Trong suốt 13 tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính mến – đã viết nên tập thơ “Nhật kí trong tù” miêu tả chân thực khung cảnh nhà tù thực dân cũng như khoảng thời gian bị bắt giam tại đây. Trong số 134 bài thơ của tập, “Chiều tối” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thấy tình yêu nồng nàn đối với thiên nhiên, với đất nước và con người lao động. Sau đây là top 9 những dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.
Table of Contents
1. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 1
1.1 Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả: Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng vĩ đại và cũng là người cha già kính mến của đại gia đình Việt Nam. Để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, Bác đã trải qua biết bao khó khăn, gian khổ. Nhiều lần bị bắt giam, bị đày từ nhà từ sang nhà tù khác, bị tra tấn tàn bạo nhưng vẫn chưa một lần bỏ cuộc vì tương lai tươi đẹp sau này của dân tộc.
Giới thiệu đôi nét về tập thơ “Nhật kí trong tù”: Trong khoảng thời gian bị bắt giam bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch, Bác đã viết nên tập thơ “Nhật kí trong từ” gồm 134 bài thơ chữ Hán phản ánh chân thật xã hội Trung Quốc đương thời và chế độ nhà tù thực dân. Năm 1960, tập thơ được dịch sang tiếng Việt và in ấn chính thức.
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm: Là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Được sáng tác khi trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ mang dáng vẻ nơi thôn dã khi chiều tà cũng như ấp ủ ước mơ tự do, hạnh phúc cho bản thân và cả dân tộc.
1.2 Thân bài
Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều muộn
– Cánh chim cô đơn đang tìm cho mình một chốn ngủ và chòm mây cô đơn lững lờ trôi giữa khoảng trời rộng lớn => cảnh tả thực cảm nhận của người thi sĩ, kẻ tù nhân.
– Chỉ qua hai câu thơ, độc giả cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết, nồng nàn của nhà thơ. Bên cạnh đó còn là một phong thái ung dung, tự tại và lạc quan giữa cảnh tù đày.
– Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Cổ điển ở chỗ dùng hình ảnh “cánh chim” ước lệ để gợi nên khung cảnh thiên nhiên buổi chiều tà cùng tình yêu thiên nhiên, sử dụng bút pháp chấm phá tinh tế. Hiện đại ở chỗ sử dụng bút pháp tả thực giản dị nhưng chân thực, hình ảnh gần gũi, thân quen.
– Gợi ra một không gian rộng chất chứa nhiều tâm trạng cùng những khát vọng về sự tự do, hoài bão về độc lập của dân tộc, về một tương lai tươi sáng hơn.
Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống sinh hoạt
– Lấy hình ảnh trung tâm là vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động (người con gái xóm núi) đang xay ngô bên lò than. Giữa cảnh chiều tối, cô sơn nữ hiện lên làm bức tranh chiều tà thêm phần sinh động và cũng là nét đẹp cổ điển trong thơ. Vẻ đẹp bình dị, thân quen nhưng mang lại cho thi sĩ cũng như người tù nhân hơi ấm của cuộc sống, niềm vui giản dị.
– Hình ảnh bếp lửa hồng tượng trưng cho ý chí, nghị lực vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Ngọn lửa bùng lên như niềm tin về một tương lai tươi sáng.
1.3 Kết bài
Tác phẩm “Chiều tối” mang vẻ đẹp vừa cổ điển lại hiện đại. Đằng sau bức tranh thiên nhiên cũng hình ảnh người dân xóm núi sinh hoạt lúc chiều muộn là niềm ước mơ tự do, khát khao đoàn tụ và tinh thần lạc quan, ung dung trong đường chuyển lao.
2. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 2
2.1 Mở bài
Tập thơ “Nhật kí trong tù” được viết từ năm 1942 đến 1943, miêu tả chân thực xã hội Trung Quốc giai đoạn Tưởng Giới Thạch và cảnh ngục tù thực dân tàn bạo. Trong 134 bài thơ, có rất nhiều bài thơ mang dấu ấn của những khoảnh khắc trong ngày và “Chiều tối” là một trong số đó. Qua bốn câu thơ, Bác không chỉ vẽ nên khung cảnh chiều hoàng hôn êm ả, mang đậm màu sắc làng quê mà còn ẩn chứa nhiều nỗi niềm, khát vọng và thể hiện tinh thần lạc quan, luôn hướng về dân tộc.
2.2 Thân bài
Hai câu thơ đầu:
– Bắt đầu bằng những vẽ động là cánh chim và áng mây cô đơn trôi lững lờ cùng cấu trúc thơ đăng đối, nhẹ nhàng, tác giả mở ra không gian thoáng đãng khi hoàng hôn đang dần buông xuống.
– Sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh vô cùng tinh tế, mở ra không gian mang vẻ đẹp cổ điển chỉ với hai nét họa. Cảnh vật xung quanh như đang dần chìm vào trạng thái nghỉ cùng với ánh hoàng hôn chiếu rọi.
– Vẻ đẹp chiều tối làng quê còn mang vẻ đẹp ước lệ, gợi nhớ đến những cánh chim trong thơ văn trung đại.
– Sử dụng ngôn ngữ thơ hàm súc, tả cảnh mà ngụ tình, để lại trong lòng bạn đọc những dư vị lưu luyến, nhẹ nhàng và khó quên.
Hai câu thơ sau:
– Ba chữ “ma bao túc” được láy thành “bao túc ma” vẽ nên hình ảnh người thiếu nữ đang xay ngô một cách nhịp nhàng, cảm nhận được chuyển động vòng tròn. Nghệ thuật điệp liên hoàn mang lại vẻ đẹp uyển chuyển, liền mạch và vẻ đẹp mang nhạc tính.
– So với bản gốc, hình ảnh “sơn thôn thiếu nữ” được dịch thành “cô em xóm núi xay ngô tối” làm mất đi ngụ ý ban đầu của tác giả, để lộ ra ý thơ, khoảnh khắc hoàng hôn ẩn sau từng câu chữ.
– Khi xay ngôn, than đỏ rực hồng làm bừng sáng ấm áp một khoảng không đêm tĩnh lặng, thu hút ánh nhìn kẻ tù nhân. Hình ảnh đó cũng chính là đại diện cho mái ấm gia đình, cho sự đoàn tụ. Những nét đẹp vô cùng bình dị: người thiếu nữ xóm núi, bếp than hồng rực lửa, cảnh xay ngô đã mang lại tia sáng sưởi ấm cõi lòng Bác khi trên tay mang xiềng xích.
– Vẻ đẹp thôn quê chiều tối mang lại cho nhà thơ cảm hứng dào dạt, tràn đầy hồn người và tình người. Qua hai nét vẽ đã họa nên bức tranh vừa cổ điển vừa hiện đại, hòa trộn tinh tế.
2.3 Kết bài
“Chiều tối” mang vẻ đẹp cổ điển hàm súc cùng màu sắc hiện đại, giản dị. Tứ thơ vận động linh hoạt hòa lẫn cùng những nét vẽ tinh tế nhưng mộc mạc, gần gũi. Bác mượn hồn thơ “bát ngát tình” để ngầm thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương cùng những khát vọng về ngày đoàn tụ.
3. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 3
3.1 Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ đáng mến của dân tộc mà còn là nhà văn, nhà thơ xuất chúng, để lại cho đời biết bao tác phẩm tuyệt vời. Trong đó, tập “Nhật kí trong tù” là tập thơ tiêu biểu ghi chép lại xã hội Trung Quốc đương thời và khoảng thời gian Bác bị đày trong ngục tù Tưởng Giới Thạch. “Chiều tối” là bài thơ thứ 31, được viết khi Người trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
3.2 Thân bài
Hai câu đầu:
– Chỉ qua hai nét chấm phá, cảnh sắc thiên nhiên hiện lên cùng hình ảnh cánh chim và áng mây mang đậm dấu ấn thơ ca cổ điển, mở ra một không gian thoáng đãng, cao và rộng.
