GIAN
  • TỔNG HỢP 26 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH TỪ BÁN HẠ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
  • CÂY DỨA DẠI CÙNG 15 CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH KHÔNG NGỜ

Một số bài thuốc từ trần bì

Chữa ho có đờm

Dùng Trần bì, Bán hạ, Cam thảo mỗi vị 6 gram, 20 gram Đương quy, 10 gram Bạch linh cùng với 3 lát Gừng tươi. Đem một thang thuốc trên sắc cùng với nước để dùng mỗi ngày.

Chữa viêm tuyến vú cấp

Dùng 30 gram Trần bì cùng với 6 gram Cam thảo, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước để dùng.

Chữa tiêu chảy

  • Dùng Trần bì, Thương truật, Hậu phá và Cam thảo với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên trộn đều rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 4 – 6 gram cho mỗi lần dùng, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Với các vị thuốc trên có thể sử dụng ở dạng sắc lấy nước dùng.
  • Dùng 12 gram Trần bì cùng với 8 gram Sinh khương, đem hai vị thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng khi thuốc còn nóng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa

Dùng Trần bì, Chỉ thực (sao vàng) mỗi vị 40 gram cùng với 80 gram Bạch truật. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt đậu xanh. Sử dụng 50 viên cùng với nước cho mỗi lần uống, uống sau khi ăn no.

Chữa nấc sau khi ăn

Đem 30 gram Trần bì nướng lên rồi tán nhỏ, hòa một ít bột mịn trên cùng với nước để uống.

Chữa khô phổi, ho lâu, khô họng, đau cổ

  • Dùng Trần bì, Khương bán hạ mỗi vị 6 gram, 12 gram Bạch linh cùng với 4 gram Cam thảo. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước, cho hai lát gừng tươi để chống đau bụng.
  • Dùng Trần bì, Cát canh và Tô diệp mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo, sắc để lấy nước uống mỗi ngày.

Trị nứt nẻ da

Dùng một ít Trần bì đem tán thành bột mịn rồi cho thêm một ít dầu thực, trộn đều đến khi đạt độ sền sệt. Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị nứt nẻ, khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.

Điều trị gan nhiễm mỡ

Dùng Trần bì và Hoa trà mỗi vị 3 gram cùng với 5 gram Bạch linh. Đem các vật liệu trên đun lấy nước để dùng.

Điều trị trĩ chảy máu

Dùng Trần bì, Hoa hòe, Trắc bách diệp mỗi vị 4 gram; Thăng ma, Sài hồ, Cam thảo mỗi vị 6 gram; Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi vị 12 gram cùng với 8 gram Đương quy. Đem một thang thuốc trên sắc lấy nước dùng, dùng trước bữa ăn khoảng 60 phút.

Trị viêm phế quản cấp tính

Dùng 500 gram Trần bì, 1000 gram Cam thảo cùng với 125 gram Cát cánh. Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống, uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối).

Giải rượu

Dùng 30 gram Trần bì, 5 gram Sinh khương cùng với 2 quả Ô mai mơ (bỏ phần hột), đem các vị thuốc trên thái nhỏ rồi nấu cùng với nước, để nước nguội bớt rồi dùng.

Chữa viêm đại tràng

Dùng Trần bì và Vỏ cây lựu mỗi vị 15 gram cùng với 6 gram Gừng khô, đem thang thuốc trên sắc lấy nước dùng.

Lưu ý khi dùng trần bì

Liều dùng sử dụng

Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

Trong trường hợp bạn quên dùng một liều thuốc, sử dụng ngay sau khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm quên liều gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc. Không được sử dụng thêm thuốc để bù cho liều đã quên.

Không được sử dụng trần bì quá liều quy định. Việc dùng nhiều thuốc hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn đáng kể; thay vào đó có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ

Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu hoặc có dấu hiệu hạ huyết áp khi sử dụng trần bì thì khả năng cao sẽ xảy ra rủi ro khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Không sử dụng Trần bì để điều trị bệnh lý cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này hoặc các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Thực nhiệt
  • Khí hư
  • Âm hư
  • Ho khan
  • Thổ huyết

Trần bì là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Trên đây là thông tin về cây trần bì thần dược tại gia không phải ai cũng biết. Trần bì là vị thuốc thiên nhiên thường dùng phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo bác sĩ về liều, cách dùng cũng như thời gian uống, tránh trường hợp tự ý gia giảm liều lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Blog Nguyễn Tuấn Hùng

Bài viết liên quan

  • CÂY ĐẠI BI VÀ 20+ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ÍT AI BIẾT
  • CÂY TỪ BI CHỮA BỆNH GÌ? KHÁM PHÁ NGAY 15 CÔNG DỤNG THẦN KỲ
  • TOP 5 BÁC SĨ ĐÔNG Y CHỮA BỆNH QUAI BỊ TỐT Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI
DMCA.com Protection Status

Category: Cây Thuốc Dân Gian Tags: cây trần bì là gì/ tác dụng của trần bì/ trần bì/ trần bì chữa được bệnh gì

About Nguyễn Thùy Ngoan

Nguyễn Thùy Ngoan - Bác sĩ chuyên khoa I xương khớp và da liễu Đông Y. Đang làm việc tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn và tham gia xuất bản chuyên mục chuyên gia chia sẻ tại blog Nguyễn Tuấn Hùng.

Xem thêm thông tin về tôi tại: Wikipedia - Facebook - Linkedin - Twitter

Previous Post: « HOA HỒI VÀ TOP 15 TÁC DỤNG HIẾM CÓ TRONG DÂN GIAN
Next Post: CÂY HOA NHÀI VÀ 11 LỢI ÍCH CỰC TỐT CHO CƠ THỂ »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Mục quảng cáo

Y hoc co truyen Sai Gon

Van phong cho thue

TotReview