– Thế nhưng cánh chim của Bác lại chẳng tìm về nơi vô tận, phiêu bạt xa xôi mà lại gần gũi, giản dị hơn bao giờ hết => xen lẫn vẻ đẹp hiện đại, mới mẻ.
– Nhà thơ dường như cảm nhận được dáng vẻ mệt mỏi vào buổi chiều cuối ngày của cánh chim đang tìm chốn ngủ. Qua đó cũng cảm nhận được lòng nhân ái của Bác đối với cảnh vật xung quanh, đối với sự vật nơi hoàng hôn xóm núi.
– Đối với hình ảnh “cô vân mạn mạn” đã bị mất đi dáng vẻ lững lờ, uyển chuyển ở bản dịch, không còn chữ “cô”, sự cô độc, đơn chiếc của đám mây ở bản gốc cũng mất đi, làm khuyết đi một vần ý thơ cũng như thay đổi khung cảnh chiều tối nơi xóm núi.
– Chòm mây nhẹ nhàng trôi giữa không gian cũng như phong thái người tù nhân vẫn rất ung dung, tự tại và lạc quan dù trên tay mang nặng xiềng xích của kẻ thực dân. Tác giả mang một tinh thần thép, không để lộ ra dáng vẻ mệt mỏi.
Hai câu sau:
– Sự xuất hiện hình tượng người dân lao động nhanh chóng xua đi dáng vẻ hiu hắt của núi rừng ở hai câu thơ trên.
– Hình ảnh “Sơn thôn thiếu nữ” được dịch thành “cô em xóm núi” làm giảm đi sự tôn trọng của nhà thơ đối với hình ảnh con người, làm giảm đi giọng thơ trang trọng vốn có.
– Vẻ đẹp hiện đại ở đây chính là hình ảnh người phụ nữ hiện ra dưới tư cách một người dân lao động, mang nét đẹp mới mẻ, vô cùng giản dị, thân quen cho thấy lòng nhân đạo, trân trọng của nhân vật trữ tình đối với con người.
– Vẻ đẹp hiện đại còn biểu hiện qua nghệ thuật biểu hiện. Người tả cảnh thiên nhiên chiều tối mà không sử dụng bất kì tính từ chỉ thời gian nào nhưng khiến người đọc cảm nhận được thời gian thực mà bài thơ muốn nói đến, cảm nhận được sự chuyển từ lúc chiều tối sang tối.
– Chữ “hồng” ở cuối bài thơ được xem là nhãn tự, mang lại thần thái đặc biệt cho cả bài thơ, làm rực lên không gian, xua đi sự mệt mỏi, làm sáng lên hình ảnh người thiếu nữ xay ngô. Đó cũng chính là ánh sáng cách mạng, là sự lạc quan và niềm tin của người tù nhân.
3.3 Kết bài
Bài thơ thành công kết hợp giữa cổ điện và hiện đại, mang lại vẻ đẹp hòa trộn tinh tế, bình dị. Thể hiện tấm lòng nhân ái bao la của người tù chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh vẫn luôn ung dung, tự tại viết nên những áng thơ tuyệt bút trong cảnh tù đày.
4. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 4
4.1 Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ được nhớ đến với cương vị người lãnh tụ tài ba mà còn vì Bác để lại một kho tàng văn học đồ sộ. Trong đó không thể không kể đến tập thơ “Nhật kí trong tù” với 134 bài viết về xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch cũng như cảnh nhà tù thực dân. Song, tác phẩm “Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc ghi lại thời điểm cuối ngày khi ánh hoàng hôn buông xuống lúc Bác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo. Bài thơ còn là nỗi lòng, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người tù chiến sĩ cách mạng.
4.2 Thân bài
Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên bình dị nơi làng quê lúc chiều tối
– Cánh chim bay về tổ, áng mây cô độc lững lờ trôi giữa bầu trời mở ra khung cảnh xóm núi. Áng mây cô độc trôi cũng giống như Bác, phiêu bạt, không có nơi để trở về. Đó cũng ngầm thể hiện ước mơ tự do, khát vọng được đoàn tụ cùng người thân, cùng những đồng chí, chiến sĩ cách mạng.
– Giữa cảnh rừng núi hoang vu, trên tay và cổ còn mang nặng xiềng xích nhưng Bác vẫn giữ được tinh thần lạc quan, ung dung, tinh thần thép.
Hai câu sau: Những nét chấm phá tinh tế
– Sự xuất hiện hình ảnh “cô sơn nữ” mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động, mang dấu ấn của hiện đại và cổ điển. Nét vẽ mộc mạc, gần gũi như một điểm sáng giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ.
– Bản dịch thơ vẫn chưa lột tả được hết ý thơ ban đầu của Bác. Từ “bao túc” Bác sử dụng ở hai câu cuối thể hiện sự chuyển động tròn liên tục, hành động xay ngô tuần của cô thiếu nữ.
– Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô bên bếp lửa đang rực hồng vô cùng giản dị, gần gũi nhưng lại có sức hút lớn, gợi cho nhân vật trữ tình cũng như bạn đọc dư âm ấm áp, nhẹ nhàng như khó có thể quên.
4.3 Kết bài
“Chiều tối” mang dáng vẻ của tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người lao động. Đó còn là tinh thần thép, dáng vẻ lạc quan, ung dung đáng quý của Bác.
5. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 5
5.1 Mở bài
Bác Hồ là người có lối sống giản dị, thanh cao, trong công việc luôn nghiêm túc, chu toàn. Những điều đó thể hiện qua cuộc sống hằng ngày và trong cả những lời văn. “Nhật kí trong tù” là tập thơ nổi tiếng của Bác, được viết trong giai đoạn Tưởng Giới Thạch. “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ này, vẽ nên khung cảnh xóm núi buổi chiều tối giản dị nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm, khát khao và cũng thể hiện đức tính đáng quý của Bác.
5.2 Thân bài
Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên cao rộng
– Bác vẽ cảnh vật buổi chiều với cánh chim mệt mỏi cùng áng mây cô độc giữa khoảng trời qua phép ước lệ tượng trưng. Cảnh vật mang màu sắc pha lẫn cổ điển và hiện đại. Áng mây ở đây cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho Bác lúc đó, cô đơn, lẻ loi, trôi dạt, không còn chốn để trở về. Không chỉ vậy, hai câu thơ còn toát lên nỗi niềm ao ước sự tự do, được như cánh chim bay tự do trên trời.
Hai câu sau: Bức tranh sinh hoạt đời thường
– Trong thơ ca cổ, hình ảnh người phụ nữ luôn mang vẻ đẹp kiêu sa, vẹn toàn và số phận yếu đuối, nhiều gian khổ. Nhưng hình ảnh cô thôn nữ trong “Chiều tối” hiện lên vô cùng mộc mạc, gần gũi, đại diện cho người lao động. Vậy nên, vẻ đẹp khỏe khoắn, thân quen ấy hòa lẫn giữa hiện đại và cổ điển.
– Biện pháp điệp ngữ vòng qua các từ “ma bao túc” và “bao túc ma hoàn” gợi nên chuyển động liên hoàn, sự tuần hoàn của chuyển động tròn, của hành động xay ngô bên bếp lửa rực hồng.
– Từ “hồng” được ví như nhãn tự của bài thơ. Dù không sử dụng bất kì tính từ chỉ thời gian nhưng chỉ với từ “hồng”, độc giả không chỉ nhận ra thời điểm là chiều tối mà còn nhận ra sự chuyển giao từ chiều sang tối. Từ “hồng” như ánh sáng tô điểm cho cả bức tranh, đó cũng chính là ánh sáng của niềm tin và hy vọng, là ngọn lửa ấm áp xua tan sự mệt mỏi, cô đơn.
5.3 Kết bài
Hòa trộn hài hòa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, diễn đạt cô đọng, hàm súc kết hợp cùng bút pháp gợi mang lại những hình ảnh giản dị, thân thuộc nhưng đầy sức hút. Chỉ qua 4 câu thơ, ta vẫn cảm nhận được tinh thần thép của Bác, luôn nhìn về tương lai, suy nghĩ lạc quan dù thân mình đang đeo xiềng xích. Bên cạnh đó còn là tình yêu nồng nàn với thiên nhiên, đất nước và người dân lao động.
6. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 6
6.1 Mở bài
Trong tập thơ “Nhật kí trong tù” có vô vàn áng thơ mang vẻ đẹp hòa trộn giữa hiện đại và cổ điển, mang dấu ấn của tâm hồn người chiến sĩ yêu nước. Song, “Chiều tối có lẽ vẫn là tứ thơ độc đáo nhất.
6.2 Thân bài
Hai câu thơ đầu: Thiên nhiên rừng núi khi chiều tối
– Khung cảnh chiều tối đã từng xuất hiện trong nhiều thi liệu xưa và cũng là chút hương xưa của đất nước, là chút hoài cổ mà Bác muốn giữ lại cho mình, là sợi liên kết với cội nguồn truyền thống.
– Trong thi liệu xưa, cánh chim bay về nơi vô tận, xa xôi. Nhưng trong “Chiều tối” của Bác, cánh chim mệt mỏi cuối ngày tìm về chốn ngủ vô cùng thân thuộc, mộc mạc. Kết hợp cùng áng mây trôi một mình chậm rãi nơi khung trời rộng lớn khiến bức tranh mang vẻ đẹp của thời hiện đại và cổ điển.
– Đó cũng chính là hình ảnh của Bác lúc bấy giờ, cô đơn, trôi dạt như áng mây, bị chịu cảnh tù đày từ nhà lao này sang nhà lao khác và cũng thể hiện phong thái tự tại, tản mạn như sự trôi lững lờ của mây. Bác mong muốn được như cánh chim, muốn tìm được nơi nghỉ ngơi, xua tan sự mệt mỏi lúc đó.
Hai câu thơ cuối: Cảnh sinh hoạt rừng núi khi chiều tối
– Đã xuất hiện sự chuyển động của thời gian, từ chiều tối sang tối hẳn. Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô hiện lên trong màn đêm tỏa sáng lên với ba vẻ đẹp khác nhau. Đầu tiên là vẻ đẹp khỏe khoắn, thân thuộc của một người dân lao động chân chính, bình dị.
– Thứ hai là vẻ đẹp mới mẻ, độc đáo của người phụ nữ. Nếu như trong thơ ca xưa, người phụ nữ luôn đi đôi với câu “hồng nhan bạc phận” thì trong “Chiều tối”, người phụ nữ lại bừng lên vẻ đẹp tươi sáng, trẻ khỏe, mới mẻ vô cùng.
– Cuối cùng là sự hòa trộn giữa thiên nhiên và con người. Trong thơ xưa, thiên nhiên dường như luôn được lấy làm chuẩn mực. Thế nhưng ở đây, con người không mất hút giữa cảnh chiều tối mà xuất hiện cùng với thiên nhiên ở vị trí trung tâm, con người và thiên nhiên giao hòa cùng nhau.
– Mặc dù cả bài thơ Bác không đưa ra một ý thơ chỉ thời gian nhưng người đọc ai nấy đều cảm nhận được sự vận động của thời gian rõ ràng. Đặc biệt hơn, chữ “hồng” ở cuối bài được ví như nhãn tự, làm sáng rực cả màn đêm xóm núi. Đó cũng chính là ánh sáng ấm áp của niềm tin, của hy vọng sưởi ấm cõi lòng người tù chiến sĩ cách mạng.
6.3 Kết bài
Kết hợp tinh tế bút pháp gợi tả và bút pháp tả cảnh ngụ tình, sự pha trộn hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Bốn câu thơ của “Chiều tối” không chỉ vẽ ra khung cảnh hoàng hôn xóm núi mà còn ẩn chứa tâm hồn người chiến sĩ luôn hướng về phía trước, luôn có niềm tin về tương lai tươi sáng. Ta cũng thấy được chủ nghĩa lạc quan, tấm lòng nhân ái đáng quý của vị lãnh tụ vĩ đại – Hồ Chí Minh.
7. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 7
7.1 Mở bài
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba của dân tộc mà còn là nhà chính trị lỗi lạc, một nhà thơ đầy cảm xúc, giàu lòng nhân ái và khát vọng. Bài thơ “Chiều tối” là tứ thơ đặc trưng cho phong cách thơ ca của Người, ra đời trong khi Người bị giải lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
7.2 Thân bài
Hai câu thơ đầu:
– Cánh chim sau một ngày dài, mệt mỏi bay tìm chốn ngủ. Đám mây một mình trôi lơ lửng cũng như chính Bác, đơn độc phiêu bạt, mang nỗi buồn mênh mông, bèn tìm cánh chim và đám mây trôi làm bạn tâm giao để gửi gắm tâm tình của mình. Những tâm tình ấy là ước mơ được tự do như cánh chim, được đoàn tụ, nỗi niềm khát khao độc lập cho đất nước. Qua đó cũng thể hiện phong thái tản mạn, luôn hướng về phía trước của Bác.
Hai câu thơ sau:
– Hình ảnh thiên nhiên và con người giờ đây đã hòa quyện vào nhau. Không như trong thơ ca xưa, thiên nhiên luôn được lấy làm tâm điểm. Trong “Chiều tối”, hình ảnh người lao động – cô thôn nữ xóm núi – hòa quyện cùng thiên nhiên núi trời mang vẻ đẹp tươi trẻ, độc đáo và khỏe khoắn.
– Bức tranh sinh hoạt được hoàn thiện hơn nhờ bếp lửa rực hồng. Nhãn tự “hồng” ở cuối bài thơ như một ánh sáng ấm áp chiếu rọi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Và đó cũng như ánh sáng của niềm tin, của hy vọng về một tươi lai tươi sáng hơn sau này.
– Cả bài thơ không hề sử dụng bất kì tính từ nào chỉ thời gian nhưng đã thể hiện rất tinh tế qua những hình ảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt bình dị, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng sự vận động từ chiều tối đến tối hẳn của thời gian.
7.3 Kết bài
Lối văn của Bác không chỉ sắc sảo, chặt chẽ trong văn chính luận mà còn làm lay động lòng người bằng những áng thơ sâu sắc và bình dị. Trong tác phẩm “Chiều tối”, Bác kết hợp nhuần nhuyễn nét đẹp cổ điển và hiện đại, sử dụng bút pháp gợi cùng tả cảnh ngụ tình, phép điệp cùng những hình ảnh thân thuộc, vẽ nên bức tranh hoàng hôn xóm núi thật đẹp và cũng ẩn chứa nhiều nỗi niềm.
8. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 8
8.1 Mở bài
Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa, nhà cách mạng và đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, để lại gia tài văn học đồ sộ. Tác phẩm “Chiều tối” trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù” thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên cùng lòng nhân ái sâu sắc của Bác.
8.2 Thân bài
Hai câu thơ đầu:
– Cánh chim và áng mây trôi được vẽ nên nhờ bút pháp chấm phá chứ không hề được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết. Song, tác giả lấy không gian để gợi ra thời gian lúc chiều tà, miêu tả cánh chim lúc này đã rất mệt mỏi, chỉ muốn tìm một chốn nghỉ ngơi.
– Cánh chim và áng mây cũng chính là ẩn dụ cho Bác. Lúc này Bác đang bị giải lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo, đơn độc vô cùng như đám mây trên trời, chỉ muốn như cánh chim tự do sải cánh, tìm một chốn nghỉ chân, xua tan mệt mỏi. Thế nhưng chữ “cô” ở bản gốc sau khi được dịch thành “chòm” đã phần nào đánh mất đi tâm trạng cũng như y thơ ban đầu.
Hai câu thơ sau:
– Bối cảnh bây giờ đã là không gian sinh hoạt của người dân xóm núi. Con người lao động lúc này được lấy làm trung tâm mà cụ thể ở đây là cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa rực hồng. Hình ảnh giản dị, mộc mạc nhưng mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tươi mới, độc đáo và có sức hút lớn. Sự pha trộn giữa nét đặc trưng trong thơ ca cổ và hình ảnh mới mẻ, tạo nên áng thơ độc đáo, hài hòa.
– “Ma bao túc”, “bao túc ma” gợi cho ta về sự chuyển động liên tục của cối xay ngô, mở ra vận động tròn tuần hoàn.
– Nhãn tự “hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ giúp người đọc cảm nhận được sự vận động của thời gian. “Hồng” còn là ánh sáng ấm áp, mộc mạc, ánh sáng xua tan đi mệt mỏi, ánh sáng của hy vọng, của niềm tin và của cách mạng, biểu tượng cho cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc.
8.3 Kết bài
Bài thơ “Mộ” (Chiều tối) của Hồ Chí Minh mang màu sắc cổ điển pha lẫn hiện đại, ngôn từ giản dị, giàu sức gợi, tứ thơ mới mẻ và độc đáo. Bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt đời thường hiện lên đầy sức hút. Ta cũng thấy được đức tính kiên cường, tinh thần thép, luôn lạc quan kể cả trong cảnh tù đày và tình yêu nồng nàn với thiên nhiên, đất nước cùng lòng nhân ái đáng quý của Bác.
9. Dàn ý chi tiết phân tích tác phẩm “Chiều tối” số 9
9.1 Mở bài
Bác đã từng giãi bày bàn chẳng ham làm thơ, nhưng trong lúc chịu cảnh ngục tù, chỉ có thơ ca mới đủ để Bác nói lên nỗi lòng mình. Chính vì vậy mà tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời miêu tả chân thực cảnh nhà tù thực dân thời Tưởng Giới Thạch. Trong đó, “Mộ” (Chiều tối) là tác phẩm làm bật tinh thần thép của người tù cách mạng, được viết khi Bác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
9.2 Thân bài
Hai câu thơ đầu:
– Cánh chim là thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ, thường mang lại cảm giác tự do, phiêu bạt. Thế nhưng cánh chim trong “Chiều tối” lại mang đến cảm giác thân thuộc, giản dị khi nó đang mệt mỏi tìm cho mình một chốn ngủ vào lúc cuối ngày cũng giống như Bác mong ước một nơi dừng chân sau chặng đường dài của mình.
– Áng mây trôi đơn độc trên bầu trời lại là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Giống như đám mây kia, Bác một mình bị bắt giam nhiều năm liền, cuộc đời phiêu bạt như vậy. Bức tranh thiên nhiên bây giờ không chỉ là vẻ bề ngoài mà còn là tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Hai câu thơ cuối:
– Con người trở thành tâm điểm của bức tranh. Dáng vẻ người thiếu nữ đang xay ngô vô cùng chân thực, bình dị nhưng lại tỏa sáng một vẻ đẹp của tuổi trẻ, của sức sống căng tràn và sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên bao la, rộng lớn.
– Sử dụng bút pháp dùng ánh sáng để tả bóng tối, sử dụng hình ảnh lò than hồng để mở ra không gian tối hẳn. Song, từ “hồng” cũng mang dấu ấn khi hiện đại khi xuất hiện như một tia sáng sưởi ấm cõi lòng người tù nhân cách mạng. Ánh sáng ấy rực lên như ngọn lửa của niềm tin, của ý chí về một tương lai tốt đẹp phía trước. Ấy phải chăng cũng là biểu tượng cho ánh sáng của cách mạng.
9.3 Kết bài
Thông qua thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn từ hàm súc cùng bút pháp gợi tả chân thực Bác đã tạo nên sự đan xen hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Song, đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên chiều tối cùng nét đẹp người lao động. Cùng với đó là mong ước về một tương lai phía trước, dáng vẻ ung dung, tự tại và tình yêu mãnh liệt đối với những điều thân thuộc và giản dị.
Trả lời